Hiểu những gì có trong các sản phẩm chăm sóc da có thể giúp làn da của bạn thêm khỏe đẹp. Có những chất hóa học trong mỹ phẩm không bị phân hủy và tích tụ trong cơ thể theo thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến da. Vì vậy có những thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da mà bạn cần phải tránh để có một làn da sạch, đẹp và khỏe mạnh.

Tại sao có những thành phần bạn phải tránh xa?

Như đã biết, da là cơ quan lớn nhất của cơ thể chúng ta. Bác sĩ da liễu Marianna Blyumin-Karasik cho biết, vì da có khả năng hấp thu cao nên “các sản phẩm chăm sóc da có thể được hấp thụ và đi vào máu của chúng ta và có thể có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn thân“.

Một số thành phần có nồng độ cao trong mỹ phẩm có thể khiến da trở nên nhạy cảm, kích ứng. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: nổi mẩn đỏ, ngứa, nóng rát, bỏng rộp,… Thậm chí, một số chất còn gây ra những nguy hại lớn hơn như bệnh tim mạch, gián đoạn hormone, ung thư,… Cụ thể, một đánh giá năm 2018 cho rằng phthalates được tìm thấy trong một số sản phẩm chăm sóc cá nhân nhất định có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu năm 2021 chỉ ra rằng việc tiếp xúc với formaldehyde, đôi khi được sử dụng trong các liệu pháp chăm sóc tóc bằng keratin, có thể dẫn đến dị tật tim ở thai nhi đang phát triển.

Không phải thành phần dưỡng da nào cũng tốt cho sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet)
Không phải thành phần dưỡng da nào cũng tốt cho sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet)

Sự ảnh hưởng của các thành phần có trong mỹ phẩm tác động lên da là không hề nhỏ. Thế nên, khi sử dụng mỹ phẩm chúng ta cần biết một số thành phần tốt và không tốt cho da để bảo vệ sức khỏe làn da nói chung và cơ thể nói riêng.

Các thành phần trong sản phẩm chăm sóc da cần tránh

Năm 2020, California trở thành tiểu bang đầu tiên ban hành lệnh cấm trên toàn tiểu bang đối với 24 hóa chất. Các tiểu bang khác không có những lệnh cấm này, để người tiêu dùng tự phân tích và giải thích nhãn. Tuy nhiên, điều này khá phức tạp vì việc “cấm” và khuyến nghị tránh một số thành phần không phải là phù hợp cho tất cả mọi người. Những người khác nhau có thể có phản ứng dị ứng khác nhau với một số thành phần nhất định.

Blyumin-Karasik và Greenfield – những chuyên da da liễu hàng đầu, khuyên bạn nên tránh những thành phần sau đây:

  • PEG (polyetylen glycol)
  • Metyl, propyl paraben
  • Formaldehyde
  • Nhôm
  • Oxybenzone
  • Phthalates

PEG (polyetylen glycol)

Blyumin-Karasik và Greenfield cảnh báo rằng PEGs là một hợp chất có khả năng gây kích ứng da.

(Ảnh: Internet)
PEG (polyetylen glycol) là thành phần thường gặp trong các sản phẩm chăm sóc da (Ảnh: Internet)

PEG thường được tìm thấy nhiều nhất trong nước dưỡng da, kem dưỡng da và các sản phẩm dành cho tóc vì chúng có thể hoạt động như chất dưỡng da và giữ ẩm hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy, rất ít trường hợp dị ứng cấp tính với PEG, nhưng nếu bạn có một làn da nhạy cảm thì vẫn cần lưu ý.

Methyl and propyl parabens

Blyumin-Karasik cảnh báo rằng methyl và propyl paraben – thành phần bảo quản thường thấy trong mỹ phẩm, có thể làm rối loạn hormone. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hai chất bảo quản này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Paraben là thành phần bảo quản thường gặp trong mỹ phẩm (Ảnh: Internet)
Paraben là thành phần bảo quản thường gặp trong mỹ phẩm (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng estrogen và androgen tại tuyến tiền liệt của chuột nhảy có thể bị methylparaben phá vỡ.

Một nghiên cứu khác cùng năm lại đưa ra kết luận, methyl và propyl paraben thực tế không nguy hại quá nhiều đến sức khỏe. Năm 2022, FDA đã thông báo rằng họ không có đủ bằng chứng để cảnh báo rằng paraben có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Aluminum (Nhôm)

Theo Greenfield, Aluminum là thành phần thường được sử dụng trong các sản phẩm makeup mắt, son môi và chất khử mùi và có khả năng gây kích ứng da. Ngoài ra, còn có cuộc thảo luận về việc liệu nhôm có phải là chất gây ung thư hay tác nhân gây ung thư hay không.

Nhôm là thành phần của phấn mắt (Ảnh: Internet)
Nhôm là thành phần của phấn mắt (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, Aluminum có khả năng kích thích sự hoạt động của các tế bào ung thư vú.

Vào năm 2013, một nghiên cứu cho kết quả đánh giá alumin và nhôm hydroxit là thành phần an toàn cho mỹ phẩm. Aluminum không được hấp thụ qua da và ít hơn 1% chất này được hấp thụ qua đường uống.

Formaldehyde

Thành phần này là một chất bảo quản thường được tìm thấy trong xà phòng và dầu gội đầu, có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da.

(Ảnh: Internet)
Formaldehyde là thành phần của chất bảo quản (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu kéo dài 13 năm và được công bố vào năm 2020 chỉ ra rằng, toluen-sulfonamide-formaldehyde – chất thường được sử dụng trong các sản phẩm sơn, dưỡng móng, có khả năng gây dị ứng rất cao. Nó còn được coi là chất gây ung thư, nhưng dữ liệu cho thấy nó chỉ nguy hiểm nếu một người hít phải một lượng đáng kể.

Phthalates

Phthalate thường được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa, sơn và có thể tìm thấy trong nhiều loại nước hoa. Đây là chất được cho là có thẩ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Một nghiên cứu năm 2020 chỉ ra rằng phthalate có thể dẫn đến các tình trạng:

  • Thay đổi tuổi dậy thì.
  • Hội chứng rối loạn sinh tinh hoàn, một tình trạng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và tinh hoàn.
  • Tăng nguy cơ ung thư.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sinh sản của nam và nữ.
  • Thay đổi hormone.

Ngoài ra, năm 2018, từng có nghiên cứu đưa ra kết quả phthalate có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là gây nguy cơ sảy thai.

Oxybenzone

Oxybenzone là thành phần thường thấy trong kem chống nắng. Gần đây, Key West và Hawaii đã ra lệnh cấm đối với hợp chất này. Blyumin-Karasik cho rằng Oxybenzone có thể làm hỏng các hormone và gây ra các phản ứng dị ứng.

(Ảnh: Internet)
Oxybenzone là thành phần trong kem chống nắng (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng nam giới sử dụng Oxybenzone có nồng độ tinh trùng thấp hơn.

Bạn có thể lựa chọn những thành phần gì để thay thế?

Tinh dầu tràm trà

Blyumin-Karasik gợi ý sử dụng tinh dầu tràm trà, đây một loại tinh dầu được tìm thấy trong dầu gội đầu và nhiều loại sản phẩm dưỡng da khác.

Tinh dầu tràm trà (Ảnh: Internet)
Tinh dầu tràm trà (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy tinh dầu tràm trà có thể giúp khử trùng tay khi được sử dụng trong chất khử trùng. Nghiên cứu từ năm 2015 chỉ ra rằng nó có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và một nghiên cứu thí điểm kéo dài 12 tuần được công bố vào năm 2017 gợi ý rằng tinh dầu tràm trà có thể hỗ trợ giảm mụn.

Glycerin

Glycerin là thành phần dưỡng ẩm (Ảnh: Internet)
Glycerin là thành phần dưỡng ẩm (Ảnh: Internet)

Glycerin là lựa chọn tối ưu để thay thế PEG vì khả năng giữ ẩm tốt lại vô cùng lành tính. Một nghiên cứu vào năm 2017 đã đưa ra kết quả rằng, cùng với hyaluronic và chiết xuất rau má, glycerin có khả năng tăng cường dưỡng ẩm cho da trong 24 giờ.

Năm 2019, một nghiên cứu khác cũng khẳng định glycerin là thành phần an toàn có thể sử dụng trong việc sản xuất mỹ phẩm.

Dầu dừa

Dầu dừa thành phần thiên nhiên được ưu ái vì khả năng giữ ẩm và hạn chế sự phát triển nấm mốc trong các sản phẩm chăm sóc da.

Dầu dừa là thành phần thiên nhiên lành tính (Ảnh: Internet)
Dầu dừa là thành phần thiên nhiên lành tính (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu năm 2022 chỉ ra rằng một loại huyết thanh làm từ dầu dừa kết hợp với chiết xuất tế bào gốc nhung hươu trong hai tuần có thể:

  • Dưỡng ẩm.
  • Làn da mịn màng.
  • Giảm sự xuất hiện của đường nhăn và nếp nhăn.
  • Tăng mật độ collagen.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, dầu dừa nguyên chất có khả năng chống viêm và bổ sung cho các thành phần khác trong dưỡng da.

Chiết xuất quả cơm cháy

Chiết xuất từ quả cơm cháy tác dụng kháng khuẩn và cung cấp hàm lượng vitamin C cao cho làn da.

(Ảnh: Internet)
Chiết xuất quả cơm cháy có tác dụng chống viêm và giàu vitamin C (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu về quả cơm cháy còn hạn chế, đặc biệt là trong các sản phẩm bôi ngoài da. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy nó có lợi ích chống lão hóa khi được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Chiết xuất vỏ cây liễu

Chiết xuất vỏ cây liễu (Ảnh: Internet)
Chiết xuất vỏ cây liễu có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn (Ảnh: Internet)

Blyumin-Karasik cho biết vỏ cây liễu được khuyên dùng vì đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. “Vỏ cây liễu có chứa thành phần salicin mạnh có đặc tính tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để làm sạch lỗ chân lông và giảm dầu trên bề mặt da“, cô nói.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, chiết xuất từ vỏ cây liễu có tác dụng chống viêm và chống oxy hoá. Một nghiên cứu khác vào 2010 cũng từng cho kết quả rằng hoạt chất salicin có trong vỏ loài thực vật này có tác dụng tốt đối với làn da.

Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý

Khi mua sắm các sản phẩm chăm sóc cá nhân, có một số điều bạn cần lưu ý, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn và bất kỳ điều kiện nào bạn có.

Bôi quá nhiều lớp không phải để chăm sóc da

Vấn đề thường gặp nhất của các bệnh nhân khi đến phòng khám da liễu là sử dụng quá nhiều các loại sản phẩm cho quá trình chăm sóc da. Blyumin-Karasik khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để tìm ra các thành phần chính xác cho loại da và mục tiêu làm đẹp của bạn.

Quá nhiều thành phần không phải lúc nào cũng tốt

Một danh sách thành phần dài không nhất thiết có nghĩa là có rất nhiều thành phần giúp tăng cường sức khỏe làn da của bạn. Đôi khi, danh sách thành phần đơn giản lại hiệu quả nhất.

Da nhạy cảm, chàm, viêm da hoặc bệnh rosacea

Những người có làn da nhạy cảm, chàm, viêm da sẽ phải luôn lưu ý đến thành phần sản phẩm dưỡng da mà họ sử dụng, tuyên ngôn luôn là “càng đơn giản càng tốt”, bởi vì làn da của họ dễ bị kích ứng hơn bình thường.

Hãy cẩn trọng nếu bạn có một làn da nhạy cảm (Ảnh: Internet)
Hãy cẩn trọng nếu bạn có một làn da nhạy cảm (Ảnh: Internet)

Blyumin-Karasik nói: “Họ sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách sử dụng các dòng chăm sóc da nhạy cảm, không có mùi thơm như Avene và Bioderma, và cần tránh bất kỳ chất gây dị ứng da nào ở trên.”

Mụn

Da mụn sẽ nhạy cảm với các thành phần dưỡng da hơn (Ảnh: Internet)
Da mụn sẽ nhạy cảm với các thành phần dưỡng da hơn (Ảnh: Internet)

Blyumin-Karasik khuyên những người bị mụn trứng cá nên chọn các sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Cô ấy gợi ý nên tìm những từ khóa như “oil-free – không chứa dầu” và “non comedogenic”, giảm thiểu việc sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc mỹ phẩm trang điểm gây bí tắc.

Blyumin-Karasik cảnh báo rằng những thứ này có thể gây ra nhiều mụn và vết thâm.

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để có thêm nhiều thông tin làm đẹp nhé!

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Bạn nên hiểu thế nào về Silicone chứa trong mỹ phẩm? Chúng mang lại lợi ích thế nào cho làn da

Bên cạnh các thành phần chăm sóc da như peptide, glycerin,... thì silicone trong mỹ phẩm cũng khiến nhiều người phải đặt dấu chấm hỏi về chức năng cũng như những lợi ích mà chúng mang đến cho làn da. Liệu khi sử dụng silicone để chăm sóc da thì chúng có khiến da của bạn bị ảnh hưởng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận