Hollywood thường khắc họa các công việc trên phim bằng những màn ảnh cực kỳ lung linh rực rỡ – và khiến khán giả mơ mộng rất nhiều về chúng – nhưng lại… sai hoàn toàn. Hãy cùng BlogAnChoiw tìm hiểu về 9 công việc bị các bộ phim “dát vàng” khiến người xem hiểu sai nhé.
- 1. Nhân viên cứu hộ thường xuyên nhảy xuống biển cứu người
- 2. Các nhà khảo cổ đi qua rừng và cướp phá các ngôi đền
- 3. Bác sĩ tâm lý có quan hệ thân mật với bệnh nhân
- 4. Nhà bếp luôn gọn gàng sạch sẽ
- 5. Nhạc công tại quán bar luôn mơ mộng
- 6. Tất cả thủ thư đều là mọt sách
- 7. Công việc của thám tử tư mạo hiểm và kích thích
- 8. Các giáo sư đại học truyền cảm hứng để thay đổi cuộc sống và tương lai của sinh viên
- 9. Các nhà thiết kế thời trang luôn muốn làm việc độc lập
1. Nhân viên cứu hộ thường xuyên nhảy xuống biển cứu người
Nhân viên cứu hộ không thường xuyên nhảy xuống nước cứu người như trong phim đâu nhé, và cũng không phải ngày nào họ cũng làm hô hấp nhân tạo cho người khác. Công việc chủ yếu của các nhân viên cứu hộ là ngăn các tai nạn xảy ra nên hầu hết thời gian, họ sẽ lớn tiếng với mọi người để bắt các du khách phải cẩn thận và tuân thủ các quy định. So với đuối nước thì các vụ chảy máu mũi còn xảy ra nhiều hơn.
2. Các nhà khảo cổ đi qua rừng và cướp phá các ngôi đền
Công việc của một nhà khảo cổ học thực sự không lãng mạn và đậm chất phiêu lưu như những gì chúng ta thấy trong phim Indiana Jones đâu. Trên thực tế, nó khá nhàm chán – ít nhất là trong mắt chúng ta – khi phần lớn thời gian, các nhà khảo cổ phải đào bới mặt đất, bới móc rễ cây, quan sát các mảnh vỡ của một thứ di vật nào đó và đọc những báo cáo khổng lồ.
3. Bác sĩ tâm lý có quan hệ thân mật với bệnh nhân
Các bác sĩ tâm lý không có mối quan hệ quá thân mật với bệnh nhân và chắc chắn sẽ không gặp họ ở ngoài phòng khám, ngoài giờ làm việc. Việc giải quyết các vấn đề tâm lý là một quá trình rất dài với khá nhiều tốn kém, cả về thời gian lẫn tiền bạc của bệnh nhân.
4. Nhà bếp luôn gọn gàng sạch sẽ
Trong phim, mọi thứ trong bếp của nhà hàng đều rất gọn gàng, sạch sẽ, mới tinh nhưng trên thực tế, đây là một công việc căng thẳng, nơi mọi người hiếm khi bình tĩnh và thường la hét với nhau. Ngoại trừ nhân viên phục vụ bàn thì chẳng ai quan tâm đến vẻ ngoài clúc đang làm việc đâu. Mọi người đều tập trung vào việc chế biến thức ăn và ngoài một món ăn ngon thì không có gì được chú ý nữa đâu.
5. Nhạc công tại quán bar luôn mơ mộng
Các nhạc công quán bar trong phim hay được thể hiện như những kẻ mơ mộng, ghét công việc của họ và hy vọng rằng một ngày nào đó cuộc sống của họ sẽ thay đổi. Nhưng thực tế không phải tất cả họ đều chán nản khi chờ nhân viên casting của một công ty lớn đến quán bar và để ý đến mình đâu. Rất nhiều người yêu công việc của họ và chơi nhạc trong các quán bar một cách thực sự vui vẻ.
6. Tất cả thủ thư đều là mọt sách
Gần như tất cả mọi người đều nghĩ thủ thư là những cuốn bách khoa toàn thư sống, những người đã đọc hàng nghìn cuốn sách và biết mọi thứ trên thế giới. Đây cũng là nghề được coi là bình lặng và dễ dàng nhất trên đời.
Trên thực tế, các thủ thư còn phải hỗ trợ về các thủ tục giấy tờ, hỗ trợ về công nghệ, nhân viên trông trẻ bất đắc dĩ và cả những thứ khác nữa. Công việc của thủ thư không phải chỉ có đọc sách tại nơi làm việc đâu nhé.
7. Công việc của thám tử tư mạo hiểm và kích thích
Các thám tử tư không đuổi theo các nghi phạm tới khắp nơi, không tìm kiếm cách thức giết người và lật mặt hung thủ như trên phim. Họ thường ngồi trước máy tính để xác minh thông tin, kiểm tra các trang mạng xã hội để tìm khách hàng tiềm năng, gọi điện thoại và thực hiện các cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Nói rõ ràng hơn thì nó cũng chỉ như một công việc văn phòng bình thường mà thôi đúng không?
8. Các giáo sư đại học truyền cảm hứng để thay đổi cuộc sống và tương lai của sinh viên
Hầu hết các giáo sư đại học phải làm việc tới 60 giờ, hoặc thậm chí hơn 80 giờ một tuần để lập kế hoạch giảng dạy, làm các công việc hành chính, nghiên cứu cá nhân, thuyết trình, đánh giá, chỉnh sửa,… Họ cần cố gắng để tạo dựng tên tuổi trong lĩnh vực của mình chứ không phải tốn thời gian cho các bài giảng mang tính “hướng nghiệp” cho sinh viên. Đương nhiên là điều này cũng có thể xảy ra nhưng chắc chắn là cực kỳ hiếm.
9. Các nhà thiết kế thời trang luôn muốn làm việc độc lập
Điều này không hoàn toàn là sai lầm, nhưng nếu muốn duy trì được thì cực kỳ khó khăn. Nếu hoạt động độc lầm thì nhà thiết kế cần làm việc 7 ngày một tuần, tìm các thực tập sinh không lương để xử lý vô vàn các công việc không tên. Đó là lý do tại sao ngày nay phần lớn các nhà thiết kế thích làm việc cho các công ty và tên tuổi lớn đã thành danh trong ngành hơn.