Charlemagne là một vị vua nổi tiếng với danh hiệu “người cha của châu Âu” với lãnh thổ cai trị rộng lớn khủng khiếp. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 13 bí mật thú vị về vị vua này nhé.

1. Cha ông không phải thành viên hoàng gia

Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)
Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)

Cha của Charlemagne – Pepin III hay Pepin Lùn – là thị trưởng cung điện (người quản lý triều đình). Pepin trở thành vua vào năm 751, ba năm sau được chính thức xức dầu bởi giáo hoàng và cai trị cho đến năm 768.

2. Em trai của Charlemagne qua đời ngay sau khi trở thành người đồng cai trị với ông

Sau khi Pepin III qua đời, Charlemagne chia sẻ quyền lực với em trai mình là Carloman. Tuy nhiên hai người có vẻ không hòa thuận khi Carloman cố tình làm suy yếu quyền lực của Charlemagne bằng cách từ chối hỗ trợ đàn áp một cuộc nổi dậy ở Aquitane. Sau đó, Carloman đột ngột qua đời vào năm 771.

Nguyên nhân chết của Carloman là một điều bí ẩn. Giả thuyết phổ biến nhất là ông chết vì chảy máu cam với nguyên nhân là bệnh loét dạ dày tá tràng. Sau khi Carloman chết, Charlemagne đã thu nạp toàn bộ đất đai và quyền lực của Carloman và trở thành vị vua duy nhất của người Frank.

3. Ông được coi là cha đẻ của châu Âu

13 sự thật về Charlemagne - vị vua đầu tiên của người Frank ấn tượng BlogAnChoi Charlemagne hấp dẫn hoàng gia hoàng tộc khám phá lịch sử người Frank nổi tiếng thế giới thông tin thú vị Top 10 vua
Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)

Vào thời điểm qua đời vào năm 814, vương quốc của Charlemagne bao gồm phần lớn vùng Tây Âu và Trung Âu. Từ sau đế chế La Mã, phần lớn lục địa này chưa từng được kiểm soát bởi một người cai trị. Vì sự thống nhất này mà Charlemagne được gọi là cha đẻ của châu Âu .

Qua nhiều thế kỷ, cái tên Charlemagne đã gắn liền với sự thống nhất châu Âu, dù thông qua các sáng kiến ​​hòa bình như Liên minh châu Âu hay chiến tranh. Ví dụ, Napoléon Bonaparte, người có ước mơ tạo ra một đế chế của riêng mình, đã tuyên bố vào năm 1806: “Je suis Charlemagne” – “Tôi là Charlemagne”.

4. Việc lên ngôi hoàng đế là một điều bất ngờ đối với Charlemagne

Giáo hoàng Leo III đã đưa Charlemagne lên ngôi vị hoàng đế trong thánh lễ Giáng sinh năm 800. Charlemagne đã đến Rome vài tuần trước đó theo yêu cầu của giáo hoàng, nhưng theo lời kể của nhiều, bao gồm cả học giả triều đình Einhard, ông không hề mong đợi vai trò mới này và chỉ nhận ra chuyện gì đang xảy ra khi giáo hoàng đội chiếc vương miện hoàng gia lên đầu mình.

Lễ đăng quang này đã công nhận Charlemagne là người cai trị của đế chế La Mã Thần thánh với tham vọng đạt được các thành tựu quân sự và văn hóa vượt xa đế chế La Mã ngoại giáo. Nó cũng thông báo cho kẻ thù của Charlemagne rằng sự thống trị của ông đối với Tây Âu đã được nhà thờ công nhận.

5. Âm nhạc tôn giáo phát triển mạnh mẽ dưới triều đại của ông

Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)
Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)

Charlemagne yêu thích âm nhạc nhà thờ, đặc biệt là âm nhạc của Rome. Theo yêu cầu của ông, giáo hoàng Hadrian I đã cử các tu sĩ từ Rome đến triều đình Aachen để hướng dẫn dàn hợp xướng trong nhà thờ của ông vào năm 774. Sự kiện này đã giúp lan rộng sức ảnh hưởng của thánh ca Gregorian truyền thống qua các nhà thờ Frankish.

Năm 789, Charlemagne cũng ban hành một sắc lệnh cho các giáo sĩ trong đế chế của mình, hướng dẫn họ học (và hát đúng cách) thánh ca La Mã. Các trường âm nhạc cũng được thành lập dưới triều đại của Charlemagne, và các tu sĩ chép nhạc đã giúp bảo tồn thánh ca Gregorian cho đến ngày nay.

6. Phần lớn những gì chúng ta biết về thời cổ đại là nhờ Charlemagne

Charlemagne là người ủng hộ Cơ đốc giáo, nhưng ông cũng rất tôn trọng nền văn hóa ngoại giáo cổ xưa. Ông coi đế chế của mình là người kế thừa trực tiếp vinh quang của thế giới La Mã.

Các học giả thời Phục hưng Carolingian đã phát hiện và bảo tồn rất nhiều đồ cổ. Trong các chiến dịch của người Frank, binh lính sẽ mang về văn học Latinh cổ cùng với các chiến lợi phẩm khác. Các tu sĩ Carolingian đã tỉ mỉ sao chép những văn bản cũ này thành các tập mới, giúp bảo tồn Cicero, Pliny the Younger, Ovid và Ammianus Marcellinus. Ngay cả sau triều đại của Charlemagne, các tu viện châu Âu này vẫn cống hiến cho việc bảo tồn văn học và kiến ​​thức Latinh.

7. Tiền được thống nhất trong đế chế của ông

Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)
Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)

Khi Charlemagne chinh phục Tây Âu, ông nhận ra sự cần thiết của một loại tiền thống nhất. Thay vì sử dụng nhiều loại tiền vàng khác nhau, chính phủ của ông đã sản xuất và phổ biến tiền đúc bằng bạc trên khắp đế quốc – loại tiền tệ chung đầu tiên trên lục địa kể từ thời La Mã.

Hệ thống tiền này chia một bảng bạc Carolingian nguyên chất thành 240 miếng – nó thành công đến mức Pháp vẫn giữ hệ thống này cho đến tận Cách mạng Pháp.

8. Charlemagne mặc trang phục thông thường

Charlemagne có chiều cao từ 1m78 đến 1m93, cao hơn chiều cao trung bình của nam giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông không hề phô trương điều đó trong trang phục mà chỉ mặc quần áo bình thường của người Frank với chiếc áo choàng màu xanh bên ngoài áo dài, áo sơ mi vải lanh và quần ống dài. Thứ phụ kiện duy nhất mà ông luôn đeo là một thanh kiếm vàng hoặc bạc trên thắt lưng, trong những dịp đặc biệt, ông sẽ đeo một thanh kiếm nạm ngọc.

9. Ông có nhiều vợ và nhiều con

Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)
Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)

Trong suốt những năm chinh chiến khắp châu Âu, Charlemagne đã kết hôn với 5 người phụ nữ khác nhau và có quan hệ với nhiều thê thiếp. Ông là cha của khoảng 18 đứa con và luôn ủng hộ việc học hành của cả con trai và con gái.

Ông không cho phép con gái mình kết hôn vì những cuộc hôn nhân này sẽ nâng cao địa vị của gia đình chồng họ lên quá mức.

10. Thất bại lớn nhất của ông đã được bất tử trong thơ ca

Chiến dịch chinh phục Tây Ban Nha đầu tiên của Charlemagne là một thảm họa, đỉnh điểm là thất bại quân sự lớn duy nhất của ông.

Sau khi quân đội của ông tiến vào bán đảo Iberia vào năm 778, Sulaiman Ibn al-Arabi ở Barcelona đã hứa sẽ để Cơ đốc giáo truyền bá vào lãnh thổ Hồi giáo. Khi tới Zaragoza, thống đốc Hussain Ibn al-Ansari đã chống lại người Frank, đàm phán và cuối cùng dùng vàng để đổi lấy sự rút lui của người Frank. Charlemagne chấp nhận và rời đi, khi họ di chuyển qua đèo Roncevaux đầy cây cối rậm rạp ở Pyrenees, Charlemagne bị phục kích bởi người Basques. Vì không quen với chiến trường đồi núi nên người Frank bị áp đảo và hi sinh rất nhiều.

11. Hiện nay tên của ông có nghĩa là “vua”

Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)
Charlemagne được coi là cha đẻ của châu Âu (Ảnh: Internet)

Tên riêng của Charlemagne ( Karl trong tiếng Đức) được cha mẹ ông đặt để vinh danh ông nội ông, Charles Mantes.

Hiện nay các biến thể của tên Karl mang nghĩa “vua” ở nhiều vùng khác nhau. Từ Král của Séc, Król của Ba Lan, Karalius của Litva đến Karalis của Latvia, các ngôn ngữ trên khắp châu Âu đều có dấu vết ảnh hưởng của ông trong từ mang nghĩa “vua”. Danh tiếng của Charlemagne cũng đã khiến cái tên Charles trở nên phổ biến trên phần lớn châu Âu.

12. Ông ra lệnh thảm sát và trở thành hình ảnh tuyên truyền của Đức Quốc xã

Trong ba thập kỷ, Charlemagne đã gây chiến chống lại người Saxon ở vùng tây bắc nước Đức ngày nay. Dưới sự cai trị của ông, bất kỳ thành viên nào của bộ tộc Đức ngoại đạo không chuyển sang Cơ đốc giáo cũng đều bị xử tử. Nổi tiếng nhất là vào năm 782, ông ra lệnh xử tử khoảng 4500 người Saxon.

Vụ thảm sát này càng trở nên nổi bật trong thế kỷ 20, sau khi Đức Quốc xã xây dựng một tượng đài bằng đá vào năm 1935 để tưởng nhớ các nạn nhân. Charlemagne bị coi là kẻ thù của văn hóa truyền thống Đức và là tấm gương về những tệ nạn của Giáo hội Công giáo. Khoảng 4500 viên đá đã được dựng lên tại địa điểm được cho là người Saxon đã bị giết. Tuy nhiên, việc quỷ hóa Charlemagne chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đến năm 1942, Đức Quốc xã đã tổ chức lễ kỷ niệm 1200 năm ngày sinh của ông như một biểu tượng cho sự vượt trội của nước Đức. Các đơn vị tình nguyện viên người Pháp phục vụ trong lực lượng Schutzstaffel (SS) của Đức trong thế chiến thứ hai được đặt tên là trung đoàn Charlemagne.

13. Đế chế sụp đổ sau cái chết của Charlemagne

Charlemagne qua đời năm 814 và đế chế của ông cũng không tồn tại lâu. Người con hợp pháp duy nhất còn sống của Charlemagne là Louis the Pious – qua đời vào năm 840. Truyền thống của người Frank là chia đều quyền lực cho những người thừa kế nam nên đế chế đã bị ba người con trai của Louis chia cắt. Ba vương quốc này tiếp tục tan rã cho đến khi Charles III bị lật đổ vào năm 887, lúc đó phần lớn quyền lực của Carolingian đã không còn.

Chưa đầy một thế kỷ sau khi ông qua đời, đế chế của Charlemagne cũng chỉ còn là lịch sử.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

So sánh màn ảnh Trung - Hàn dạo gần đây: Dàn trai Hàn chiếm hết spotlight của mạng xã hội

Màn ảnh xứ Hàn thời gian gần đây đã chiêu đãi khán giả "bữa tiệc nhan sắc" chất lượng khi liên tục ra mắt các nam diễn viên điển trai khiến nhiều "mọt phim" phải mê mệt. Nổi bật trong đó phải kể đến Song Kang của Chàng Quỷ Của Tôi hay Bae In Hyuk trong Cô Dâu Xuyên ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận