Thực phẩm biến đổi gen có mặt tốt như khỏe mạnh hơn, hương vị ngon hơn, năng suất cao hơn, nhưng nó cũng có những mặt trái gây khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và con người. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nào.
- 10. Tạo siêu vi khuẩn và siêu cỏ
- 9. Giết ong và bướm
- 8. Nông dân không thể thu hoạch hạt giống
- 7. Thụ phấn chéo làm ô nhiễm cây trồng thường xuyên
- 6. Việc vô tình trồng cây biến đổi gen là bất hợp pháp
- 5. Tỷ lệ tự tử tăng
- 4. Ít sự giám sát của chính phủ
- 3. Chính phủ và nhân viên công nghệ sinh học
- 2. Gây hại đa dạng sinh học
- 1. Ảnh hưởng các công nghệ thân thiện với môi trường
10. Tạo siêu vi khuẩn và siêu cỏ
Điểm hay của việc thiết kế cây trồng có gen diệt côn trùng là nó loại bỏ được rất nhiều loại sâu bọ không mong muốn. Nhược điểm là chỉ những loài côn trùng mạnh nhất mới có thể sống sót, tạo ra một loại siêu vi khuẩn mới có khả năng chống lại cả chất độc được cấy vào cây trồng và các loại hóa chất phun vào. Năm 2011, các nhà khoa học đã kiểm tra 13 loài gây hại chính và phát hiện ra rằng 5 loài miễn dịch với các chất độc được đưa vào cây trồng biến đổi gen.
Nông dân cũng phải chiến đấu với những loại cỏ dại siêu cứng không phản ứng với thuốc diệt cỏ được bán trên thị trường. Kết quả là nông dân buộc phải sử dụng nhiều hóa chất hơn nữa để chống lại các loại siêu cỏ dại này. Cây trồng biến đổi gen khiến việc sử dụng thuốc diệt cỏ tăng 25% mỗi năm.
Nông dân có nhu cầu sử dụng hóa chất thấp hơn trong vài năm đầu trồng cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên, một khi sâu bệnh và cỏ dại phát triển khả năng miễn dịch, nông dân chỉ có thể tăng lượng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu – từ đó làm tăng chi phí vận hành và mức độ ô nhiễm.
9. Giết ong và bướm
Một trong những lợi ích được quảng cáo của thực phẩm biến đổi gen là chúng có khả năng kháng sâu bệnh và thuốc diệt cỏ, mang lại năng suất cây trồng cao hơn. Nhưng các phương pháp chống lại sâu bệnh cho cây trồng cũng tiêu diệt các loài côn trùng có lợi như ong và bướm.
Việc côn trùng thụ phấn giảm bớt có thể dẫn đến sự sụp đổ trong nguồn cung cấp thực phẩm vì sự thụ phấn của côn trùng hỗ trợ 1/3 số cây lương thực (trong đó ong mật chiếm 80%).
Hiện tại số lượng ong mật tiếp tục giảm với tốc độ 30% mỗi năm và quần thể bướm đã hạ xuống mức thấp nhất mọi thời đại.
8. Nông dân không thể thu hoạch hạt giống
Việc nông dân thu hoạch và trồng hạt giống của cây biến đổi gen có thể bị kiện vì vi phạm luật sở hữu trí tuệ, có nghĩa là các doanh nghiệp lớn có thể có toàn quyền kiểm soát nguồn cung và giá hạt giống thế giới.
Hiện tại, hơn một nửa thị trường hạt giống toàn cầu bị kiểm soát chỉ bởi ba công ty lớn, khiến giá hạt giống tăng vọt. Giá trung bình của một mẫu đậu nành đã tăng 325% kể từ năm 1995.
7. Thụ phấn chéo làm ô nhiễm cây trồng thường xuyên
Một trong những vấn đề lớn với cây trồng biến đổi gen là chúng rất khó kiểm soát. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách kiểm soát sự thụ phấn chéo nên cho dù một nông dân hữu cơ nhỏ có siêng năng sử dụng các phương pháp trồng trọt tự nhiên đến đâu, anh ta cũng không thể ngăn phấn hoa từ trang trại biến đổi gen thổi vào và biến đổi gen cây của mình thành cây lai.
Khi cây trồng biến đổi gen ngày càng phổ biến, tất cả các loại cây trồng đều sẽ bị “nhiễm bệnh”. Ngay cả việc mua thực phẩm có nhãn hữu cơ cũng không giúp bạn hoàn toàn vì một số cơ quan quản lý sẽ không thu hồi trạng thái hữu cơ của trang trại nếu một số cây được thụ phấn chéo với cây trồng biến đổi gen.
6. Việc vô tình trồng cây biến đổi gen là bất hợp pháp
Việc sở hữu cây biến đổi gen là bất hợp pháp 0 trừ khi bạn mua chúng trực tiếp từ nhà phân phối chính thức. Nhưng hạt và phấn hoa từ những cây này đang bay khắp nơi nên nếu nông dân vô tình trồng cây biến đổi gen do thụ phấn chéo, họ có thể bị kiện.
Nông dân thường mua các túi hạt giống từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, nếu một nông dân trồng hạt giống biến đổi gen bị lẫn – dù ngẫu nhiên – vào phần còn lại của túi và sau đó thu hoạch thêm hạt giống từ cây đó thì anh ta có thể bị kiện vì không trả tiền bản quyền!
5. Tỷ lệ tự tử tăng
Việc trồng trọt luôn khó khăn, đặc biệt ở những nơi như Ấn Độ, nơi nông dân phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Vì lý do này và vô số thách thức kinh tế xã hội khác, số vụ tự tử ở nông dân Ấn Độ cao đến mức đáng kinh ngạc (khoảng 1.000 vụ mỗi tháng).
Cây trồng biến đổi gen đang khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi những người nông dân tuyệt vọng vay tiền với lãi suất cắt cổ để mua những hạt giống biến đổi gen lại không đáp ứng được các yêu cầu về lượng nước và sâu bệnh. Những người nông dân tuyệt vọng với món nợ không thể vượt qua không còn lối thoát nào khác ngoài việc tự tử.
Đã có hơn 125.000 vụ tự tử kể từ khi cây trồng biến đổi gen được áp dụng ở Ấn Độ.
4. Ít sự giám sát của chính phủ
Có thể tránh được siêu vi khuẩn nếu nông dân tuân thủ các biện pháp canh tác an toàn. Tuy nhiên, việc thiếu đào tạo và nguồn lực khiến nhiều nông dân không tuân theo kỹ thuật và siêu vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Không phải chính phủ nước nào cũng dán nhãn thực phẩm biến đổi gen, điều này khiến mọi người gặp khó khăn vì không biết mình có ăn sản phẩm biến đổi gen hay không.
3. Chính phủ và nhân viên công nghệ sinh học
Có nhiều mâu thuẫn giữa các thông tin về thực phẩm biến đổi gen, trong đó quan trọng nhất là việc chúng có an toàn hay không.
Vấn đề là không có các thông tin xác thực của các cơ quan chức năng nên phần lớn mọi người đều cực kì bối rối.
2. Gây hại đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học đề cập đến sự đa dạng của các dạng sống trong một khu vực cụ thể hoặc trên toàn bộ trái đất. Duy trì đa dạng sinh học là điều quan trọng vì mọi sinh vật đều đóng một vai trò then chốt trong vòng đời mà chúng ta hiện đang tận hưởng.
Nông nghiệp công nghiệp làm giảm đa dạng sinh học khi các doanh nghiệp nông nghiệp phát quang đất đai của tất cả các loại cây bản địa và chỉ tập trung vào sản xuất một loại cây trồng. Việc sản xuất cây trồng độc canh quy mô lớn này đã làm giảm 75% tính đa dạng của thực vật kể từ những năm 1900.
Các trang trại biến đổi gen khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì họ không chỉ sản xuất một loài thực vật duy nhất (ví dụ như ngô, đậu nành, lúa), mà tất cả các loài thực vật trong loài đều đến từ một nguồn thực vật biến đổi gen và giống hệt nhau về mặt di truyền. Việc trồng trọt không đa dạng như vậy khiến nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh và sâu bệnh. Các loài côn trùng như ong và bướm giảm và thuốc diệt cỏ tạo dị tật bẩm sinh cũng khiến suy giảm số lượng ở các loài lưỡng cư, chim, sinh vật đất và hệ sinh thái biển.
1. Ảnh hưởng các công nghệ thân thiện với môi trường
Một trong những lợi ích chính của thực phẩm biến đổi gen là ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực thế giới và là giải pháp cho nạn đói ở Châu Phi và các nơi khác. Tuy nhiên, sự đảm bảo đó đã không thực sự thành công vì năng suất cây trồng biến đổi gen rất khác nhau và nhiều quốc gia không muốn ăn thực phẩm được thiết kế trong phòng thí nghiệm.
Vậy làm cách nào chúng ta có thể nuôi sống dân số đang tăng nhanh trên thế giới?
Có nhiều giải pháp khả thi đang được nông dân cũng như các nhà khoa học ủng hộ. Ví dụ nhiều loại cây trồng như kê ngọc trai, fonio, lúa châu Phi giàu dinh dưỡng, thơm ngon và sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các phương pháp canh tác ít nước, thân thiện với môi trường như thâm canh lúa gạo (giúp cải thiện sản lượng lúa gạo từ 50-100%) đang được sử dụng làm mô hình để trồng các loại cây trồng khác một cách bền vững. Các ý tưởng khác bao gồm phân cấp nông nghiệp, nông nghiệp đô thị, nhà kính trên các cửa hàng tạp hóa,…
Bạn có thể đọc thêm:
cảm ơn bạn vì bài viết này nhé
Các bạn có thể giúp mình hoàn thiện bài viết hơn bằng cách chia sẻ những suy nghĩ của các bạn ở phần bình luận, mình rất cảm kích và sẽ tiếp thu những đóng góp của các bạn.