Chiếc xe ô tô cũ của bạn không được trang bị Wi-Fi khiến bạn thấy khó chịu và ảnh hưởng tới công việc? Đừng lo vì công nghệ ngày nay đã có nhiều cách để cung cấp mạng Wi-Fi liên tục trong xe với chi phí tiết kiệm và tiện ích cho người dùng. Hãy cùng xem cách làm như thế nào nhé!

1. Phát sóng Wi-Fi bằng điện thoại

Chắc chắn những người sử dụng xe ô tô đều có điện thoại thông minh, do đó cách dễ nhất và rẻ nhất để có mạng Wi-Fi trong xe ô tô là dùng điện thoại như một điểm phát sóng – hotspot.

Phát sóng Wi-Fi bằng điện thoại trong xe ô tô (Ảnh: Internet)
Phát sóng Wi-Fi bằng điện thoại trong xe ô tô (Ảnh: Internet)

Dùng điện thoại để phát sóng Wi-Fi sẽ cho phép bạn sử dụng máy tính bảng, máy nghe nhạc MP3 và các thiết bị khác có khả năng kết nối Wi-Fi thông qua mạng tạm thời này. Nói cách khác, điện thoại sẽ hoạt động giống như modem và router kết hợp với nhau.

Tùy theo dòng điện thoại, bạn có thể bật tùy chọn phát sóng Wi-Fi ngay trong phần cài đặt của điện thoại hoặc cài ứng dụng chuyên biệt. Hầu hết điện thoại ngày nay đều có tính năng phát sóng trong menu Cài đặt nhanh, bạn có thể mở bằng cách vuốt màn hình từ trên xuống.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cực kỳ đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể bật phát sóng Wi-Fi chỉ với vài thao tác trên điện thoại và cũng không cần mua thêm dữ liệu mạng. Tuy nhiên nhược điểm là hao pin và tốn dữ liệu mạng, thậm chí điện thoại có thể bị nóng khi kết nối với nhiều thiết bị cùng lúc.

Lưu ý rằng cách này cũng không dùng được khi bạn đi du lịch nước ngoài, và số lượng thiết bị có thể kết nối với Wi-Fi phụ thuộc vào dòng điện thoại cũng như thông lượng dữ liệu của mạng. Ngoài ra một số dịch vụ dành riêng cho ô tô không thể kết nối với mạng Wi-Fi được phát từ điện thoại.

2. Thiết bị phát sóng Wi-Fi di động

Nếu bạn muốn có mạng Wi-Fi liên tục nhưng vẫn nghe gọi điện thoại bình thường thì không nên dùng cách trên, vì các cuộc gọi được thực hiện bằng sóng di động sẽ cản trở sóng Wi-Fi kết nối Internet. Thay vào đó, bạn có thể mua thiết bị phát sóng chuyên dụng hay còn gọi là băng thông rộng di động. Đây là thiết bị cho phép kết nối internet không gián đoạn ở bất cứ đâu trong vùng phủ sóng di động của bạn.

Thiết bị hotspot phát sóng Wi-Fi di động (Ảnh: Internet)
Thiết bị hotspot phát sóng Wi-Fi di động (Ảnh: Internet)

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thiết bị phát sóng Wi-Fi di động khác nhau. Về cơ bản, chúng có khả năng kết nối dữ liệu mạng di động giống như điện thoại, tạo ra một mạng không dây mà bạn có thể kết nối các thiết bị khác vào. Tuy nhiên chúng không thể thay thế tất cả mọi chức năng thông thường của điện thoại thông minh.

Có nhiều gói dữ liệu mạng khác nhau dành cho thiết bị phát sóng Wi-Fi di động, thậm chí bạn có thể sử dụng chúng bên ngoài ô tô như khi mua sắm trong trung tâm thương mại hoặc du lịch trên bãi biển. Nguồn năng lượng được cung cấp qua cáp USB, không cần dùng pin.

Một ưu điểm của thiết bị này là rất dễ cài đặt ban đầu và có tính năng bảo mật tăng cường, hơn nữa có thể kết nối nhiều thiết bị mà không bị giảm hiệu suất. Nhược điểm là phải đăng ký gói dữ liệu riêng và phải thiết lập tính năng kết nối hotspot trên PC khi mới sử dụng lần đầu. Tóm lại, nếu bạn thường xuyên di chuyển và cần có mạng Internet mọi lúc mọi nơi thì thiết bị phát sóng Wi-Fi di động là lựa chọn lý tưởng.

3. Thiết bị OBD-II

Nếu bạn muốn có một giải pháp lâu dài để phát sóng Wi-Fi trong xe ô tô thì các phụ kiện Wi-Fi dành cho xe như Cổng chẩn đoán trên xe (OBD-II) là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên các thiết bị hoạt động dựa trên công nghệ chẩn đoán USB-II yêu cầu phải có SIM 4G LTE và gói dữ liệu mạng từ dịch vụ di động.

Cổng OBD-II trên xe ô tô (Ảnh: Internet)
Cổng OBD-II trên xe ô tô (Ảnh: Internet)

Một số hệ thống Internet Wi-Fi OBD-II bao gồm nhiều hơn một thiết bị lắp đặt với nhau. Ví dụ: hệ thống Wi-Fi trên ô tô Verizon Hum bao gồm đầu đọc USB, loa Hum và ứng dụng chuyên biệt trên điện thoại để kiểm soát vận hành.

Thiết bị Wi-Fi này sẽ hoạt động khi có nguồn điện cấp vào cổng OBD-II, do đó khi tắt máy xe thì sẽ mất sóng Wi-Fi. Việc cài đặt ban đầu rất dễ dàng, chỉ cần cắm thiết bị vào cổng OBD-II của xe.

Đây cũng là phương pháp thường dùng để chẩn đoán mạng máy tính. Các xe ô tô ở Mỹ đã được trang bị cổng OBD-II từ năm 1996, thường nằm ở phần bên trái của vô lăng, phía dưới bảng điều khiển. Nếu không thấy thì có thể nó nằm dưới lớp vỏ bảo vệ hoặc ở sau chốt nào đó. Nếu xe của bạn không có cổng OBD thì có thể đến các cửa hàng ô tô để yêu cầu kỹ thuật viên lắp đặt.

Ưu điểm của phương pháp này là cho phép nhiều thiết bị truy cập dữ liệu mạng di động, tạo ra mạng Wi-Fi cục bộ, theo dõi vị trí xe thời gian thực, lịch sử vị trí và cung cấp mạng cho bộ điều khiển động cơ (ECU) hoặc mô-đun điều khiển nguồn (PCM).

4. Lắp đặt modem và router không dây với mạng 4G LTE

Với hệ thống modem và router không dây được lắp trong xe, bạn sẽ luôn có mạng Wi-Fi để sử dụng lâu dài và ổn định mỗi khi lên xe. Tuy nhiên đây cũng là cách tốn kém nhất và khó thay đổi linh động so với các phương pháp khác.

Quá trình lắp đặt và tháo gỡ khá đơn giản nhưng có thể cung cấp mạng Wi-Fi mạnh hơn và tốt hơn so với dongle và các thiết bị di động. Bạn cũng có thể sử dụng cổng Ethernet và ổ cắm USB của modem cho những việc khác.

Modem 4G LTE (Ảnh: Internet)
Modem 4G LTE (Ảnh: Internet)

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể kết nối mạng cho tất cả mọi thiết bị như laptop, điện thoại, máy tính bảng và máy nghe nhạc MP3. Hơn nữa bạn có thể lắp đặt các router cũ để tiết kiệm chi phí.

5. Gói dữ liệu mạng Wi-Fi dành cho ô tô

Một số nhà mạng hiện nay có cung cấp các gói dữ liệu và thiết bị đặc biệt để phát sóng Wi-Fi trên xe.

SyncUP DRIVE của T-Mobile

Không chỉ giúp ô tô hoạt động thông minh hơn, thiết bị này cũng có khả năng biến chiếc xe thành điểm phát sóng Wi-Fi hỗ trợ mạng 3G, 4G và 4G LTE, cho phép kết nối tối đa 5 thiết bị. Ở thời điểm hiện tại, mức giá lắp đặt dịch vụ này là 96 USD chưa bao gồm gói dữ liệu và được cung cấp cho nhiều dòng xe khác nhau, vì vậy bạn nên kiểm tra xe của mình có được hỗ trợ hay không.

Kết nối Wi-Fi của Toyota

Dịch vụ này chỉ dành riêng cho người dùng xe Toyota nhưng không giới hạn ở người dùng mạng AT&T, kể cả khi đang dùng mạng di động khác thì bạn vẫn có thể đăng ký với mức giá khởi điểm là 25 USD, hỗ trợ tối đa 5 thiết bị kết nối Wi-Fi trong xe.

OnStar

OnStar là nhà cung cấp dịch vụ an toàn cho ô tô, ngoài ra còn hỗ trợ kết nối Internet trong xe bằng mạng Wi-Fi, áp dụng cho các dòng xe của General Motors, Buick, Chevrolet và Cadillac. Mức giá dao động từ 24,99 USD đến 49,99 USD.

Tóm lại: Cách nào tốt nhất để có mạng Wi-Fi trong ô tô?

Mỗi phương pháp trên đều có ưu nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều tốn tiền dù ít hay nhiều. Nếu muốn sử dụng Wi-Fi miễn phí trong xe ô tô, cách tốt nhất là hãy đậu xe ở nơi có mạng công cộng như trường học, quán cà phê, nhà hàng, cơ quan nhà nước, thư viện công.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Vũ trụ ảo metaverse: Cơ hội và thách thức cho tương lai

Metaverse là một thuật ngữ được dùng để chỉ một không gian ảo liên kết với thế giới thực, nơi mà người dùng có thể tương tác, trải nghiệm và sáng tạo một cách tự do. Metaverse được coi là một xu hướng công nghệ đột phá trong thập kỷ này, với nhiều ứng dụng tiềm năng trong giáo ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận