Mụn mọc quanh miệng là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên gương mặt mà còn gây khó khăn trong vấn đề giao tiếp, ăn uống,… Vậy vì sao mụn lại mọc quanh miệng và làm cách nào để xử lý chúng an toàn mà không để lại hậu quả nặng nề trên da. Cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mụn mọc quanh miệng là gì?

Mụn mọc quanh miệng thực chất là tình trạng những nốt mụn sưng, viêm xuất hiện bao quanh vùng miệng của chúng ta. Không giống như những vùng da khác, miệng là nơi hoạt động nhiều hơn nên khi mụn viêm xuất hiện sẽ gây đau đớn và làm khó khăn trong những hoạt động sinh hoạt thường ngày. Không chỉ vậy, mụn ở khu vực này còn làm mất tính thẩm mỹ cho toàn khuôn mặt khiến bạn tự ti hơn với mọi người xung quanh. Nếu bạn không đủ kiến thức để điều trị đúng đắn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu hơn.

Mụn mọc quanh miệng là hiện tượng mụn viêm, mụn trứng cá xuất hiện xung quanh miệng, gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày (Ảnh: Internet).
Mụn mọc quanh miệng là hiện tượng mụn viêm, mụn trứng cá xuất hiện xung quanh miệng, gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày (Ảnh: Internet).

Nguyên nhân khiến mụn mọc quanh miệng

1. Quên vùng da quanh miệng khi làm sạch

Thông thường khi bạn rửa mặt thì vùng má và trán là hai bộ phận được massage kỹ nhất. Rất nhiều người bỏ qua việc làm sạch vùng da quanh miệng khiến cho bã nhờn, bụi bẩn tích tụ nhiều trong lỗ chân lông. Lâu ngày, lỗ chân lông sẽ trở nên bít tắc từ đó dẫn đến tình trạng mụn quanh vùng da này. Vì thế, bạn cần chú ý đến bộ phận này khi tiến hành làm sạch da nhé.

Không làm sạch vùng da quanh miệng là nguyên nhân khiến mụn mọc nhiều ở vùng da này (Ảnh: Internet).
Không làm sạch vùng da quanh miệng là nguyên nhân khiến mụn mọc nhiều ở vùng da này (Ảnh: Internet).

2. Rối loạn nội tiết tố

Hiện tượng rối loạn nội tiết tố xảy ra khi bạn gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống, stress hoặc bạn đang trong độ tuổi dậy thì. Khi nội tiết tố thay đổi, lượng bã nhờn và dầu thừa được sản xuất nhiều hơn. Điều này khiến lỗ chân lông trở nên quá tải. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây mụn xâm nhập và gây nên mụn quanh miệng.

Rối loạn nội tiết tố khiến hoạt động của tuyến bã nhờn tăng mạnh hơn (Ảnh: Internet).
Rối loạn nội tiết tố khiến hoạt động của tuyến bã nhờn tăng mạnh hơn (Ảnh: Internet).

3. Cạo râu không đúng cách

Nguyên nhân này xuất hiện chủ yếu ở nam. Thông thường khi cạo râu sẽ khiến cho vùng da quanh miệng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, vùng da này sẽ có nguy cơ nổi mụn nhiều hơn. Rất nhiều bạn có thói quen cạo râu mỗi ngày khiến vùng da này càng nhạy cảm hơn, thậm chí quá trình cạo gây tổn thương da. Và kết quả là khiến da nhiễm trùng, nổi mụn viêm.

Cạo râu không đúng đắn rất dễ làm vùng da quanh miệng nhạy cảm hơn (Ảnh: Internet).
Cạo râu không đúng đắn rất dễ làm vùng da quanh miệng nhạy cảm hơn (Ảnh: Internet).

4. Ảnh hưởng từ quá trình chăm sóc da

Có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc vùng răng miệng và vùng môi. Một vài loại son dưỡng có thể gây nên hiện tượng bít tắc lỗ chân lông quanh vùng miệng do lem son và không làm sạch. Hoặc một vài sản phẩm kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate sẽ khiến vùng da quanh miệng gặp kích ứng và nổi mụn.

Son dưỡng nếu lan ra vùng da quanh miệng sẽ khiến tình trạng bít tắc xuất hiện (Ảnh: Internet).
Son dưỡng nếu lan ra vùng da quanh miệng sẽ khiến tình trạng bít tắc xuất hiện (Ảnh: Internet).

5. Lạm dụng trang điểm

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày sẽ không thể tránh khỏi việc makeup, đặc biệt là các nàng. Với các kiểu trang điểm bình thường thì không sao, nhưng khi bạn lạm dụng nhiều lối trang điểm đậm, sử dụng nhiều sản phẩm makeup,…sẽ gây hậu quả rất lớn. Không chỉ vùng miệng gặp ảnh hưởng mà cả toàn bộ các vùng da khác trên mặt cũng sẽ rơi vào tình trạng kích ứng và nổi mụn, nặng nhất là mụn viêm.

(Ảnh: Internet).
Trang điểm đậm cũng là nguyên nhân khiến da vùng miệng nổi nhiều hơn (Ảnh: Internet).

6. Khẩu trang không sạch

Khẩu trang là vật dụng không thể thiếu, đặc biệt là tình hình dịch bệnh như hiện nay. Tuy vật dụng này có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn, khói bụi từ bên ngoài nhưng lại không thể bảo vệ được chúng ta từ bên trong. Khi trò chuyện, giao tiếp, vi khuẩn từ miệng sẽ bám vào khẩu trang và nếu bạn không thay một chiếc khẩu trang mới mỗi ngày, nguy cơ vi khuẩn bám lại vào vùng da quanh miệng đấy.

Bạn cần thay khẩu trang thường xuyên để hạn chế tình trạng vi khuẩn bám vào vùng da quanh miệng (Ảnh: Internet).
Bạn cần thay khẩu trang thường xuyên để hạn chế tình trạng vi khuẩn bám vào vùng da quanh miệng (Ảnh: Internet).

7. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với hoạt động thể dục, thể thao sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. ngược lại, nếu bạn không cân bằng được lượng dinh dưỡng trong chế độ ăn và ăn quá nhiều các chất độc hại sẽ khiến da trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Và chắc chắn, một trong những hậu quả xấu nhất là tình trạng mụn mọc quanh miệng.

Chế độ ăn không hợp lý khiến da gặp nhiều tình trạng xấu hơn (Ảnh: Internet).
Chế độ ăn không hợp lý khiến da gặp nhiều tình trạng xấu hơn (Ảnh: Internet).

Một vài loại mụn mọc quanh miệng phổ biến nhất

1. Mụn trứng cá

Đây là loại mụn có độ phổ biến cao nhất và cũng là loại mụn nhẹ nhất và rất dễ điều trị. Tuy là loại mụn dễ điều trị nhưng khả năng xuất hiện của nó cũng vô cùng lớn. Thông thường, nếu bạn đến tuổi dậy thì loại mụn này sẽ xuất hiện khá nhiều, tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Mụn trứng cá quang miệng là tình trạng mụn phổ biến và dễ điều trị nhất (Ảnh: Internet).
Mụn trứng cá quang miệng là tình trạng mụn phổ biến và dễ điều trị nhất (Ảnh: Internet).

2. Mụn bọc

Mụn bọc là loại mụn sở hữu lượng “an ti fan” vô cùng lớn. Nguyên nhân là do đây là loại mụn cực kỳ khó điều trị và chăm sóc. Không chỉ vậy, khi mụn bọc xuất hiện gần vùng miệng, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi nói bởi loại mụn này gây đau rát vô cùng. Thực chất, mụn bọc là loại mụn không hề chứa nhân mụn, thay vào đó là cục u xuất hiện dưới da. Khi mọc quanh vùng miệng, đặc biệt là vùng cằm sẽ khiến da trở nên ngứa ngáy và đau đớn.

(Ảnh: Internet).
Mụn bọc xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến bạn (Ảnh: Internet).

3. Mụn nang

Tương tự như mụn bọc, mụn nang khi xuất hiện sẽ gây đau rát vô cùng khó chịu. Nói đúng hơn, mụn nang là cấp bậc cao nhất của mụn trứng cá. Mụn nang phát triển từ sâu dưới da sau đó trồi lên với dịch mủ, gây nên tình trạng sưng to, đau rát. tuy không khó điều trị như mụn bọc nhưng mụn nang lại để lại hậu quả nặng nề hơn nếu chăm sóc không đúng cách, nặng nhất là tình trạng sẹo vĩnh viễn trên da.

(Ảnh: Internet).
Mụn nang phát triển từ sâu dưới da sau đó trồi lên với dịch mủ, gây nên tình trạng sưng to, đau rát (Ảnh: Internet).

Mụn mọc quanh miệng có nguy hiểm không?

Mụn mọc quanh miệng tuy không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bạn nhưng theo nghiên cứu, mỗi vị trí mụn mọc trên da mặt đều thể hiện một vấn đề xấu về sức khỏe mà bạn cần chú ý. Với số lượng lớn mụn mọc quanh miệng có thể nói lên tim và dạ dày của bạn đang gặp tình trạng xấu. Chủ yếu gây nên tình trạng này là do quá trình sinh hoạt và chế độ ăn thiếu lành mạnh. Dựa trên tình trạng mụn mọc quanh miệng có lẽ trước đó bạn đã nạp vào cơ thể lượng thức ăn có hàm lượng axit cao như: chanh, cóc, xoài,…hoặc các thức ăn cay nóng. Những loại thức ăn này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và cũng phần nào gây nên tình trạng mụn xung quanh miệng.

Mùng 1 quanh miệng có thể là biểu hiện của tình trạng dạ dày không ổn định (Ảnh: Internet).
Mụn mọc quanh miệng có thể là biểu hiện của tình trạng dạ dày không ổn định (Ảnh: Internet).

Mụn mọc quanh miệng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó chính là thông báo mà cơ thể gửi cho bạn. Lúc này bạn cần thiết lập một chế độ ăn hợp lý, một chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn để giúp cơ thể hạn chế được nhiều căn bệnh không đáng có.

Cách giải quyết mụn mọc quanh miệng hiệu quả

1. Làm sạch da

Làm sạch da là bước cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây nên mụn quanh vùng miệng. Để tăng hiệu quả, bạn có thể áp dụng bước tẩy trang kết hợp với rửa mặt bằng sữa rửa mặt để nâng cao hiệu quả làm sạch. Bạn cũng cần chú ý massage vùng da quanh miệng để làm sạch vùng da này kỹ hơn nhé.

(Ảnh: Internet).
Làm sạch da là bước giúp bạn hạn chế được tình trạng mụn quanh miệng (Ảnh: Internet).

2. Tẩy trang kỹ sau khi makeup

Đối với những bạn thường xuyên trang điểm hoặc theo phong cách trang điểm đậm thì việc cần làm là phải tẩy trang sau thật kỹ mỗi tối trước khi ngủ. Nếu bạn bỏ qua hoặc tẩy trang sơ sài sẽ khiến mụn ngày càng nhiều hơn. Nếu muốn tối ưu nhất thì với những bạn cần khoảng 3-4 bông tẩy trang với lớp trang điểm đậm.

(Ảnh: Internet).
Bạn cần tẩy trang thật kỹ khi make-up quá nhiều hoặc make up đậm (Ảnh: Internet).

3. Bôi các sản phẩm chứa AHA/ BHA

Đối với tình trạng mụn viêm trên da bạn cần tẩy da chết hoặc nói cách khác là làm sạch sâu lỗ chân lông. Điều này góp phần giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn, hạn chế tình trạng bít tắc. Trong đó, thành phần làm được điều này hiệu quả nhất hiện nay đó là BHA và AHA. Đây là hai thành phần có công dụng làm sạch bã nhờn và bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông. Ngoài ra, thành phần này còn giúp đẩy mụn và gom cồi mụn hiệu quả.

(Ảnh: Internet).
Sử dụng các thành phần chứa AHA/ BHA sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mụn quanh miệng (Ảnh: Internet).

4. Sử dụng chấm mụn

Ngoài việc bôi BHA/ AHA lên vùng da bị mụn, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm bôi mụn để tăng hiệu quả trị mụn. Với các nốt mụn viêm hoặc đã quá chín bạn không nên tác động quá nhiều hoặc nặng chúng xuống mà nên chấm các sản phẩm đặc trị mụn. Các sản phẩm này sẽ giúp ngừa viêm, kháng khuẩn và hạn chế tình trạng lây nhiễm ra các vùng da khác.

Chấm mụn sẽ giúp nốt mụn được điều trị một cách an toàn nhất (Ảnh: Internet).
Chấm mụn sẽ giúp nốt mụn được điều trị một cách an toàn nhất (Ảnh: Internet).

5. Không tự ý nặn mụn

Thói quen của nhiều người là nặn hoặc sờ lên nốt mụn. Đây là thói quen xấu mà bạn cần bỏ để có một làn da đẹp. Khi tự ý nặn mụn, các nốt mụn sẽ có nguy cơ viêm khá cao, thậm chí có nguy cơ lây lan sang các vùng khác. Vì vậy, việc bạn cần làm là giữ da thật sạch và sát khuẩn tay trước khi muốn nặng mụn hoặc đưa tay lên nốt mụn nhằm đảm bảo an toàn.

Bạn không nên tự ý nặng mụn tại nhà để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc để lại sẹo (Ảnh: Internet).
Bạn không nên tự ý nặng mụn tại nhà để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc để lại sẹo (Ảnh: Internet).

Thành phần trị mụn mọc quanh miệng

Với tình trạng mụn trên da, bạn nên chú ý các thành phần có khả năng trị mụn phổ biến sau (Ảnh: Internet).
Dưới đây là một vài thành phần bạn cần chú ý để điều trị mụn mọc quanh miệng (Ảnh: Internet).
  • Salicylic acid: là một dạng của BHA mang đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn vô cùng cao. Với đặc tính này, Salicylic acid giúp giảm mụn và gom cồi mụn vô cùng hiệu quả.
  • Benzoyl peroxide: có công dụng hỗ trợ da kháng khuẩn, hạn chế tình trạng mụn viêm và giúp thông thoáng lỗ chân lông. Không chỉ vậy, Benzoyl peroxide còn đẩy nhanh quá trình hồi phục của da nữa đấy.
  • Glycolic acid: tương tự như Salicylic acid, đây là thành phần giúp làm sạch sâu lỗ chân lông có chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên. Vì thế, thành phần này sẽ có tác động nhẹ nhàng với các nốt mụn.

Thành phần trị mụn mọc quanh miệng từ thiên nhiên

Nếu bạn đã quá chán với các thành phần hóa học để trị mụn mọc quanh miệng thì bạn có thể tham khảo một vài thành phần trị mụn từ thiên nhiên dưới đây (Ảnh: Internet).
Nếu bạn đã quá chán với các thành phần hóa học để trị mụn mọc quanh miệng thì bạn có thể tham khảo một vài thành phần trị mụn từ thiên nhiên dưới đây (Ảnh: Internet).
  • Tinh dầu tràm trà: là thành phần thường xuất hiện trong các sản phẩm trị mụn. Nhờ chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp các nốt mụn dịu đi khá hiệu quả. Với thành phần này bạn có thể tìm thấy từ các loại toner, sữa rửa mặt,…
  • Tinh dầu thầu dầu: khá hiệu quả khi sử dụng cho vùng miệng, cằm,… Chứa thành phần ricinoleic acid có khả năng ngừa viêm, giảm đau cho các nốt mụn. Không chỉ vậy, thành phần này còn có khả năng kích thích phát triển tế bào tên da, hỗ trợ vết thương nhanh lành.
  • Chiết xuất cây phỉ: chứa hợp chất tanin giúp loại bỏ dầu thừa giúp thông thoáng lỗ chân lông từ đó hạn chế tình trạng mụn. Bạn có thể sử dụng trực tiếp thành phần này để bôi lên vùng mụn sau đó rửa lại bằng nước.
  • Bột nghệ: hoạt chất curcumin trong bột nghệ mang lại khả năng hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, chống oxy hóa, giảm mụn.
  • Mật ong: là thành phần phổ biến, có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm. Ngoài ra, mật ong còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trên da.

Trường hợp cần đến bác sĩ khi mụn mọc quanh miệng

Bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc mụn mọc quanh miệng tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra dai dẳng và không thể sử dụng các phương pháp chăm sóc da thông thường để điểu trị thì bạn mới cần đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám. Dù thế nào đi nữa, việc giữ một thói quen sinh hoạt tốt và chế độ ăn uống hợp lý, khoa học thì chắc chắn tình trạng da của bạn sẽ được giảm đi rất nhiều đấy.

Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu trong trường hợp mụn mọc dai dẵn, không có dấu hiệu giảm đi (Ảnh: Internet).
Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu trong trường hợp mụn mọc dai dẵn, không có dấu hiệu giảm đi (Ảnh: Internet).

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của BlogAnChoi, hy vọng bạn sẽ mãi ủng hộ để BlogAnChoi có thể phát triển hơn nữa và mang đến nhiều bài viết chất lượng nhất đến bạn nhé!

Xem thêm

Sẹo thâm có khỏi không? Cách trị sẹo thâm đơn giản tại nhà mà chưa chắc bạn đã biết

Thật may mắn khi bạn sở hữu một làn da trắng nhưng vì những chiếc sẹo thâm đáng ghét mà bạn cảm thấy rất tự ti xấu hổ và không dám diện đồ ngắn đúng không. Liệu sẹo thâm có khỏi hay không? Làm cách nào để điều trị sẹo thâm một cách hiệu quả thì hôm nay BlogAnChoi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận