Trong số những bệnh lý gây nhiều phiền toái và khó chịu nhất chắc hẳn phải nói đến nấm da đầu. Đây là bệnh không nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng lại gây khó chịu rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để giải quyết được tình trạng này? Cùng tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu của nấm da đầu như thế nào?

Tình trạng nấm da đầu có thể xuất hiện ở mọi loại da đầu, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những dấu hiệu điển hình nhất của nấm da đầu bao gồm:

Da đầu xuất hiện gàu

Bã nhờn có trên da đầu được sản xuất ra nhiều hơn khi nấm xâm nhập, từ đó khiến gàu xuất hiện nhiều hơn do vảy gàu bị ướt và thường không phải ai cũng quan tâm đến tình trạng này.

Da đầu có dấu hiệu xuất hiện gàu (Nguồn: Internet)
Da đầu có dấu hiệu xuất hiện gàu (Nguồn: Internet)

Chính vì vậy, khi cảm thấy gàu xuất hiện nhiều, cách tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được khám, kiểm tra và điều trị nấm một cách triệt để, tránh nấm lây lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến da đầu.

Tóc rụng nhiều

Rụng tóc không kiểm soát gây ra tình trạng hói đầu, nguyên nhân do viêm da ở vùng đầu. Đây là giai đoạn muộn, khi người bệnh đã bị nấm xâm nhập khoảng gần 1 tháng. Nếu không có biện pháp điều trị nấm và phục hồi các nang tóc bị tổn thương thì rất khó để mọc lại tóc như bình thường.

Nguyên nhân gây ra nấm da đầu là gì?

Hầu hết nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên để da đầu bị ướt, ẩm, từ đó gây ra các mảng gàu, nấm, dẫn đến ngứa ngáy. Nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nang tóc.

Ngoài ra còn có một số yếu tố từ bên ngoài tác động tạo thuận lợi cho nấm xâm nhập vào da đầu. Những yếu tố đó bao gồm:

  • Thói quen sinh hoạt không tốt: Không gội đầu hoặc tóc chưa khô đã nằm là những thói quen tưởng như bình thường nhưng lại gây ra nhiều hạu quả cho da đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm ký sinh trên da đầu gây ra gàu và rụng tóc.
  • Chăm sóc da đầu không tốt: Massage da đầu là một phần rất quan trọng khi gội đầu, giúp loại bỏ bụi bẩn từ hoạt động thường ngày bám vào da đầu. Không nên gãi quá mạnh khiến cho da đầu bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập vào các vết xước đó.
  • Bị lây nấm từ người khác: Sử dụng các đồ dùng như quần áo, khăn lau đầu, gối, chăn, chiếu,… của người khác đang trong quá trình điều trị nấm hoặc đang bị nấm sẽ rất dễ bị lây nấm cho bản thân. Vì vậy phải rất thận trọng và quan sát trước khi sử dụng đồ của người khác.
  • Lây qua nước: Nước dùng để gội đầu hàng ngày nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra nấm da đầu.

Phương pháp điều trị nấm da đầu tại nhà

Diệt nấm bằng những nguyên liệu tự nhiên là cách thông dụng nhất được nhiều người lựa chọn, giúp tiết kiệm tri phí, hiệu quả cao và đơn giản dễ làm tại nhà.

Điều trị nấm bằng giấm ăn (Nguồn: Internet)
Điều trị nấm bằng giấm ăn (Nguồn: Internet)
  • Giấm ăn: Đây là phương pháp giúp giảm gàu, giảm ngứa hiệu quả. Giấm ăn pha loãng vừa giảm ngứa vừa có thể tẩy tế bào chết cho da đầu sạch hơn.
Chanh hỗ trợ làm sạch nấm da đầu (Nguồn: Internet)
Chanh hỗ trợ làm sạch nấm da đầu (Nguồn: Internet)
  • Chanh: Nước cốt chanh pha với nước ấm massage lên tóc, để yên khoảng 15 phút rồi gội sạch lại với nước. Axit tự nhiên trong nước cốt chanh có khả năng kháng khuẩn cũng như tiêu diệt nấm trên da đầu rất hiệu quả, an toàn, giúp làm sạch nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến da đầu.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Medlatec

Xem thêm

Bệnh tiểu đường: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ mắc bệnh, cách điều trị và phòng ngừa

Tiểu đường là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi cơ thể có những triệu chứng liên tục và kéo dài như tiểu nhiều, khát nước, vết thương lâu lành,... thì nên đi khám bác sĩ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tiểu đường.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận