Bphone là sản phẩm chiến lược của BKAV để “lấn sân” vào thị trường di động. Trải qua 2 thế hệ với những thay đổi không nhỏ, liệu Bphone có thể hoàn thành xứ mệnh là một chiếc điện thoại Việt dành cho người Việt? Bphone là sự cố gắng hay ảo tưởng của BKAV?

bphone
Bphone thế hệ đầu tiên và bphone 2 (Nguồn: Internet)

Bphone thực sự đã tạo ra một cơn sốt khi một công ty công nghệ thuần Việt đầu tư và sản xuất điện thoại mang thương hiệu Việt. Chiếc điện thoại này nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng khi nó ra mắt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn Bphone nhanh chóng đi vào quên lãng. Tại sao lại như vậy?

Cách xuất hiện của Bphone

Năm 2015, khi chiếc Bphone thế hệ đầu tiên ra đời người ta liên tưởng đến sự kiện ra mắt của chiếc Iphone 4 của Apple. Từ ngôn ngữ thiết kế, định vị phân khúc sản phẩm cho đến cách đặt tên Bphone, BOS… cũng có rất nhiều điểm tương đồng với tượng đài công nghệ Apple. Điều này cho thấy tham vọng không nhỏ của BKAV.

Không chỉ dừng lại ở đó, lễ ra mắt hoành tráng cùng với những phát ngôn gây sốc có phần khoe khoang quá mức đã tạo ra một sự phản cảm nhất định. Lẽ dĩ nhiên nếu Bphone tốt “không thể tin được” như những gì mà ông Quảng nói thì mọi chuyện đã khác.

Bphone-2
Bphone mang ngôn ngữ thiết kế phẳng (Nguồn: Internet)

Năm 2017, Bphone 2 được trình làng một cách lặng lẽ và khiêm nhường hơn. Nó cho thấy thái độ cùng sự định vị đúng mực của BKAV cũng như sự thay đổi tích cực của hãng. Lần này sự xuất hiện của Bphone không gây được nhiều sự quan tâm như Bphone thế hệ đầu tiên.

Bphone có gì để “mặc cả” với người tiêu dùng?

Khi Bphone được giới thiệu, BKAV nói rất nhiều cái “nhất” mà chỉ sản phẩm của mình có được. Như điện thoại đẹp nhất, âm thanh tốt nhất, chụp ảnh đẹp nhất… Tuy nhiên những cái đó liệu có đủ để “mặc cả” với người tiêu dùng Việt?

Nền tảng BOS

Nền tảng BOS được BKAV nhấn mạnh về sự ưu việt trong trải nghiệm như độ mượt mà bà thân thiện với người dùng. Xét cho cùng BOS cũng chỉ là một bản tùy biến của hệ điều hành Android mà thôi. Sự tùy biến này BKAV còn phải học rất nhiều từ các ông lớn như Sony, HTC, Samsung…

Cho nên BOS không thể là một cái để đem ra “mặc cả” với người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể tìm thấy một bản tùy biến tương tự trên bất kì một hãng điện thoại nào trên thị trường ngoài Apple.

Công nghệ được tích hợp

Bphone được giới thiệu với rất nhiều công nghệ tiên tiến được tích hợp như khả năng bảo mật, chip xử lý âm thanh chất lượng cao, camera độ phân giải cao, hay công nghệ truyền dữ liệu TransferJet… Nhưng nó lại không mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

Nếu bạn am hiểu về hệ điều hành di động như Android và IOS thì bạn có thể thấy được phần mềm diệt virut trên điện thoại là không thực sự cần thiết. Bởi các app trên điện thoại hoạt động độc lập với môi trường nên việc lây lan virut trên di động là điều khó khăn. Tuy nhiên cũng dễ hiểu vì sao BKAV nhấn mạnh đến công nghệ bảo mật vì đây là hãng phần mềm diệt virut.

bphone 2
Bphone có gì để “mặc cả” với người tiêu dùng (Nguồn: internet)

Tiếp đó công nghệ truyền dữ liệu TransferJet được nhấn mạnh rất nhiều. Nó cho phép truyền tải dữ liệu không dây với tốc độ nhanh hơn công nghệ truyền thống rất nhiều. Tuy nhiên ứng dụng của nó không cao vì trên thực tế tính phổ biến là không có vì mới chỉ có Bphone được tích hợp công nghệ này.

So sánh Bphone với flagship của Samsung và Apple

Để tạo ra điểm nhấn trong màn ra mắt, BKAV lấy cấu hình của Bphone đem so sánh với thiết bị đến từ Samsung và Apple. Đây thực chất là một sự so sánh hết sức khập khiễng. So sánh Android và IOS là điều gần như không thể, bởi sự một hệ điều hành đóng, một hệ điều hành mở là khác nhau. Chưa kể sự tối ưu của các thiết bị IOS tốt hơn Android rất nhiều. Không phải tự nhiên mà Apple là hãng đứng đầu cho tới ngày nay về mảng di động.

Bên cạnh đó, việc định vị mức giá của Bphone 1 là ở phân khúc cao cấp là không hợp lý. Bphone được định giá ở phân khúc tầm trung cận cao cấp, tuy nhiên mức giá này người Việt không nhiều người sẵn sàng bỏ ra để mua.

BKAV cần làm gì để tạo ra sự đột phá?

Bphone 2 là sự cố gắng rất nhiều của BKAV. Tuy nhiên như thế là chưa đủ, vì sự cạnh tranh trên thị trường di động ngày càng trở lên gay gắt. Nokia, Blackberry sẽ là những minh chứng cụ thể nhất cho sự chậm thay đổi. Bphone cần có mức giá hợp lý hơn để người Việt dễ tiếp cận.

Bbphone gold
Bphone phiên bản gold cao cấp (Nguồn: internet)

Đồng thời, sự trải nghiệm vẫn là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục người dùng. BKAV cần hoàn thiện sản phẩm của mình hơn nữa để có thể tạo ra chỗ đứng cũng như thành công trên chính thị trường quê hương mình.

Xem thêm những bài viết khác về điện thoại tại đây:

Thường xuyên ghé chuyên mục Công nghệ của BlogAnChoi để đón đọc những tin công nghệ mới nhất nhé!

Xem thêm

Huyền thoại Nokia 8110 lên kệ thị trường Việt Nam, giá bán 1,68 triệu đồng

HMD Global vừa ra mắt chiếc điện thoại Nokia 8110, thành viên mới nhất của dòng sản phẩm Nokia Originals tại thị trường Việt Nam với thiết kế ấn tượng và đa dạng kết nối cho người dùng. Được tái sinh với thiết kế nắp trượt và thân máy cong thanh lịch, huyền thoại 8110 phiên bản mới 2018 ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận