Lịch sử thế giới cổ đại luôn ngập tràn những điều thú vị và hấp dẫn với chúng ta hiện nay, đặc biệt là lịch sử về giới quý tộc lúc đó. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 10 người cai trị thế giới cổ đại có cuộc đời ấn tượng nhưng không bao giờ xuất hiện trong các sách lịch sử cơ bản nào.
1. Mursili của Hittite (1620–1590 TCN)
Hattusa là cố đô của Đế quốc Hittite, với tàn tích nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ngày nay, bạn sẽ mất khoảng 20 giờ để lái xe từ Hattusa đến Babylon – nếu không ngại băng qua một số lãnh thổ có xung đột.
Đối với Mursili I, vua của người Hittite, cuộc hành quân dài gần 1700km đó sẽ mất nhiều thời gian hơn (đặc biệt khi ông dừng lại giữa đường để chinh phục thành phố Aleppo).
Chiến dịch Babylon của Mursili là một chiến công ấn tượng, nhưng nó không thực sự là một cuộc chinh phục hiệu quả đối với bản thân Mursili. Babylon ở quá xa để người Hittite có thể thực sự cai trị nó, và vẻ hào nhoáng của cuộc chinh phục không giúp tăng cường sự ủng hộ của Mursili trong nước. Thay vào đó, khi Mursili trở lại cung điện của mình, cuộc tấn công của ông bị chỉ trích là hành động ngạo mạn và anh rể của ông đã tổ chức một cuộc đảo chính, đột ngột kết thúc triều đại của ông bằng một vụ ám sát. Người Hittite cảm thấy xấu hổ về toàn bộ sự việc, khiến nó không được chú ý trong sách lịch sử của chính họ.
2. Võ Di nhà Thương (1147–1114 TCN)
Trong lịch sử Trung Quốc được ghi chép lại, nhà Hạ là triều đại phong kiến đầu tiên được ghi chép lại. Chưa có bằng chứng về việc nhà Hạ có thực sự tồn tại không hay nó chỉ là một phần của thần thoại.
Triều đại Trung Quốc thứ hai được ghi chép – và chắc chắn là có thật – là nhà Thương. Hoàng đế Võ Di của nhà Thương trị vì từ năm 1147 đến 1112 TCN. Võ Di muốn đưa hạ thấp quyền lực của tôn giáo và nâng cao địa vị của hoàng gia bằng nhiều cách mà người thời đó cho là khá “báng bổ”. Theo ghi chép, Võ Di Vương bị sét đánh chết trong một cuộc đi săn – cái chết ô nhục với văn hóa Trung Hoa.
3. Sargon II của Assyria (721–705 TCN)
Theo tiêu chuẩn của người Assyria, Sargon II là một vị vua rất thành công. Ông đã cướp về một lượng lớn vàng bạc bằng cách đánh phá các thành phố nước ngoài, sáp nhập các vùng đất từ người Philistine và người Hittite mới, và trên hết là chiếm được ngai vàng của Babylon.
Con trai của ông, Sennacherib (nổi tiếng trong kinh Cựu ước) không bao giờ gọi tên cha mình mà ngược lại còn khuyến khích người dân Assyria quên đi vị vua cũ của họ. Việc tẩy xóa này hiệu quả đến mức trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học tin rằng Sargon chỉ là một huyền thoại. Phải đến khi phát hiện ra cung điện của Sargon II tại Dur-Sharukkin vào cuối thế kỷ 19 thì các nhà sử học mới bắt đầu đánh giá lại di sản của vị vua quan trọng này.
Vậy tại sao Sennacherib lại quyết tâm xóa tên cha mình như vậy? Sargon II chết trong một trận chiến, trở thành vị vua Assyria duy nhất không được chôn cất trong lăng mộ hoàng gia. Xác ông mất vào tay quân thù, không được chôn cất đúng cách nên linh hồn sẽ bị nguyền rủa. Người Assyria tin rằng vị vua già chắc hẳn đã phạm phải một tội lỗi to lớn, báng bổ nào đó nên các vị thần mới hoàn toàn bỏ rơi ông như vậy. Sennacherib vô cùng đau lòng trước cái chết đó của cha mình đến nỗi ông đã chuyển cung điện của mình đến Nineveh và không bao giờ nhắc đến tên cha nữa. Cái chết của Sargon II đủ kịch tính để xóa tên ông khỏi sử sách trong một thời gian – một số phận khủng khiếp cho vị vua vĩ đại.
4. Gyges của Lydia (680–652 TCN)
Vùng đất Lydia vô cùng giàu có với những mỏ vàng trải dài theo sông Pactolus. Một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử của người Lydia là Gyges, người đã lật đổ triều đại của Hercules.
Là một vị vua, Gyges nổi tiếng cả về sức mạnh quân sự lẫn cách sử dụng của cải một cách có hiểu biết. Những món quà mà ông tặng cho nhà tiên tri ở Delphi đã mang lại cho anh ta những lời khuyên tuyệt vời giúp ông dễ dàng chinh phục các thị trấn Hy Lạp hơn mà không lo bị các thành bang Hy Lạp phản công.
5. Archelaus I (413–399 TCN)
Alexander Đại đế của Macedonia chắc chắn là vị vua nổi tiếng nhất của quốc gia này, tuy nhiên, về mặt kịch tính trong cuộc đời thì tổ tiên của ông là Archelaus còn lắm drama hơn thế.
Archelaus là con ngoài giá thú của cha mình và một nữ nô lệ. Ông ta vốn không nằm trong danh sách kế vị nhưng nhưng sau khi giết chú, anh em họ và anh trai ruột của mình (người thừa kế ngai vàng thực sự), con đường tiến tới ngai vàng của ông ta đã trở nên cực kì thông thoáng.
Sau khi Archelaus đã trở thành một vị vua nổi tiếng, triều đại của ông ta đã thu hút các nghệ sĩ đến từ khắp thế giới Hy Lạp, bao gồm cả nhà viết kịch vĩ đại Euripides. Euripides lúc này đã khá lớn tuổi nhưng vẫn rất ham mê thú vui trần gian và có vẻ đã có hành động không quá đúng mức với một cận thần trẻ tuổi. Vị cận thần này trả đũa bằng cách tung tin đồn rằng Euripides bị hôi miệng kinh khủng. Vua Archelaus đã cho phép Euripides đánh đòn chàng trai trẻ vì hành vi này.
Rõ ràng là sự yêu thích của Archelaus đối với nghệ thuật kịch đã lấn át ý thức về công lý. Và vì điều này mà ông ta đã phải trả một cái giá cực kì đắt khi vị cận thần trẻ tuổi kia đã xây dựng một âm mưu ám sát nhà vua cùng bạn bè mình – và đã thành công!
Bạn có thể đọc thêm:
- 15 sự thật thú vị đằng sau Napoléon Bonaparte – vị vua biểu tượng của nước Pháp (Phần 1)
- 31 sự thật thú vị về cá mập (Phần 2)
- Câu hỏi hack não: Có bao nhiêu chiều không gian trong vũ trụ?
Các bạn có thể giúp mình hoàn thiện bài viết bằng cách để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận.