Trong nhiều năm qua, bóng đá Việt Nam bị ám ảnh ngôi vị số một Đông Nam Á bởi mục tiêu được đặt ra là rất cao cho những giải ở cấp độ khu vực như ASEAN Cup và SEA Games. Thậm chí, phía Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) còn xem trọng thành tích của đấu trường khu vực hơn cả các giải đấu chính thức như Asian Cup hay World Cup.

Sponsor

ASEAN Cup và SEA Games được “coi trọng” thành tích hơn các giải đấu lớn khác?

Không chỉ có VFF, ngay cả những khán giả xem đội tuyển quốc gia Việt Nam thi đấu cũng coi trọng các giải đấu “ao làng” như ASEAN Cup và SEA Games. Đôi lúc họ cũng xem đây là giải đấu có mức độ quan trọng hơn cả các giải lớn như Asian Cup, World Cup, Á vận hội và Thế vận hội. Vì sao hiện tượng này lại xảy ra với bộ phận rất đông “cổ động viên” xem bóng đá tại Việt Nam?

Đầu tiên là trình độ của các đội tuyển trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn khá khiêm tốn so với mặt bằng chung của bóng đá thế giới. Hiện tại, đội tuyển có thứ hạng FIFA tốt nhất khu vực Đông Nam Á là Thái Lan khi đứng thứ 96. Hầu hết các đội tuyển còn lại trong khu vực đều nằm ngoài top 100 thế giới.

Do thứ hạng trên bảng xếp hạng FIFA quá thấp, các đội tuyển hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á cũng không có nhiều cơ hội để tiến sâu vào các giải lớn châu lục như Asian Cup. Vì thế, các “ông lớn” trong khu vực Đông Nam Á cũng đặt mục tiêu cao ở giải ASEAN Cup (AFF Cup cũ trước đây) hay SEA Games để khẳng định vị thế của họ ở tầm khu vực.

Một yếu tố quan trọng khác khiến các ông lớn trong khu vực đặt giải đấu “ao làng” đó ở một vị trí quan trọng trong năm chính là mối “thù địch” giữa những đội nằm ở khu vực gần nhau, hay còn gọi là các trận derby.

Bóng đá Việt Nam vẫn quanh quẩn mục tiêu ở đấu trường khu vực. Ảnh: Internet.
Bóng đá Việt Nam vẫn quanh quẩn mục tiêu ở đấu trường khu vực. Ảnh: Internet.

Trên thế giới, chúng ta được chứng kiến rất nhiều trận derby giữa những đội cùng thành phố hoặc nằm trong một khu vực nhất định nào đó (derby thành Manchester, derby thành Milan,…). Thì ở Đông Nam Á cũng có những trận “derby ASEAN”, điều này cũng mang lại sức hút cho khán giả ở những màn đối đầu như vậy. Đây cũng là một nguyên nhân khiến ASEAN Cup và SEA Games được “coi trọng” hơn về mặt thành tích.

Những hệ lụy khi thi đấu ở các giải quốc tế khác

Khi những giải “ao làng” được đặt lên một vị thế quá cao với mục tiêu của một đội tuyển quốc gia, chức vô địch khu vực cũng một phần mang theo tâm lý tự mãn khi đến những giải đấu khác. Tâm lý này lại vô tình khiến các ông lớn trong khu vực bị “sốc” khi ra đến đấu trường châu Á, bởi vì Đông Nam Á được coi là vùng trũng của bóng đá thế giới.

Chúng ta nên nhớ rằng, ASEAN Cup chỉ là một giải không chính thức của FIFA và cũng chỉ được tính là những trận giao hữu nếu tính điểm trên bảng xếp hạng của FIFA. Các giải đấu tầm khu vực cũng không thể giúp cho các đội tuyển trong khu vực Đông Nam Á cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng FIFA. Điều đó khiến các đội cũng gặp bất lợi trong những đợt bốc thăm chia bảng ở vòng loại Asian Cup hay World Cup.

Ngoài ra, việc căng sức và dốc toàn lực cho mặt trận AFF Cup trước đây cũng khiến các cầu thủ chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch thi đấu dày đặc. Nếu phải đón nhận thất bại ở giải đấu “ao làng”, tâm lý của các cầu thủ sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi họ phải hứng chịu nhiều sức ép trước khi bước vào giải đấu này. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến các cầu thủ khi họ trở về cấp độ CLB hoặc cả sự nghiệp sau giải đấu đó.

Vì sao bóng đá Việt Nam bị ám ảnh ngôi vị số một Đông Nam Á?

Bóng đá Việt Nam đã từng 2 lần lên ngôi vô địch AFF Cup vào các năm 2008 và 2018. Còn tại đấu trường SEA Games, đội tuyển U23 Việt Nam cũng đã có 2 lần liên tiếp giành Huy chương vàng vào các năm 2019 và 2021. Những danh hiệu vô địch khu vực đến từ thành tựu mà HLV Park Hang-seo đạt được với bóng đá nước nhà.

Đội tuyển Việt Nam thường gặp khó khi thi đấu ở đấu trường châu lục. Ảnh: Internet.
Đội tuyển Việt Nam thường gặp khó khi thi đấu ở đấu trường châu lục. Ảnh: Internet.
Sponsor

Ngay ở giai đoạn bóng đá Việt Nam hưng thịnh, chúng ta từng đứng ở đỉnh khu vực Đông Nam Á một thời gian nhưng rồi ngôi vị số một khu vực bị mất từ tay của Thái Lan, thậm chí trong tương lai là cả Indonesia. Đây đang là một phần lý do khiến bóng đá Việt Nam bị ám ảnh ngôi vị số một Đông Nam Á.

Lý do khác nữa chính là chủ trương của VFF chưa bao giờ có ý định từ bỏ tham vọng lên ngôi vô địch ở các giải khu vực. Mục tiêu mà VFF đưa ra cho các HLV dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 thông thường sẽ là vào đến vòng bán kết là tối thiểu, xa hơn là vào chung kết.

Với việc chỉ 2 lần vô địch Đông Nam Á và vẫn còn kém xa người Thái, đây cũng là điều khiến một bộ phận khán giả xem bóng đá Việt vẫn bị ám ảnh với việc chúng ta phải thật sự thống trị khu vực trước khi mới dám nghĩ đến việc ra biển lớn.

Một số bộ phận người xem bóng đá cũng thường xuyên bị “ảo tưởng” về sức mạnh nếu chúng ta có danh hiệu vô địch Đông Nam Á. Họ thường hay ngủ quên trong chiến thắng ở “ao làng” nhưng lại quên mất rằng yếu tố quan trọng chính là các giải tầm cỡ châu lục và thế giới mới là yếu tố đánh giá chuẩn nhất về tổng thể nền bóng đá của một quốc gia.

Khi các cầu thủ Việt Nam cũng thường xuyên gặp phải những rào cản về tâm lý khi gặp các đối thủ có vóc dáng cao to, thể hình và thể lực của đội bạn vượt trội hẳn. Thể trạng của các cầu thủ Việt Nam nhìn chung so với nhiều quốc gia khác lại tỏ ra kém hơn, cho nên cũng nảy sinh tâm lý bị “ngộp” khi phải đối đầu với những đội chơi về thể lực.

Đôi khi chúng ta cũng thua thiệt khi gặp các đội có đấu pháp chiến thuật rõ ràng, hoặc có nền tảng kỹ thuật tốt hơn một chút. Nổi ám ảnh về ngôi vị số một của khu vực cũng đến nhiều ngay trong màn trình diễn của các cầu thủ trên sân.

Nhiều người Việt cũng quan điểm rằng chúng ta “bắt buộc” phải vô địch AFF Cup, phải vô địch SEA Games rồi mới chịu nói chuyện về mục tiêu ở Asian Cup, Asiad, World Cup hay là cả Olympic. Nếu chúng ta không may để thua Thái Lan, Indonesia hoặc cả Malaysia trong một trận đấu của AFF Cup hoặc SEA Games, mạng xã hội sẽ ngập tràn lời chỉ trích từ bộ phận người dùng mạng.

Bóng đá Việt Nam bị ám ảnh ngôi vị số một Đông Nam Á trong thời gian dài. Ảnh: Internet.
Bóng đá Việt Nam bị ám ảnh ngôi vị số một Đông Nam Á trong thời gian dài. Ảnh: Internet.

Sau mỗi thất bại đó, những thành phần CĐV có tính “thượng đẳng” thường cho rằng: “Cái giải ao làng còn không xong nữa thì còn làm trò trống gì nữa!” hay “Đừng mơ đến đấu trường châu Á!”,…. Điều này khiến các cầu thủ và BHL phải chịu nhiều sức ép từ phía người hâm mộ và giới truyền thông.

Kết luận

Bóng đá Việt Nam sau một giai đoạn hưng thịnh dưới thời của HLV Park Hang-seo và giờ bước vào giai đoạn chuyển giao với các đời HLV khác. Tuy nhiên, những đời HLV kế nhiệm sau giai đoạn đầu năm 2023 vẫn chưa thể đạt được thành tích như sự kỳ vọng lớn lao của người hâm mộ.

Rốt cuộc, bóng đá Việt Nam vẫn tiếp tục loay hoay với những mục tiêu giành vị trí cao nhất khu vực để “xưng hùng, xưng bá”. Mục tiêu đó khiến không ít người bị ám ảnh và nếu gặp phải thất bại thì cũng sẽ phải chịu những tác động tiêu cực ở những giải đấu sau.

Sponsor
Xem thêm

Lionel Messi liệu có xứng đáng cho danh hiệu Quả Bóng Vàng 2023?

Chỉ còn vài ngày nữa thôi chủ nhân của Quả Bóng Vàng 2023 sẽ được tạp chí nổi tiếng nước Pháp France Football công bố. Năm nay cuộc cạnh tranh tới danh hiệu cá nhân cao quý này chủ yếu là giữa huyền thoại đương đại Lionel Messi và tương lai của bóng đá thế giới trong 10 năm ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(