Thế giới hiện nay có rất nhiều biểu tượng phổ biến đến nỗi có thể thu hẹp khoảng cách giữa các nền văn hóa. Hầu hết mọi người đều có thể dễ dàng nhận ra một số hình ảnh và khái niệm mà chúng đại diện, một số hình ảnh quen thuộc nhất gắn liền với những ý tưởng, sản phẩm hoặc phong trào đến từ tổ tiên xa xưa nhất của chúng ta. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 biểu tượng cổ xưa vẫn được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh hiện đại nào.

1. Cổ ngữ Runes

Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)
Cổ ngữ Runes (Ảnh: Internet)

Ít người nhận ra là biểu tượng Bluetooth trong điện thoại thông minh hiện tại – một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của thế kỷ 21 – được lấy cảm hứng từ chữ Rune cổ của người Viking, bảng chữ cái được sử dụng bởi người Đức ở Bắc Âu trong thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Biểu tượng này được tạo ra bởi Jim Kardach, người đã đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử của người Viking trong khi phát triển công nghệ không dây Bluetooth. Đó là câu chuyện kể về Harold Gormsson, một vị vua cai trị các bộ lạc ở Đan Mạch và Na Uy trong thời đại Viking. Với biệt danh là Harold Bluetooth, Kardach cảm thấy rằng nỗ lực đoàn kết các bộ tộc Viking của Gormsson cũng giống như mục đích mà anh hy vọng đạt được với công nghệ mới của mình. Logo Bluetooth thu được kết hợp các chữ “H” và “B” trong bảng chữ Rune.

2. Đàn hạc Celtic

Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)
Đàn hạc Celtic (Ảnh: Internet)

Đàn hạc là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Ireland, xuất hiện trên hình ảnh, đồng xu, quốc phục và nhiều công ty Ireland.

Đàn hạc Celtic được cho là đại diện cho sự bất tử của linh hồn. Là một trong những nhạc cụ lâu đời nhất trên thế giới, bức chạm khắc Pictish trên cây thánh giá bằng đá từ thế kỷ thứ 8 là một trong những hình ảnh sớm nhất được biết đến về đàn hạc ở Ireland. Đàn hạc gắn liền với Thánh Cecilia, vị thánh bảo trợ của âm nhạc và cũng được nhắc đến trong Cựu Ước như một công cụ chữa bệnh.

3. Cây gậy của Asclepius

Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)
Cây gậy của Asclepius (Ảnh: Internet)

Là biểu tượng toàn cầu về chăm sóc sức khỏe và y học, “cây gậy Asclepius” là đại diện của ngành y được quốc tế công nhận. Biểu tượng này mô tả một con rắn quấn quanh một cây trượng – truyền thống là một cành cây có nhiều mấu. Nó gắn liền với á thần Hy Lạp Asclepius, người nổi tiếng với khả năng chữa bệnh và năng khiếu y tế vô song. Theo thần thoại, ông nhận được trí tuệ này từ lời thì thầm của loài rắn.

Ý nghĩa của hình ảnh đại diện cho y học gắn liền với biểu tượng của cả cây gậy và con rắn. Theo truyền thống, cây gậy được miêu tả là biểu tượng của quyền lực, trong khi con rắn biểu thị sự tái sinh, trẻ hóa và hồi sinh. Con rắn cũng đại diện cho tính chất kép của nghề y, bao gồm cả sự sống và cái chết, vì nọc độc của nó có thể gây độc chết người nhưng cũng có đặc tính chữa bệnh.

4. Bảng chữ cái Alphabet

Bảng chữ cái phương Tây hiện đại bắt nguồn từ chữ cái Hy Lạp cổ đại. Bảng chữ cái Hy Lạp xuất hiện vào khoảng năm 800 trước công nguyên, là hệ thống chữ cái có ngữ âm đầy đủ đầu tiên trên thế giới. Bảng chữ cái này đến từ người Phoenician – dân tộc chiếm đóng các khu vực ngày nay là Liban, một phần của Syria và Israel.

Trong số tất cả các biến thể, bảng chữ cái Ionic gồm 24 chữ cái được Athens áp dụng tại Hy Lạp cổ đại. Với tầm ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại, sau này được thay thế bởi đế chế La Mã, không có gì ngạc nhiên khi bảng chữ cái của nước này đã thâm nhập vào hệ thống chữ cái của hầu hết châu Âu.

5. Chữ Vạn

Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)
Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)

Từ đầu những năm 1920, chữ Vạn trở thành biểu tượng gắn liền với sự căm ghét và sợ hãi vì là biểu tượng của Đức Quốc xã.

Chữ Vạn từng là biểu tượng thiêng liêng ở châu Á trong nhiều thiên niên kỷ và vẫn duy trì ý nghĩa tinh thần to lớn cho đến ngày nay. Đối với những người theo đạo Phật, nó tượng trưng cho dấu chân của Đức Phật. Người Jain coi nó là một trong 24 vị cứu tinh của Tirthankara. Người theo đạo Hindu coi chữ Vạn bên phải là dấu hiệu của mặt trời và sự tốt lành, bên trái là biểu tượng của màn đêm và nữ thần Kali. Bản thân từ chữ Vạn có nguồn gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là “có lợi cho hạnh phúc”.

Chữ Vạn là biểu tượng tâm linh được tìm thấy trên khắp thế giới như Bắc Phi, Maya, Aztec và Kuna ở Nam và Trung Mỹ. Nó cũng được nhiều nhóm thổ dân Bắc Mỹ như Hopi, Navajo và Passamaquoddy sử dụng. Nó cũng được nhìn thấy khắp châu Âu và biểu tượng cổ nhất có niên đại khoảng 15.000 năm. Nó được sử dụng bởi các nền văn hóa Celtic, Vinca, Hy Lạp và La Mã. Việc phát hiện khoảng 1.800 mô tả về biểu tượng này tại Hisarlik, Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1870 đã dẫn đến sự liên kết của nó với sự may mắn và thành công vào đầu thế kỷ 20.

Vào khoảng thời gian này, những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức bắt đầu ưa chuộng nó, đỉnh điểm là việc Hitler coi chữ Vạn là biểu tượng của phong trào Đức Quốc xã.

6. Ngôi sao và Lưỡi liềm

Ngày nay, ngôi sao và lưỡi liềm được sử dụng làm biểu tượng của quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Tunisia, Pakistan và Malaysia.

Nó trở thành biểu tượng của đế chế Ottoman sau năm 1757. Việc sử dụng nó trong các nhà thờ Hồi giáo cũng dẫn đến sự liên kết giữa ngôi sao và lưỡi liềm với đạo Hồi.

Nguồn gốc của ngôi sao và lưỡi liềm xuất phát từ biểu tượng lâu đời của người Lưỡng Hà: hình lưỡi liềm liên kết với thần mặt trăng Sin và ngôi sao với nữ thần Ishtar đại diện cho sao Kim. Tuy nhiên, biểu tượng ở dạng hiện tại có thể đã được phát triển ở thuộc địa Byzantium của Hy Lạp vào khoảng năm 300 trước công nguyên. Lúc này lưỡi liềm đại diện mặt trăng, hai nữ thần Luna và Diana, ngôi sao cũng gắn liền với sao Kim.

7. Cỏ ba lá

Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)
Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)

Cỏ ba lá là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Ireland. Nó bắt nguồn từ biểu tượng ba ngôi thánh thiện của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vị thánh bảo trợ của Ireland, Thánh Patrick, được cho là đã sử dụng cỏ ba lá trong các bài giảng của mình để chuyển đổi người dân Ireland sang Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ 5.

Biểu tượng này ban đầu được liên kết với nữ thần đất mẹ Danu của người Celtic – vị thần của khả năng sinh sản, trí tuệ và gió, ba chiếc lá được cho là đại diện cho địa vị của bà là người con gái, người mẹ và bà già của Ireland.

8. Fleur-de-lys

Biểu tượng hoa diên vĩ ngày nay được sử dụng trong mọi bối cảnh như một yếu tố trang trí thuần túy, cũng như đại diện cho ánh sáng, cuộc sống và sự hoàn hảo. Tuy nhiên, nó thường được tìm thấy nhiều nhất trong các biểu tượng Công giáo. Nó tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi, sự tinh khiết và Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

Mặc dù cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Âu nhưng nó thường được nhìn thấy nhiều nhất ở Pháp. Trên thực tế, biểu tượng này là đại diện cho hoàng gia Pháp với truyền thuyết cho rằng một thiên thần đã tặng một biểu tượng cho Clovis, vua Merovingian của người Frank.

Fleur-de-lys được cho là mô tả một bông hoa huệ hoặc hoa sen, hoa bách hợp, hoa diên vĩ cách điệu và đã được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật của một số nền văn minh cổ đại. Biểu tượng được tìm thấy trên các hình trụ Lưỡng Hà, đồ gốm Mycenean, phù điêu Ai Cập, vải dệt Sassanid, đồng xu Gaulish và Mameluk, biểu tượng Nhật Bản, quần áo Indonesia, vật tổ Dogon và thường được liên kết với các nữ thần linh thiêng của những nền văn hóa này.

9. Hộp sọ và xương chéo

Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)
Những biểu tượng cổ xưa vẫn xuất hiện trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Internet)

Biểu tượng đầu lâu người với hai xương dài bắt chéo bên dưới tượng trưng cho chất độc, sự nguy hiểm, lời cảnh báo cũng như sự dẻo dai và hung dữ. Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để phân định các chất độc hại, nó cũng được dùng làm biểu tượng cho cướp biển và thậm chí là phù hiệu cho nhiều lực lượng quân sự và hải quân trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, biểu tượng này ở thời cổ đại có ý nghĩa mà các nhà trí thức thời Trung cổ ở châu Âu gọi bằng tiếng Latin là “Memento Mori”: Hãy nhớ rằng, bạn là phàm nhân.

Ý nghĩa ban đầu của biểu tượng là đóng vai trò như một lời nhắc nhở về bản chất tạm thời và nhất thời của cuộc sống con người cũng như tính tất yếu của cái chết. Nó được sử dụng để nhắc nhở con người nhớ rằng có sự sống vĩnh cửu trong mỗi chúng ta và hãy cố gắng đạt đến những tầm tâm linh cao cấp hơn, linh hồn có thể vượt qua sự tàn lụi của thể xác.

10. Mặt trời đen

Một biểu tượng tâm linh khác bị Đức Quốc xã chiếm đoạt, “mặt trời đen” gắn liền với đế chế thứ ba kể từ những năm 1930. Đức Quốc xã sử dụng nó lần đầu tại lâu đài Wewelsburg sau khi được Heinrich Himmler thiết kế lại. Thiết kế đặc biệt của Đức Quốc xã là một sự thay đổi mới và độc đáo dựa trên nhiều hình ảnh cổ xưa khác nhau của biểu tượng “bánh xe mặt trời”, bao gồm mười hai chữ rune Sig, đại diện cho chiến thắng của Đức Quốc xã và là sự tái hiện chữ rune Sowilo của người Viking.

Số mười hai rất có ý nghĩa trong các hệ thống tín ngưỡng tâm linh và vũ trụ huyền bí khác nhau. Điều thú vị là hình ảnh của Đức Quốc xã có nhiều điểm tương đồng với các đĩa Merovingian trang trí có niên đại từ đầu thời Trung cổ. Quyền lực và ảnh hưởng do các vị vua Merovingian ở Germania nắm giữ trong khoảng thời gian đó có thể là điều mà Đức Quốc xã mong muốn noi theo.

Bánh xe mặt trời là một biểu tượng tâm linh mạnh mẽ được tìm thấy trong nghệ thuật và tôn giáo của nhiều nền văn hóa thời tiền sử trên khắp thế giới. Lúc đó mặt trời được tôn thờ như một đấng toàn năng và bảo vệ tối cao của sự sống. Biểu tượng “bánh xe mặt trời” được cho là gợi lên sức mạnh vũ trụ to lớn để ban phước cho thế giới sự sống, khả năng sinh sản, thịnh vượng, dồi dào và hòa bình. Hình ảnh “mặt trời đen” có ý nghĩa quan trọng trong thần thoại Đức và Bắc Âu vì liên quan đến các sự kiện tận thế Ragnarök.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Liệu làm idol Kpop có dễ dàng như bạn nghĩ không?

Mỗi năm, Kpop lại đón chào hàng trăm nhóm nhạc được ra mắt từ các công ty giải trí lớn nhỏ. Có nhóm thành công nhưng cũng không ít nhóm thất bại, sự đánh đổi của các thần tượng là không hề nhỏ. Đằng sau hào quang rực rỡ của thần tượng Kpop chính là những sự thật đau ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận