Vào thời Trung cổ, việc trở thành tu sĩ gần như là một trong những nghề nghiệp tốt nhất mà người ta có thể có được với rất nhiều lợi ích và đặc quyền. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật thú vị về cuộc sống của một tu sĩ châu Âu thời Trung cổ nào!

1. Kiểu tóc ngớ ngẩn

Kiểu tóc “bát úp” với phần đỉnh đầu cạo trọc, chỉ để lại một dải tóc tỉa mỏng chạy quanh đầu độc đáo này có rất nhiều ý nghĩa tinh thần đối với các tu sĩ. Phong cách này được gọi là “tonsure”, được cắt để thể hiện lòng sùng kính của một tu sĩ đối với Chúa Kitô.

Một số người tin rằng vòng tròn tóc còn lại tượng trưng cho chiếc vương miện gai mà Chúa Giêsu đã đội khi bị đóng đinh. Những người khác lại cho rằng tục lệ này phát triển trong các cuộc Thập tự chinh khi những người theo đạo Cơ đốc muốn phân biệt mình với những người theo đạo Hồi có thói quen cạo hết tóc sau khi đến thăm thánh địa Mecca.

Kiểu cắt tóc này được sử dụng trong nhiều thế kỷ, mãi đến năm 1973 thì nó mới bị bị Giáo hoàng Paul VI bãi bỏ.

2. Ngôi nhà thân yêu

Xét về chỗ ở, các tu sĩ sống tốt hơn nhiều so với nông dân và nông nô. Đúng vậy, phòng ngủ của họ – về cơ bản – là một phòng giam với một ít rơm bên trong, họ không sở hữu nhiều tài sản nhưng có một mái nhà trên đầu và không lo bị chết đói.

Nhiều tu viện là những khu phức hợp khổng lồ, rộng lớn, trang trí công phu, xây dựng theo phong cách Gothic và được thiết kế để thể hiện sự giàu có của nhà thờ và vinh quang của Chúa đối với các con chiên.

Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)
Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)

3. Nghèo khó, thuần khiết và nghe lời

Tu viện thời trung cổ là cộng đồng những người từ bỏ của cải trần thế và chọn cách sống tách biệt khỏi xã hội với những người có cùng chí hướng. Họ theo đuổi những thú vui tinh thần hơn là vật chất.

Tất nhiên, bạn có thể dễ dàng có được một cuộc sống khá ngọt ngào trong tu viện nếu bạn bị thu hút bởi đàn ông hay tìm được một người giống bạn trong đó.

4. Biểu tượng

Một khía cạnh quan trọng của đời sống tu viện là sở hữu một biểu tượng hoặc thánh tích. Biểu tượng có thể là bất cứ thứ gì mà mọi người tôn kính và đổ xô đến xem như một mảnh của cây thánh giá mà Chúa Kitô bị đóng đinh trên đó, xương của một vị thánh hoặc tấm vải liệm của Chúa Giêsu.

Nếu bạn may mắn, tu viện của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và những người theo đạo Cơ đốc sẽ thực hiện một cuộc hành hương để xem nó, từ đó khiến kinh tế địa phương phồn vinh hơn và số tiền quyên góp cho nhà thờ cũng tăng mạnh.

Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)
Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)

5. Sự im lặng

Nếu một tu sĩ cảm thấy buồn chán sau khi gia nhập tu viện thì cũng không thể giết thời gian bằng cách tán gẫu với đồng nghiệp được. Tu viện là nơi yên bình nên hầu hết các nhiệm vụ của tu sĩ đều được thực hiện trong sự im lặng hoàn toàn. Thậm chí, họ còn không được phép trò chuyện trong bữa tối!

Một số tu sĩ lách luật im lặng bằng cách giao tiếp theo những cách khác. Ngôn ngữ ký hiệu được sử dụng trong bữa ăn khi một tu sĩ muốn yêu cầu đồ ăn hoặc đồ uống. Một số còn liên lạc bí mật bằng cách huýt sáo! Những phương pháp này thường được dạy cho những tân binh tuổi teen đang học cách sống trong tu viện và những đứa trẻ được giao cho các tu sĩ chăm sóc.

6. Đứng, ngồi, quỳ… và lặp lại

Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)
Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)

Sự nhàm chán của những hoạt động từ thiện và sự im lặng vĩnh viễn được phá vỡ thường xuyên bằng những buổi lễ nhà thờ kéo dài và phức tạp.

Các tu sĩ tham dự tới tám buổi lễ mỗi ngày. Họ thức dậy dưới ánh nắng mặt trời và tham gia vào nhiều buổi hợp xướng khác nhau như Matins, Lauds và Mass. Họ cũng tổ chức một cuộc họp chính thức để thảo luận về công việc kinh doanh của tu viện. Nói chung, một tu sĩ có thể tham gia buổi lễ nhà thờ tới 10 giờ mỗi ngày.

7. Ngày ăn chay

Cuộc sống thời trung cổ được quy định chặt chẽ bởi các điều luật trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, có luật về loại quần áo và màu sắc mà mọi người được phép mặc dựa trên địa vị xã hội của họ và mức độ các quán ăn được phép tính phí đồ ăn.

Các tu viện nói chung là những cơ sở rất giàu có, và bất chấp tất cả những hạn chế của đời sống tu viện, các tu sĩ thường có thể thưởng thức đồ ăn có tiêu chuẩn cao khá thường xuyên. Tuy nhiên, theo luật thì người thời Trung cổ buộc phải tuân theo ba ngày “ăn chay” mỗi tuần là thứ tư, thứ sáu và thứ bảy.

Trong những ngày cụ thể này, mọi người cần kiêng thịt và các sản phẩm từ sữa nhưng được phép ăn cá và rau. Một số tu sĩ thèm thịt trong những ngày ăn chay đến mức nghĩ ra cách lách luật bằng việc phân loại lại một số loại thịt thành cá. Có bằng chứng cho thấy đuôi hải ly và bào thai thỏ đã được ăn vào những ngày này, thậm chí một số tu sĩ Pháp còn ăn cả cá nóc.

8. Các tác phẩm nghệ thuật

Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)
Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)

Các tu sĩ và nữ tu dành rất nhiều thời gian và công sức để bảo tồn, sao chép, viết sách và bản thảo. Nhờ họ mà nhiều tác phẩm kinh điển của Cicero, Aristotle và Virgil vẫn tồn tại. Các tu sĩ không tốn thời gian tìm kiếm thức ăn và biết chữ họ có thời gian để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chúng ta vẫn có thể thấy khả năng tưởng tượng tinh tế của họ trong các bản thảo minh họa còn tồn tại và các bản nhạc hợp xướng được sáng tác trong thời Trung cổ.

Trên thực tế, các tu viện thường là nơi duy nhất lưu giữ sách – những mặt hàng rất quý giá và đắt tiền – lúc đó. Không phải ngẫu nhiên mà các tu viện luôn là mục tiêu chính trong các cuộc tấn công của người Viking.

9. Việc làm

Ngoài việc tham dự các buổi lễ, hoạt động từ thiện và học tập, bạn cũng có thể được giao một lĩnh vực trách nhiệm cụ thể trong tu viện.

Người đứng đầu tu viện chủ yếu liên lạc với thế giới bên ngoài và là “bộ mặt” của tu viện đối với cộng đồng. Tiếp theo trong chuỗi chỉ huy là bề trên, người quản lý các tu sĩ, ông sẽ bổ nhiệm một người quản lý, người trông coi tài chính của tu viện, và một người quản hầm giám sát thực phẩm và đồ uống. Phát ngôn viên của tu viện chịu trách nhiệm chăm sóc những người nghèo và thiếu thốn trong cộng đồng. Ca trưởng điều hành dàn hợp xướng. Người giữ phòng thánh đảm bảo nhà thờ ngăn nắp và các buổi lễ diễn ra suôn sẻ.

10. Trang phục sành điệu

hoạt động từ thiện
Cuộc sống của các tu sĩ thời Trung cổ có khá nhiều điều thú vị (Ảnh: Internet)

Khi hình dung một tu sĩ, bạn có thể tưởng tượng một người đàn ông mặc áo choàng màu nâu, chân đi dép và tay đeo chuỗi tràng hạt. Trên thực tế, áo choàng có nhiều màu sắc khác nhau và tùy thuộc vào cấp bậc của bạn.

Dòng tu Benedictine mặc đồ đen, dòng Carthusian mặc đồ trắng. Các tu sĩ dòng Capuchin ở Ý mặc áo choàng màu nâu với chiếc mũ trùm đầu dài nhọn – chính từ những tu sĩ này mà chúng ta có từ cappuccino.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 sự thật thú vị về gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa

Gấu trúc hút hồn hàng triệu người trên thế giới vì vẻ ngoài mũm mĩm đáng yêu và danh hiệu quốc bảo của Trung Hoa. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật thú vị về gấu trúc nào!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận