Mỗi khi thời tiết giao mùa tình trạng môi bị khô căng và những mảng bong tróc xuất hiện càng nặng hơn. Nếu không biết cách tẩy tế bào chết môi đúng cách thì môi càng dễ bị tổn thương, chảy máu nhiều hơn. Hôm nay BlogAnChoi sẽ giúp các bạn tìm ra “bí quyết” tẩy da chết môi đúng cách và gợi ý các tẩy tế bào chết cho môi được ưa chuộng nhất hiện nay nha.

Vì sao cần tẩy tế bào chết ở môi?

Khi thời tiết chuyển mùa từ hè sang thu, không chỉ nhiệt độ mà độ ẩm cũng giảm nhanh chóng. Do đó, nhiều người phải chịu đựng sự khó chịu do độ ẩm thấp ở trong nhà, và một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại là khô môi. Do môi không có tuyến bã nhờn nên rất dễ khô, trong đó các triệu chứng có thể nặng hơn vào mùa thu và mùa đông khi không khí có ít độ ẩm và gió lạnh thổi qua.

Tẩy tế bào chết ở môi để giữ môi luôn trong trạng thái tốt nhất (Nguồn: internet)
Tẩy tế bào chết ở môi để giữ môi luôn trong trạng thái tốt nhất (Nguồn: internet)

Đối với đôi môi nứt nẻ, bạn nên thử một loại son dưỡng môi có chứa dầu argan, dầu dừa, bơ ca cao hoặc bơ hạt mỡ. Bạn cũng nên sử dụng sản phẩm có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên, vì tia UV có thể ảnh hưởng xấu đến môi. Kết hợp sử dụng sản phẩm tẩy da chết cho môi để góp phần loại bỏ mảng bong tróc khó chịu trên môi.

Hướng dẫn cách tẩy da chết môi tại nhà

Hầu hết các bác sĩ da liễu đều khuyên không nên để môi nứt nẻ. Ở vùng da môi, tế bào chết được loại bỏ và tế bào mới được tái tạo nhanh hơn những vùng da khác. Có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây ra,… khi bạn cố gắng xé bỏ lớp tế bào da chết, nếu bạn vẫn muốn loại bỏ lớp tế bào da chết, bạn có thể thực hiện:

  • Dùng tăm bông thấm nước để chà dọc theo viền môi chết.
  • Tắm hoặc rửa mặt thực hiện xoa môi để loại bỏ các tế bào da chết trên môi.
  • Sau khi thoa một lượng son dưỡng vừa đủ lên môi, bạn phủ lên môi, sau một khoảng thời gian nhất định, dùng tăm bông lau sạch môi để loại bỏ chúng.
Dùng bông thấm nước để chà dọc theo viền môi chết (Nguồn: Internet)
Dùng bông thấm nước để chà dọc theo viền môi chết (Nguồn: Internet)

Thường thì bôi dưỡng ẩm để bảo vệ môi là tốt, nhưng bạn phải kiểm tra thành phần trước khi mua. An toàn nhất là thoa son dưỡng môi hoặc kem dưỡng ẩm có 100% thành phần dưỡng ẩm, chẳng hạn như Vaseline hoặc Lanolin. Son dưỡng môi có mùi thơm hoặc vị ngọt có chứa các thành phần khác ngoài thành phần dưỡng ẩm, có thể gây ngứa hoặc sưng môi.

Nếu bạn bị khô môi nghiêm trọng, bạn có thể cần phải kiểm tra lối sống của mình. Thói quen thường xuyên liếm, cắn môi cũng khiến độ ẩm còn sót lại trên môi bị thổi bay, làm trầm trọng thêm tình trạng khô môi. Cũng có nguy cơ vi khuẩn trong nước bọt có thể xâm nhập vào các vết nứt và gây viêm.

Phương pháp thiên nhiên tẩy tế bào chết cho môi

Cách tẩy tế bào chết môi bằng chanh và đường

Các tinh thể đường với khả năng tẩy tế bào chết vật lý dịu nhẹ trên da, chanh có thành phần axit giúp tẩy tế bào chết hóa học. Nhờ đó, khi kết hợp cả 2 sẽ mang lại hiệu quả tẩy tế bào chết vượt trội. Vitamin C dồi dào trong chanh cung cấp khả năng chống oxy hóa trì mờ thâm hiệu quả cho đôi môi của bạn.

Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng đường. (Nguồn: internet)
Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng đường. (Nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 1 muỗng cà phê nước cốt chanh.
  • 1 muỗng cà phê đường.

Cách thực hiện

  • Trộn đường với nước cốt chanh tạo dung dịch sệt sệt.
  • Tẩy trang môi với nước tẩy trang chuyên dụng.
  • Dùng khăn bông lau hết nước, thoa hỗn hợp lên môi và massage đều tay.
  • Rửa lại với nước sạch và thoa son dưỡng sau đó.

Tẩy tế bào chết môi bằng cà phê

Cà phê còn sót lại được làm cho các sản phẩm làm đẹp tự nhiên. Chúng làm sạch các lỗ chân lông và như một chất tẩy tế bào chết dịu nhẹ, hổ trợ làn da mềm mại, mịn màng.

Một liệu pháp tự nhiên đáng để thử (Nguồn: internet)
Một liệu pháp tự nhiên đáng để thử (Nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 1 thìa cà phê bã cà phê (bột cà phê tươi cũng có tác dụng và chứa ít caffeine hơn).
  • 1 thìa cà phê muối nở hoặc đường.
  • 1 thìa cà phê dầu dừa.

Cách thực hiện

  • Trộn dầu dừa, muối nở (hoặc đường) và bã cà phê trong một cái bát nhỏ.
  • Dùng ngón tay thoa hỗn hợp vừa trộn lên môi theo chuyển động tròn và massage trong vòng 2-3 phút.
  • Loại bỏ cặn bong tróc bằng khăn ẩm và ấm.

Sử dụng mỗi tuần một lần, đôi môi nứt nẻ sẽ sớm chỉ còn là dĩ vãng. Bởi vì sự lưu thông máu liên tục được kích thích sẽ làm cho đôi môi của bạn mềm mại và khỏe mạnh về lâu dài. Yêu cầu cơ bản cho việc này là bạn luôn uống đủ nước và thường xuyên cấp ẩm cho môi.

Cách tẩy tế bào chết môi bằng mật ong

Mật ong được biết là có thể làm tăng hiệu quả dưỡng ẩm cho môi, nhưng đôi khi nó cũng gây kích ứng với một số người và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khô, vì vậy cần phải thận trọng khi cân nhắc sử dụng. Và cần phải cân bằng giữa việc tẩy da chết và dưỡng ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vừa tẩy da chết vừa nuôi dưỡng da hiệu quả (Nguồn: internet)
Mật ong và đường vừa tẩy da chết vừa nuôi dưỡng da hiệu quả (Nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 1 thìa cà phê đường.
  • 2 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện

  • Trộn hai nguyên liệu với nhau trong một cái chén hoặc bát nhỏ sạch và khuấy đều.
  • Rửa tay sạch tay với xà phòng, sau đó loại bỏ son môi hoặc son dưỡng trên môi. Dùng tay lấy một ít thành phẩm vừa trộn lên môi.
  • Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi theo chuyển động tròn bằng ngón trỏ và ngón giữa. Sau đó, bạn có thể để nó trong một vài phút. Điều này giúp tăng cường tác dụng nuôi dưỡng của mật ong, nhưng không hoàn toàn cần thiết.
  • Dùng nước ấm để tẩy tế bào chết.

Tẩy tế bào chết môi bằng muối và dầu oliu

Dầu ô liu là loại dầu thực vật, để lại một lớp màng nhẹ trên da với rất nhiều dưỡng chất. Các hạt tinh thể muối đóng vai trò là vật liệu tẩy tế bào chết dịu nhẹ, kết hợp kháng viêm.

Tẩy da chết ở vùng môi bằng dầu oliu (Nguồn: internet)
Tẩy da chết ở vùng môi bằng dầu oliu (Nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 1 thìa cà phê muối.
  • 2 thìa cà phê dầu ô liu.
  • 1 giọt dầu bạc hà (có hoặc không đều được).

Cách thực hiện

  • Trộn các thành phần với nhau trong một cái bát nhỏ.
  • Làm sạch tay và môi của bạn, sau đó áp dụng tẩy tế bào chết mà không cần quá mạnh.
  • Hãy để nó hoạt động trong một thời gian ngắn và rửa sạch với nước.

Cách tẩy tế bào chết môi bằng phương pháp lip scrub

Thứ tự các bước tẩy tế bào chết cho môi bằng phương pháp lip scrub

  1. Lấy tẩy tế bào chết môi ra khỏi hộp đựng: số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ thô ráp hoặc bong tróc của môi, thông thường sẽ tầm khoảng 2 đến 3 hạt đậu nhỏ.
  2. Dùng một ngón tay thoa đều lên môi: phủ đều lên cả trên môi trên và môi dưới một lượng vừa lấy ra.
  3. Chà xát môi của bạn với nhau: bặm hai môi và chuyển động môi trong khoảng 30 giây. Không nên quá mạnh vì làm môi dễ bị trầy xước.
  4. Rửa lại: bạn có thể sử dụng một chút nước ấm để loai bỏ các sản phẩm tẩy tế bào chết trên môi.
  5. Làm khô môi: sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy, nên làm cẩn thận và nhẹ nhàng vì lúc này môi dễ tổn thương.
  6. Dưỡng ẩm cho đôi môi của bạn: bước này làm môi mềm mại và mịn là quan trọng để duy trì cũng như giảm nguy cơ thâm môi hay tổn thương môi sau đó.
  7. Lặp lại một hoặc hai lần một tuần: tẩy tế bào chết quá thường xuyên giúp môi mịn màng nhanh hơn những đừng dùng quá nhiều lần vì môi dễ bị khô đấy.

Gợi ý các sản phẩm tẩy tế bào chết môi dạng lip scrub

1. Tẩy tế bào chết môi Beauty Treats Lip Scrub

Tẩy tế bào chết môi Beauty Treats rất được các cô nàng ưa chuộng vì giá thành rẻ và làm sạch lớp da chết của môi rất tốt. Ở dạng scrub (hạt) chỉ cần massage nhẹ nhàng là các nàng hoàn toàn có thể lớp môi bị bong tróc dễ dàng.

Thành phần chính
  • Chiết xuất bơ hạt mỡ, lê, nho: bổ sung nhiều dưỡng chất quý giá cho làn môi hồng hào nóng bỏng.
  • Jojoba Oil Seed Extract giúp cấp ẩm, đồng thời loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn trên da. Sáp
  • Vitamin E được bổ sung giúp nuôi dưỡng làn môi hồng hào, khỏe mạnh.
Công dụng chính
  • Nhẹ nhàng lấy đi lớp tế bào chết trên môi.
  • Dưỡng ẩm và chống khô môi sau khi tẩy da chết.
  • Mang lại làn môi mềm mại, hồng hào tràn đầy sức sống.
Beauty Treats Lip Scrub là một loại tẩy da chết môi cực kì phổ biến hiện nay (Nguồn: Internet)
Beauty Treats Lip Scrub là một loại tẩy da chết môi cực kì phổ biến hiện nay (Nguồn: Internet)

2. Gel tẩy da chết môi Unpa Bubi Bubi Lip

Đôi môi mềm mại và căng mọng là niềm ao ước của chị em phụ nữ, thương hiệu By Unpa đã cho ra đời sản phẩm tẩy tế bào chết môi dạng sủi bọt By Unpa Bubi Bubi giúp làm mềm mịn môi và thải độc khi đánh son. môi đen thưa quý cô.

Thành phần chính
  • PHA: là một dạng tẩy da chết hóa học có tác dụng làm sạch tế bào chết vô cùng dịu nhẹ, làm sáng đều bề mặt môi và không làm môi bị khô hơn.
  • Chiết xuất từ bưởi: chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, làm sáng môi, giảm hình thành sắc tố gây thâm môi.
Công dụng chính
  • Thải độc, giúp môi hồng hào và mịn màng.
  • Loại bỏ các tế bào da khô, xỉn màu hay vảy trên môi.
  • Giúp môi trở nên hồng hào hơn, giảm thâm.
Sản phẩm tẩy tế bào chết môi By Unpa Bubi Bubi giúp làm mềm mịn môi và thải độc khi đánh son (Nguồn: internet)
Sản phẩm tẩy tế bào chết môi By Unpa Bubi Bubi giúp làm mềm mịn môi và thải độc khi đánh son (Nguồn: internet)

3. Tẩy tế bào chết của môi Innisfree Lip Peeling Booster

Thiết kế có dạng bao bì dạng ống với đầu nghiêng để dễ dàng lấy sản phẩm ra bên ngoài. Sản phẩm không có mùi thơm và chứa các loại dầu khoáng. Bằng cách sử dụng dạng hạt được làm bằng hạt óc chó nên rất dịu nhẹ và lành tính trên da nên rất được cô nàng ưa chuộng.

Thành phần chính

  • Walnut Scrub: là một loại hạt quả óc chó và vỏ dừa mịn, nhẹ nhàng, có tác dụng tẩy tế bào chết và chất cặn bã trên môi.
  • Dầu hoa trà bơ hạt mỡ: để dưỡng ẩm và làm mềm môi.

Công dụng chính

  • Loại bỏ tế bào chết trên môi.
  • Giúp đôi môi ẩm mịn, mềm mại và mịn màng.
Innisfree Lip Peeling Booster ( nguồn: internet)
Innisfree Lip Peeling Booster dễ dàng lấy đi lớp tế bào chết còn đọng lại trên môi ( nguồn: internet)

Nên tẩy tế bào chết môi với tần suất như thế nào?

Tẩy tế bào chết là một phương pháp chăm sóc da giúp cải thiện làn da ngay lập tức. Điều này là do các tế bào ‘trẻ hơn’ xuất hiện khi bạn loại bỏ các tế bào da chết. Vào mùa đông, da môi trở nên khô ráp và các tế bào chết môi xuất hiện nhiều hơn. Nhưng không vì thế mà các nàng làm dụng vì dễ gây tổn thương ngược lại cho môi.

Tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ gây nhiều tác hại cho da môi (Nguồn: internet)
Tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ gây nhiều tác hại cho da môi (Nguồn: internet)

Số lần tẩy da chết tùy thuộc vào từng loại da môi, nếu bạn là môi quá bị khô nên tẩy 2 đến 3 lần trong tuần, nhưng nếu là da môi bị nhạy cảm thì nên 1 đến 2 lần và dùng son dưỡng môi ngay sau đó. Nên quan sát xem da môi của mình cần được chăm sóc thế nào và chọn giải pháp cho phù hợp nhất nha!

Những lưu ý khi tẩy tế bào chết môi tại nhà

  • Nếu môi bạn bị thâm, nứt nẻ hoặc chảy máu , hãy đợi da môi lành lại trước khi sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi.
  • Môi nứt nẻ mất 2-3 tuần để chữa lành hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách.
  • Chú ý đừng tạo áp lực quá lớn khi thực hiện động tác tẩy da chết cho môi. Da trên môi rất nhạy cảm và có thể dễ tổn thương.
Môi bị khô nứt không nên tẩy tế nào chết liền (Nguồn: internet)
Môi bị khô nứt không nên tẩy tế nào chết liền (Nguồn: internet)
  • Sau khi rửa sạch sau khi tẩy tế bào chết môi, hãy để môi khô tự nhiên. Nếu bạn muốn làm khô nhanh để thoa son dưỡng thì hãy dùng khăm mềm hoặc khăn giấy ấn nhẹ trên môi.
  • Sử dụng son dưỡng hay tẩy tế bào chết môi có chứa chất giữ ẩm sẽ tốt cho đôi môi của bạn trong hơn khi giảm tình trạng khô môi.

Xem thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi tại đây:

Hi bọng bài viết trên đây là giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn, đừng quên cho mình biết cảm nhận của bạn qua phần bình luận bên dưới. Và ghé thăm BlogAnChoi để luôn có những tips làm đẹp hay ho hơn nhá!

Xem thêm

Review vòi sen tắm tăng áp Halio Beautifying Shower Filter: khử clo và kim loại nặng cho da sáng đẹp rạng ngời

Những năm trở lại đây xu hướng chăm sóc da không đơn thuần chỉ là sử dụng mỹ phẩm đắt tiền mà còn đòi hỏi phải kết hợp với các thiết bị làm đẹp khoa học, hiệu quả và an toàn. Hãy cùng mình review vòi sen tắm tăng áp khử clo và kim loại nặng Halio Beautifying Shower ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận