Đà Lạt không chỉ được biết đến là thành phố của xứ sở ngàn hoa, thành phố của tình yêu, mang chút gì đó đượm buồn, mà nơi đây còn được biết đến với những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng. Hãy theo chân BlogAnChoi khám phá top 5 ngôi chùa cổ kính và linh thiêng không nên bỏ qua khi du lịch Đà Lạt nhé !

1. Chùa Linh Phước

Vài nét về chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước ở số 120 đường Tự Phước, Phường 11, Thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 9km. Chùa Linh Phước còn được gọi là chùa Ve Chai bởi trong sân chùa có 1 con rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, khiến du khách đến ghé thăm không khỏi tò mò.

Chùa Linh Phước - ngôi chùa với 11 kỉ lục được xác lập ( nguồn: Internet )
Chùa Linh Phước – ngôi chùa với 11 kỉ lục được xác lập ( nguồn: Internet )

Đây là ngôi chùa lớn, cổ kính và linh thiêng nhất tại Đà Lạt. Chùa được xây dựng từ năm 1949 và đến năm 1952 thì hoàn thành, và đã trải qua 4 đời trụ trì. Chùa sở hữu đến 11 kỉ lục Việt Nam, đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì bí của ngôi chùa, chiêm ngưỡng được kiến trúc vô cùng độc đáo và sự tỉ mỉ trong các kiệt tác nghệ thuật của những nghệ nhân nơi đây. Những mảnh ve chai được kì công, ghép thành những công trình thu hút được sự chú ý của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Chùa có công trình kiến trúc 18 tầng địa ngục, tái hiện lại những quả báo của con người qua câu chuyện Mục Liên tìm mẹ, khi đi qua 18 tầng địa ngục, du khách sẽ có thể ngộ ra những lẽ phải, phép tắc trong đời sống, con người thì phải sống lương thiện, tích đức cho con cháu, không nên làm những điều ác, cần báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ về già, không được phụ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

Du khách chụp ảnh check-in tại 18 tầng địa ngục ( nguồn: Internet )
Du khách chụp ảnh check-in tại 18 tầng địa ngục ( nguồn: Internet )
Rùng mình với 18 tầng địa ngục tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )
Rùng mình với 18 tầng địa ngục tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )

Tại chùa Linh Phước, còn có các công trình tượng Phật ngồi thiền được làm bằng sáp, nhìn rất giống người thật. Các kiệt tác tại đây đều do các nghệ nhân người Thái Lan làm nên.

Tượng bằng sáp tại chùa Linh Phước nhìn rất giống người thật ( nguồn: Internet )
Tượng bằng sáp tại chùa Linh Phước nhìn rất giống người thật ( nguồn: Internet )

Chùa còn có tháp chuông được xác lập kỉ lục là cao nhất Việt Nam, với chiều cao là 36m. Bên trong tháp có treo Đại Hồng Chung, là chiếc chuông lớn thứ 2 Việt Nam chỉ sau chiếc chuông tại chùa Bái Đính. Trên chiếc chuông được khắc tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nghìn mắt nghìn tay và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, và do chính bàn tay của những nghệ nhân người Huế đúc nên.

Đại Hồng Chung tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )
Đại Hồng Chung tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )

Khi đi vào sâu trong chùa, du khách sẽ thấy tượng Bồ Đề Đạt Ma được làm bằng gỗ được đặt trước khuôn viên chùa, và cũng được xác lập kỉ luc là tượng làm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )
Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất Việt Nam tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )

Tiếp đến, bên cạnh của chính điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng hoa Bất Tử, và vào năm 2010 được xác lập kỉ lục là bức tượng làm bằng hoa lớn nhất Châu Á.

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng hoa Bất Tử ( nguồn: Internet )
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng hoa Bất Tử ( nguồn: Internet )

Trong khu vực nội chính điện của chùa, còn có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng bê tông cao nhất Việt Nam, với chiều cao là 17m. Trong tòa nội chính điện đó gồm có 3 tầng, bên ngoài được trang trí hoa văn, họa tiết rồng vô cùng đẹp.

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng bê tông cao nhất Việt Nam ( nguồn: Internet )
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng bê tông cao nhất Việt Nam ( nguồn: Internet )

Đặc biệt khi đến tham quan ngôi chùa Linh Phước, du khách không thể bỏ qua gốc cây gỗ Trâm rất lớn, bên trên có khắc những bài kinh pháp của Phật.

Gốc cây gỗ Trâm tại chùa Linh Phước, trên có khắc các bài kinh pháp của Phật ( nguồn: Internet )
Gốc cây gỗ Trâm tại chùa Linh Phước, trên có khắc các bài kinh pháp của Phật ( nguồn: Internet )

Đằng sau tòa Linh Tháp là khu vực Hoa Long Viên, nơi đây du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của con rồng được làm từ 12.00 vỏ chai bia, dài đến 49m.

Cận cảnh con rồng được làm bằng ve chai tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )
Cận cảnh con rồng được làm bằng ve chai tại chùa Linh Phước ( nguồn: Internet )

Khi ghé thăm ngôi chùa Linh Phước, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình, kiến trúc lớn nhất, bậc nhất của Việt Nam và châu Á, đã được xác lập kỉ lục.

Di chuyến đến chùa như thế nào ?

Chùa Linh Phước cách quảng trường Đà Lạt khoảng 8km, từ quảng trường du khách đi theo đường Hồ Tùng Mậu đến vòng xoay thì rẻ trái về đường Trần Hưng Đạo, ở vòng xoay tiếp theo, đi thẳng đường theo Hùng Vương, hết đường Hùng Vương tới đường Tự Phước. Đường đi đến chùa khá vắng vẻ, dễ đi, tuy nhiên có 1 số đoạn hơi quanh co, gấp khúc, dọc đi có rất nhiều cây thông xanh ngút ngàn, du khách có thể dừng chân, chụp những bức ảnh sống ảo tuyệt đẹp tại đây.

Các bạn có thể tham khảo đường đi tại đây.

Các bạn xem video về chùa Linh Phước tại đây:

2. Chùa Linh Quy Pháp Ấn

Vài nét về chùa Linh Quy Pháp Ấn

Nếu ai đã từng xem MV ” Lạc Trôi ” của ca sĩ Sơn Tùng MTP, chắc hẳn có thấy trong MV xuất hiện 1 ngôi chùa với cổng trời huyền ảo, đẹp mê lòng người, chìm trong làn sương khói huyền ảo, thì câu trả lời đó chính là ngôi chùa Linh Quy Pháp Ấn.

Cảnh quay trong mv Lạc Trôi của Sơn Tùng MTP tại chùa Linh Quy Pháp Ấn ( nguồn: Internet )
Cảnh quay trong mv Lạc Trôi của Sơn Tùng MTP tại chùa Linh Quy Pháp Ấn ( nguồn: Internet )

Chùa nằm ở đồi số 45, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng, đây là ngôi chùa nổi tiếng tại thành phố Bảo Lộc, được nhiều du khách biết đến. Bởi không khí nơi đây trong lành, mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp, nơi giao thoa đất trời. Đến đây, du khách sẽ có cảm giác yên bình, thư thái và tĩnh tâm.

Các tăng ni, phật tử ngồi thiền trước chùa ( nguồn: Internet )
Khung cảnh trước ngôi chùa vào buổi tối ( nguồn: Internet )

Cũng chưa có thông tin chính xác về năm xây dựng chùa, chỉ biết là trước kia có 1 vị sư thầy lên đây để tu, và theo thời gian thầy đã gây dựng nên ngôi chùa. Tuy là chùa có kiến trúc giản dị, nhưng khi kết hợp với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời nơi đây, hòa quyện vào nhao tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp, tĩnh lặng, thu hút được nhiều du khách đến tham quan.

Đây là địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách và Phật tử khắp nơi ghé thăm, là địa điểm không thể nào bỏ qua mỗi khi đặt chân đến vùng đất Đà Lạt mộng mơ này. Đứng trên chùa, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây, ngắm những đồi chè, rừng cây bao phủ xung quanh ngôi chùa, tận hưởng trọn vẹn không khí trong lành, mát mẻ nơi đây.

Bên trong ngôi chùa với lối kiến trúc đơn giản cùng những pho tượng bằng đồng, toát lên sự tôn kính và linh thiêng. Du khách đến đây thường cầu bình an, sức khỏe, công danh, sự nghiệp cho bản thân cũng như gia đình, thành tâm bái Phật. Vào những nơi uy nghiêm như này du khách cần giữ trật tự, không ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Điểm đặc biệt của ngôi chùa thu hút nhiều sự chú ý của du khách đó là cánh cổng Thần Đạo hay còn được gọi là cổng Trời. Tại đây du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, huyền ảo trong lớp sương mờ, chụp cho mình những bức hình tuyệt đẹp, lung linh. Để có thể ngắm bình minh tại đây, du khách nên xin nhà chùa ngủ lại 1 đêm, để sáng hôm sau có thể dậy sớm và bắt trọn khoảnh khắc tuyệt vời đó nhé.

Cổng trời Đà Lạt đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh ( nguồn: Internet )
Cổng trời Đà Lạt đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh ( nguồn: Internet )

Đến và cảm nhận sự bình yên của ngôi chùa, rời xa cái chốn đông đúc, tấp nập của thành phố, về đây tâm ta như thanh tịnh hơn, nghe tiếng chim hót líu lo, tiếng lá cây xào xạc,… sẽ khiến tâm hồn ta trở nên nhẹ nhàng hơn, quên đi mọi ưu phiền của cuộc sống ngoài kia. Du khách khi lên đến đây cũng nên 1 lần thử ngồi thiền để tâm ta thanh tịnh, cảm nhận được hết thảy sự bình yên nơi đây.

Chùa cũng vào cửa tự do và không thu phí nên du khách có thể thoải mái đến tham quan bất cứ lúc nào. Nơi đây được ví như chốn ” bồng lai tiên cảnh ” mà du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt.

Di chuyển đến chùa như thế nào ?

Đường lên chùa tuy hơi khó khăn 1 chút, nhưng sẽ rất xứng đáng và không làm du khách thất vọng khi lên đến chùa. Đoạn đường gồm 2 chặng, chặng đầu tiên sẽ là đoạn đường trải nhựa, đi khá thuận tiện, dễ dàng, chặng thứ 2 là chặng lên Linh Quy Pháp Ấn, chặng này hơi khó đi hơn, du khách nên đi bằng xe máy hoặc thuê xe ôm để lên, với mức giá 20.000 VNĐ/người.

Các bạn có thể tham khảo đường đi tại đây.

Các bạn xem video về chùa Linh Quy Pháp Ấn tại đây:

3. Thiền viện Trúc Lâm

Vài nét về Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền viên Trúc Lâm nằm trên đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng.

Thiền viện Trúc Lâm cũng là ngôi chùa cổ kính và linh thiêng du khách không nên bỏ qua khi du lịch Đà Lạt. Thiền viện được xây dựng năm 1993, kiến trúc của thiền viện được chia làm 4 khu vực. Ngoài ra còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác, theo hướng Á Đông, cổ điển, mang lại cho du khách cảm giác yên bình, thanh tịnh.

Bước vào bên trong chánh điện, du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước những công trình kiến trúc rất công phu, kĩ lưỡng và tỉ mỉ đến từng chút một. Trong chánh điện có 1 bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu rất to, cao 2m. Bên phải và bên trái có thờ những bức tượng Phật khác.

Bên trong thiêng viện trúc lâm Đà Lạt ( nguồn: Internet )
Bên trong thiêng viện trúc lâm Đà Lạt ( nguồn: Internet )

Thiền viện tọa lạc tại 1 vị trí vô cùng đẹp, được thiên nhiên ưu ái, nằm bên hồ Tuyền Lâm đẹp dịu dàng, thơ mộng, huyền ảo và tựa vào núi Phụng Hoàng. Xung quanh là rừng thông xanh ngát, du khách có thể đứng trên thiền viện ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xanh mát, phóng tầm mắt nhìn ra hồ Tuyền Lâm, hít thở không khí trong lành, quên đi mọi ưu phiền cuộc sống. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách và phật tử khắp nơi về tham quan, hành hương bái Phật.

Cảnh vật trước thiền viện trúc lâm Đà Lạt ( nguồn: Internet )
Cảnh vật trước thiền viện trúc lâm Đà Lạt ( nguồn: Internet )
Không gian tĩnh tặng, yên bình tại thiền viện trúc lâm Đà Lạt ( nguồn: Internet )
Không gian tĩnh tặng, yên bình tại thiền viện trúc lâm Đà Lạt ( nguồn: Internet )

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là nơi cửa Phật thanh tịnh, hoàn toàn không mất phí vào cửa, tất cả du khách có thể tự do đến và tham quan kiến trúc cũng như cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không gian tĩnh lặng, yên bình nơi đây. Vào ngày 14 và 19 âm lịch hàng tháng, tại khu Tham Vấn Đường, các tăng ni và phật tử có thể đến và nghe các hòa thượng giảng Thiền.

Di chuyển đến chùa như thế nào ?

Đường lên thiền viện hiện nay đều là đường nhựa, rất dễ dàng di chuyển cho du khách, giúp du khách có thể tiết kiệm thời gian đến thiền viện.

Các bạn có thể tham khảo đường đi tại đây.

Các bạn xem video về Thiền viện Trúc lâm tại đây:

4. Chùa Linh Sơn

Vài nét về chùa Linh Sơn

Đây cũng là 1 ngôi chùa cổ kính và linh thiêng ở Đà Lạt, là 1 ngôi chùa rất bình dị và tôn nghiêm. Chùa nằm ở số 120, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, Đà Lạt, Lâm Đồng. Chùa bắt đầu được xây dựng năm 1938, trên 1 ngọn đồi thấp, và từ khi xây dựng đến nay, tuy đã trải qua nhiều lần tu sửa, những vẫn giữ được nét cổ kính nguyên vẹn trong kiến trúc.

Với lối kiến trúc tuy đơn giản, nhưng chùa Linh Sơn vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị lịch sử vốn có của nó. Điểm nổi bật đầu tiên của ngôi chùa đó chính là cổng Tam Quan, trên mái mô phỏng hình ngôi nhà, điểm cao nhất của mái đó là ” Long châu lưỡng nguyệt “. Trong khu chánh điện có rất nhiều cay bạch đàn, cao vút, như che đi cái nắng nóng cho phật tử khi đến thăm ngôi chùa.

Gian chánh điện với mái ngói màu rêu phong, cổ kính, đao cong, trên chạm khắc hình rồng rất công phu và tỉ mỉ. Phía trước chánh điện được đặt 4 pho tượng kì lân bằng đá, cùng 2 cột trụ màu đỏ trên là câu đối.

Chánh điện xây dựng theo nhà ngói 3 gian thời xưa, mang hình ảnh của những gia đình người Việt cổ. Ở giữa chánh điện thờ Phật Thích Ca, đang ngồi thiền trên đài sen, được đúc bằng đồng, nặng 1250 kg. Tượng Hộ Pháp và chuông đồng được đặt phía bên phải chánh điện, và nhà thờ tổ đường được đặt phía bên trái chánh điện.

Phật trong chùa Linh Sơn ( nguồn: Internet )
Phật được đúc bằng đồng trong chùa Linh Sơn ( nguồn: Internet )

Bên cạnh đó, trong khuôn viên chùa còn có Bảo Tháp Bát Giác 7 tầng, phía trước là những hòn non bộ và tượng Phật Quan Âm làm bằng đá hoa cương đứng trên đài sen.

Tháp tại chùa Linh Sơn ( nguồn: Internet )
Bảo Tháp Bát Giác tại chùa Linh Sơn ( nguồn: Internet )

Chùa Linh Sơn có giờ mở và đóng cửa như sau: từ 6h00 – 18h00 tất cả các ngày trong tuần, tuy nhiên vào ngày lễ thì thời gian mở cửa có thể dài hơn.

Di chuyển đến chùa như thế nào ?

Cách di chuyển đến chùa Linh Sơn:

  • Di chuyển bằng ô tô khách: Khi đi từ các tỉnh khác đến, du khách sẽ xuống ở bến xe Phương Trang, sau đó bắt taxi hoặc xe ôm đi khoảng hơn 4km nữa là tới được chùa Linh Sơn.
  • Di chuyển bằng xe bus: Du khách có thể đi theo tuyến Đà Lạt – Đức Trọng hoặc Đà Lạt – Đơn Dương.
  • Di chuyển bằng xe máy: du khách đi theo phía quốc lộ 20, rẽ vào đường Trần Quốc Toản và Bùi Thị Xuân, tới phường 2, rẽ phải và đi thẳng, chùa Linh Sơn nằm phía bên phải.

Các bạn có thể tham khảo đường đi tại đây.

Các bạn xem video về chùa Linh Sơn tại đây:

5. Chùa Thiên Vương Cổ Sát

Vài nét về chùa Thiên Vương Cổ Sát

Vẫn là 1 ngôi chùa cổ, nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Đà Lạt, chùa nằm tại số 385 đường Khe Sanh, Đà Lạt, Lâm Đồng. Chùa được xây dựng vào năm 1958, và đến năm 1989 được trùng tu lại. Ngôi chùa mang lối kiến trúc giống các ngôi chùa cổ của Trung Quốc xưa.

Đầu tiên ngay khi đứng trước ngôi chùa, du khách sẽ thấy cổng tam quan, từ cổng tam quan nhìn vào bên trong, hiện ra trước mắt ta 1 khung cảnh tĩnh lặng, bình yên, có cây xanh rợp bóng mát.

Du khách check-in trước cổng tam quan ( nguồn: Internet )
Du khách check-in trước cổng tam quan ( nguồn: Internet )

Sau khi bước qua cổng tam quan, thấy 1 tấm biển gắn trên cổng chính điện, với dòng chữ ” Tư Bi Bảo Điện “, và có 1 bức tượng Phật Di Lặc cao 3m được đặt giữa chính điện, còn 2 bên là 4 tượng Tứ Đại Thiên Vương uy nghiêm.

Chùa Thiên Vương Cổ Sát - ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất tại Đà Lạt ( nguồn: Internet )
Chùa Thiên Vương Cổ Sát – ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất tại Đà Lạt ( nguồn: Internet )

Phía sau Tư Bi Bảo Điện, là Quang Minh Bảo Điện, ở đây được đặt 3 pho tượng Tây Phương Tam Thánh, làm bằng gỗ Trầm Hương, được thỉnh từ HongKong về bởi hòa thượng Tọ Dã.

3 pho tượng Tây Phương Tam Thánh trong chùa Thiên Vương Cổ Sát ( nguồn: Internet )
3 pho tượng Tây Phương Tam Thánh trong chùa Thiên Vương Cổ Sát ( nguồn: Internet )

Và điều thu hút du khách và các tăng ni Phật tử đến tham quan đó chính là ở chùa Thiên Vương Cổ Sát này có bàn tự xoay rất kì diệu khi ta đặt bàn tay lên.

Chiếc bàn tự xoay tại chùa Thiên Vương Cổ Sát ( nguồn: Internet )
Chiếc bàn tự xoay tại chùa Thiên Vương Cổ Sát ( nguồn: Internet )

Di chuyển đến chùa như thế nào ?

Cách di chuyển đến chùa Thiên Vương Cổ Sát:

  • Di chuyển bằng máy bay: Du khách sẽ hạ cánh ở sân bay Cam Ly, ra đường Hoàng Văn Thụ đi thẳng, đến đường Trần Phú lại đi thẳng, gặp đường Trần Hưng Đạo đi thẳng đến đường Khe Sanh, đi khoảng 350m nữa là đến.
  • Di chuyển bằng ô tô khách: Du khách sẽ xuống bến xe liên tỉnh Đà Lạt, sau đó ra đường Tô Hiến Thành, rẽ trái vào đường Ba Tháng Tư, tới đường Trần Hưng Đạo, đi thẳng đến đường Khe Sanh, 350m nữa là đến.

Các bạn có thể tham khảo đường đi tại đây.

Các bạn có thể xem video về chùa Thiên Vương Cổ Sát tại đây:

Một số lưu ý khi đi chùa

  • Chùa là nơi tôn nghiêm, khi đi chùa tuyệt đối không mặc trang phục quá ngắn, để lộ phần nhạy cảm.
  • Chùa là nơi thanh tịnh, khi đến chùa nên giữ trật tự, không nô đùa.
  • Vào 1 số chùa không được phép chụp ảnh trong chánh điện, du khách cần tuân thủ theo.
  • Cần giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, không phá hoại của công.
  • Khi đi chùa nên đi giày, dép thoải mái, tránh trường hợp đau chân, mang theo ít nước uống, đồ ăn nhẹ.

Trên đây, BlogAnChoi đã gợi ý cho du khách top 5 ngôi chùa cổ kính và linh thiêng không nên bỏ qua khi du lịch Đà Lạt. Đừng quên theo dõi và luôn ủng hộ BlogAnChoi để không bỏ lỡ những kinh nghiệm thú vị, bổ ích khi đi du lịch nhé !

Các bạn có thể xem các bài cùng chuyên mục tại đây:

10 địa điểm du lịch Đà Lạt đẹp nhất, hot nhất 2020

5 homestay Đà Lạt giá rẻ, “view xịn”, đến ở là không muốn về

Top 5 homestay Đà Lạt giá rẻ, gần trung tâm và đẹp xuất sắc

Xem thêm

Kinh nghiệm Food Tour Hải Phòng: Khám phá thiên đường ẩm thực ngon - bổ - rẻ chỉ với 600.000 đồng

Nếu bạn muốn có một chuyến du lịch để mang về một chiếc bụng “to tròn” mà không cần phải lo lắng cho hầu bao của mình, thì chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ chuyến đi food tour Hải Phòng – thành phố nổi tiếng với vô vàn món ăn vừa ngon vừa rẻ chiếm trọn trái tim ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
mt1803

kiến trúc của các ngôi chùa rất độc đáo