Cường điệu hoá là một kỹ thuật thường thấy trong quảng cáo. Thông thường, các thương hiệu nói quá tính năng sản phẩm nhằm tạo sự hài hước, giúp quảng cáo thêm phần thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên việc cường điệu hoá tính năng sản phẩm có chủ đích tích cực khác hoàn toàn so với truyền thông sai sự thật một cách vô tình hoặc cố ý.

Việc đưa ra một thông điệp sai trái hay không thực hiện theo đúng cam kết trên quảng cáo sẽ khiến thương hiệu nhanh chóng nhận về nhiều chỉ trích, buộc phải đền bù hay thậm chí đánh mất sự tín nhiệm của khách hàng. Nguy hiểm hơn, điều này có thể hệ luỵ đến cả sự sống còn của thương hiệu trên thị trường. Trong quá khứ, nhiều thương hiệu lớn đã từng phạm phải sai lầm nghiêm trọng này và phải trả một cái giá khá đắt.

Olay chỉnh sửa da mặt của người mẫu lớn tuổi để quảng cáo sản phẩm dành cho làn da lão hoá

Một bức ảnh quảng cáo trên tạp chí của Olay (Vương quốc Anh) vào năm 2009 đã nhận được 700 đơn khiếu nại từ người tiêu dùng, yêu cầu thương hiệu phải gỡ bỏ ngay lập tức. Theo đó, Olay đã hợp tác với người mẫu Twiggy nổi tiếng với đôi mắt to tròn và cặp lông mi đen dài để quảng cáo kem làm sáng vùng da dưới mắt, dù lúc này cô đã 60 tuổi.

Đáng nói, hình ảnh của Twiggy trên quảng cáo đã được chỉnh sửa, giúp vùng da quanh mắt trông sáng và làn da cũng mịn màng hơn. Người tiêu dùng cáo buộc quảng cáo của Olay đã gây hiểu nhầm về công dụng thật sự của kem dưỡng mắt cũng như rất vô trách nhiệm với xã hội.

Người tiêu dùng cáo buộc quảng cáo của Olay đã gây hiểu nhầm về công dụng thật sự của kem dưỡng mắt cũng như rất vô trách nhiệm với xã hội (Ảnh: Internet)
Người tiêu dùng cáo buộc quảng cáo của Olay đã gây hiểu nhầm về công dụng thật sự của kem dưỡng mắt cũng như rất vô trách nhiệm với xã hội (Ảnh: Internet)

Walmart bán sản phẩm với giá cao hơn hẳn so với quảng cáo

Vào tháng 6/2014, Walmart đã tung ra một chương trình giảm giá nhân Ngày Của Cha ở New York (Mỹ). Trong đó, Walmart nói rằng thương hiệu sẽ bán gói 12 lon Coca Cola chỉ với giá 3 USD. Chương trình được quảng bá rộng rãi trên truyền hình cho người dân ở bang này. Thế nhưng trong thực tế, sản phẩm này lại được bán với giá 3,5 USD tại hơn 117 cửa hàng Walmart trên khắp New York.

Walmart nói rằng thương hiệu sẽ bán gói 12 lon Coca Cola chỉ với giá 3 USD (Ảnh: Internet)
Walmart nói rằng thương hiệu sẽ bán gói 12 lon Coca Cola chỉ với giá 3 USD (Ảnh: Internet)

Dove phân loại phụ nữ khi… lỡ tung ra dòng sữa tắm có nhiều hình dáng khác nhau

Vào năm 2004, thương hiệu chăm sóc cá nhân Dove đã ra mắt series chiến dịch toàn cầu mang tên “Real Beauty” nhằm tìm cách phá bỏ các tiêu chuẩn phi thực tế về vẻ đẹp của phụ nữ, từ đó tôn vinh những nét đẹp tự nhiên, chân thực. Cho đến nay, Dove vẫn luôn nỗ lực thực hiện hàng loạt chiến dịch ý nghĩa giúp phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi trên toàn cầu thêm tự tin và yêu thương bản thân.

Theo các giáo sư ngành Quảng cáo tại Đại học Texas và Đại học Illinois ở Mỹ cho rằng chiến dịch của hãng đã vô tình tạo ra sự bất bình đẳng, khi gợi nhắc phụ nữ rằng dáng vóc của họ không phù hợp hay xứng đáng với tiêu chuẩn chung, đồng thời đánh đồng chai nhựa với cơ thể phụ nữ. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng chiến dịch ”Real Beauty Bottles” đã phá hủy toàn bộ hình ảnh mà Dove nỗ lực xây dựng trong hơn một thập kỷ qua.

Nhiều chuyên gia cho rằng chiến dịch ”Real Beauty Bottles” đã phá hủy toàn bộ hình ảnh mà Dove nỗ lực xây dựng trong hơn một thập kỷ qua (Ảnh: Internet)
Nhiều chuyên gia cho rằng chiến dịch ”Real Beauty Bottles” đã phá hủy toàn bộ hình ảnh mà Dove nỗ lực xây dựng trong hơn một thập kỷ qua (Ảnh: Internet)

H&M bị vạch trần sự thật về cam kết bán lại hoặc tái chế quần áo cũ

Thương hiệu thời trang H&M nổi tiếng với chương trình thu mua quần áo cũ với cam kết bán lại hoặc tái chế, qua đó tặng những phiếu mua hàng giảm giá cho khách hàng. Nhưng theo thông tin của tờ Aftonbladet, hầu hết quần áo được vận chuyển đến châu Phi thường ở trong tình trạng quá tệ và không thể tái chế. Vì thế, một lượng lớn quần áo sẽ được đốt hoặc chôn lấp. Điều này đi ngược lại với cam kết tái chế quần áo cũ của H&M.

Bên cạnh việc bê bối rác thải thời trang, việc H&M vận chuyển quần áo cũ đi khắp thế giới cũng gây ra ô nhiễm. Tổng cộng, 10 bộ quần áo mà các phóng viên gắn thiết bị theo dõi đã được vận chuyển tổng cộng 60.000 km bằng tàu biển và xe tải (tương đương với 1,5 vòng Trái Đất), tiêu tốn nguyên liệu và thải ra môi trường khí thải từ các phương tiện vận chuyển.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Từ 1.009 lời từ chối nhượng quyền đến “đế chế” gà rán hàng đầu thế giới: KFC và chiến lược marketing mang công thức độc quyền đến hơn 145 quốc gia

Các tín đồ yêu gà rán có lẽ không thể nào bỏ qua những món ăn nóng sốt, thơm ngon từ thương hiệu Kentucky Fried Chicken, hay còn được biết rộng rãi với cái tên KFC. Để có thể tạo dựng một thương hiệu "ai cũng biết" như hiện nay, "cha đẻ" của KFC đã trải qua nhiều gian ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận