Bất kỳ ai từng lật một trang sách đều hiểu tiềm năng của sách trong việc thay đổi thế giới – theo cả cách lớn và nhỏ. Ở đây, BlogAnChoi sẽ cùng bạn điểm qua 46 cuốn sách có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới và cách chúng khiến nhân loại nhìn mọi thứ theo một cách mới nhé.
26. Iliad
Theo giáo sư Chris Mackie của Đại học LaTrobe, tác phẩm sử thi Iliad của Homer thường được coi là “tác phẩm đầu tiên của văn học châu Âu”. Người ta tin rằng tác phẩm kể về cuộc chiến thành Troy này được viết vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.
Iliad nắm bắt được các yếu tố lịch sử truyền miệng lâu đời và giúp định hình văn hóa Hy Lạp trong những năm sau đó. Nó ảnh hưởng rất lớn đến các học giả và nghệ sĩ cổ đại và thậm chí còn thay đổi cả cách con người thờ phụng thần linh khi cách mô tả các vị thần Hy Lạp và giới thiệu những anh hùng của Homer vẫn còn là huyền thoại cho đến ngày nay – hàng nghìn năm sau khi Iliad ra đời.
27. Màu tím
“Màu tím” đã giúp tác giả Alice Walker giành được cả Giải thưởng Pulitzer hạng mục tiểu thuyết năm 1983 và Giải thưởng Sách quốc gia năm 1983 cho tiểu thuyết bìa cứng – khiến bà trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên giành được cả hai giải thưởng này. Các chi tiết mô tả cuộc đấu tranh với bản sắc, sự độc lập và sự áp bức trong cuộc đời của phụ nữ da đen đã bị coi là không phù hợp với trường học ngay một năm sau khi xuất bản. Năm 1984, một trường trung học ở California đã nói rằng cuốn sách có những ý tưởng rắc rối về quan hệ chủng tộc, mối quan hệ của con người với Chúa, lịch sử châu Phi và tình dục con người. Câu chuyện chắc chắn đã gây ra một số tranh cãi về chủng tộc, tôn giáo, giới tính và tính linh hoạt của tình dục.
“Màu tím” gây được tiếng vang với phụ nữ da đen một phần do nỗ lực phá bỏ tư tưởng phụ nữ da đen luôn mạnh mẽ khi các nhân vật nữ da đen trong cuốn sách là minh chứng cho sự dễ bị tổn thương. Sự căng thẳng mà Walker đặt ra về tầm quan trọng của việc thúc đẩy mối quan hệ với những phụ nữ da đen khác trong bối cảnh xung đột “chúng ta chống lại thế giới” thể hiện ý thức cộng đồng được tạo ra trong các nhóm bị thiệt thòi trong xã hội.
28. Chúa tể của những chiếc nhẫn
Tác giả người Anh JRR Tolkien đã cách mạng hóa thể loại tiểu thuyết giả tưởng sau khi xuất bản “Chúa tể của những chiếc nhẫn” – phần tiếp theo dành cho người lớn của ông sau cuốn sách dành cho trẻ em “Người Hobbit”. Từ năm 1954 đến năm 1955, câu chuyện sử thi đã trở thành một cơn sốt toàn cầu được phát hành với ba phần: Đoàn hộ nhẫn, Hai tòa tháp và Sự trở về của nhà vua.
Nhiều người đánh giá rằng truyện cổ tích gần như đã chết sau chiến tranh thế giới thứ nhất, và Tolkien bắt đầu giải cứu câu chuyện cổ tích khỏi hồi chuông báo tử đó. Các công ty xuất bản khao khát tái hiện thành công của “Chúa tể những chiếc nhẫn” và ảnh hưởng của chúng lan sang cả các lĩnh vực khác của văn hóa đại chúng.
“Chúa tể của những chiếc nhẫn” đã ra mắt được gần 70 năm và sự phổ biến của những cuộc phiêu lưu giả tưởng khác cho thấy ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết này vẫn còn mạnh mẽ cho đến ngày nay.
29. Giải mã giấc mơ
Cuốn sách xuất bản năm 1899 của Sigmund Freud đã giới thiệu một số khái niệm nổi tiếng nhất của ông cho công chúng. Trong đó, ông thừa nhận sự tồn tại của một “tâm trí vô thức” hoạt động độc lập thể hiện bản thân qua những giấc mơ.
Trong khi các lý thuyết của Freud về mục đích và tầm quan trọng của những giấc mơ được xem xét kỹ lưỡng ngày nay thì ảnh hưởng của “Giải mã giấc mơ” là không thể phủ nhận khi nhiều học giả cho rằng nó đã đặt nền móng cho ngành phân tâm học hiện đại.
30. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là tác phẩm xuất bản năm 1848 của Karl Marx và Friedrich Engels về lý thuyết chính trị và những thay đổi xã hội lớn thường liên quan như thế nào đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử.
Được chia thành bốn phần, cuốn sách nhỏ này đã giúp xác định các nguyên lý cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản khi nó tồn tại vào giữa thế kỷ 19 và đóng vai trò là văn bản nền tảng cho cái mà sau này được gọi là chủ nghĩa Mác. Nó cũng có chức năng như một tài liệu về thời đại cách mạng, sắp xếp phong trào cộng sản với ý tưởng dân chủ mới lạ lúc bấy giờ, thời điểm mà các cuộc Cách mạng năm 1848 (xảy ra ở Đức, Pháp và các khu vực khác của Châu Âu) dần trở nên sôi trào hơn bao giờ hết.
Sau khi rơi vào tình trạng tương đối mù mờ sau các cuộc cách mạng năm 1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã được giải thích lại bởi các phong trào chính trị cách mạng nổi lên khắp thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bao gồm đảng Bolshevik của Nga trong Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với những người trong thời kỳ hiện đại, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn có thể dự đoán trước được rằng nhiều vấn đề xã hội mà Marx và Engels đã xác định trong đó (chẳng hạn như sự bất bình đẳng dựa trên giai cấp) vẫn đang tiếp diễn. Một trong những lý do khiến “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” trở nên quan trọng đối với các nhà hoạt động chính trị thời hiện đại cũng như đối với những người khác là nó chứa đựng sự gói gọn của chủ nghĩa Mác.
Bạn có thể đọc thêm:
Mình đang cố gắng viết những bài viết tốt hơn cho các bạn đọc. Các bạn có thể giúp mình bằng cách để lại ý kiến của mình không?