World Cup luôn là ngày hội bóng đá mà mọi tín đồ của bộ môn túc cầu đều chờ đợi sau 4 năm. Đó là nơi mà những cầu thủ được yêu thích nhất trình diễn trong những trận đấu đỉnh cao nhất của hành tinh. Và tất nhiên, ở mỗi giải đấu thì đội vô địch luôn là tâm điểm của những kí ức đẹp nhất. World Cup 2022 đã gần đi đến hồi kết, và trước khi tìm ra nhà vô địch của lần World Cup thứ 22 trong lịch sử hãy cùng nhìn lại những đội bóng từng lên đỉnh thế giới từ năm 1930 đến 2018.
- Tây Ban Nha: Kỷ nguyên tiki taka tại World Cup 2010
- Tam Sư – World Cup 1966: Mang bóng đá về quê hương
- Uruguay: Thế lực bóng đá ở các kì World Cup 1930 và 1950
- Pháp: Những kí ức đẹp của World Cup 1998 và 2018
- Argentina: Những tranh cãi ở World Cup 1978 và 1986
- Italia: Đội bóng thiên thanh tại các kì World Cup 1934, 1938, 1982 và 2006
- Đức: Cỗ xe tăng từng tung hoành tại các kì World Cup 1954, 1974, 1990 và 2014
- Brazil: Vũ điệu samba bất tận tại 5 kì World Cup 1958, 1962, 1970, 1994 và 2002
Tây Ban Nha: Kỷ nguyên tiki taka tại World Cup 2010
Đó là một kì World Cup với rất nhiều điều mới mẻ ngay cả đội bóng vô địch. Tây Ban Nha lần đầu tiên chạm được tay vào chiếc cup vàng danh giá trong lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại một nước thuộc châu Phi đó là Nam Phi. Đó là những trận cầu nảy lửa vào những ngày hè rực lửa tháng 6 năm 2010 nơi mà Tây Ban Nha đã lên ngôi với lối chơi tiki taka huyền thoại của mình dưới sự dẫn dắt của HLV Del Bosque. Tây Ban Nha lên ngôi vô địch World Cup 2010 cũng là đội bóng vô địch ghi ít bàn thắng nhất khi họ chỉ chọc thủng lưới đối thủ 8 lần.
Đội hình của La Roja lên ngôi tại World Cup 2010 cũng chính là bộ khung đã giúp họ đăng quang ở Euro 2008 trước đó. Thành phần chính vẫn là những cầu thủ đang ở trong độ chín sự nghiệp và đỉnh cao phong độ trong màu áo của Barca cùng nhiều đội bóng hàng đầu châu Âu khá. Đứng trong khung thành là thủ thành huyền thoại Iker Casillas, bộ tứ hậu vệ gồm có những cái tên Carles Puyol và Gerard Pique là cặp đôi trung vệ cùng với 2 hậu vệ biên khi đó là Ramos và Joan Capdevila. Hàng tiền vệ là những cái tên huyền thoại của Tây Ban Nha sau này như Xavi, Iniesta, Cesc Fabregas, Juan Mata và Xabi Alonso còn người chơi trên hàng công chính là David Villa hoặc là Fernando Torres. Tuy nhiên chiến thắng không đến một cách dễ dàng với Tây Ban Nha ở World Cup 2010 nếu bạn nhìn vào số bàn thắng của họ tại kì World Cup lần đầu tiên được tổ chức ở lục địa đen thì sẽ rõ.
Họ mở màn chiến dịch vòng bảng bằng một thất bại bất ngờ trước một đối thủ bị đánh giá thấp hơn là Thụy Sĩ với tỉ số 0-1. Hai trận đấu còn lại họ dành chiến thắng một cách chật vật với tỉ số lần lượt là 2-0 và 2-1 trước Honduras và Chille để đi tiếp với ngôi vị đầu bảng H World Cup 2010. Ở vòng 1/8 đoàn quân của HLV Del Bosque tiếp tục có chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Bồ Đào Nha khi đó tỏ ra rất khó chịu với lối chơi phòng ngự phản công của mình. Đối thủ của họ ở tứ kết năm đó chính là Paraguay và phải chờ đến phút 83 với pha làm bàn duy nhất của David Villa thì Tây Ban Nha mới có thể vượt qua đối thủ với tỉ số 1-0.
Ở bán kết họ chạm trán với tuyển Đức khi ấy cũng rất mạnh với nhiều ngôi sao trong đội hình và phải nhờ đến sự tỏa sáng của hậu vệ Carlos Puol thì Tây Ban Nha mới có mặt ở trận chung kết với Hà Lan của Bert van Marwijk. Và họ phải chờ tới những phút cuối cùng của hiệp phụ thứ 2 để được ăn mừng bàn thắng vàng của Iniesta sau khi Tây Ban Nha được chơi hơn người khi Hà Lan có cầu thủ bị đuổi khỏi sân. Hình ảnh Iker Casillas nâng cao chiếc cúp vàng giành cho Tây Ban Nha sẽ mãi là kí ức đẹp đối với những người yêu tiki taka và sẽ luôn là một kí ức đặc biệt trong lịch sử các kì World Cup.
Tam Sư – World Cup 1966: Mang bóng đá về quê hương
Dù được cho là quê hương phát minh ra bộ môn thể thao vua nhưng đến năm 1966 sau 36 năm lần đầu tiên World Cup được tổ chức thì Anh mới có lần đầu tiên đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Và đó cũng là lần đầu tiên cũng như là duy nhất cho đến hiện tại tuyển Anh lên ngôi tại một kì World Cup.
Thể thức lựa chọn những đội bóng tham dự World Cup năm đó vấp phải nhiều chỉ trích khi không có một đại diện châu Phi nào góp mặt trong danh sách 16 đội bóng cuối cùng. Tuy nhiên những cái tên xuất hiện ở World Cup 1966 đều là những đội bóng lớn khi đó đặc biệt là các nhà đương kim vô địch Brazil của vua bóng đá Pele. Italia với 2 chiếc cup vàng trước đó cũng góp mặt trong bảng đấu dễ thở nhưng bất ngờ bị loại sau vòng bảng.
Tuyển Anh chung bảng cùng với Uruguay, Pháp và Mexico. Đội chủ nhà World Cup 1966 đã xuất sắc tiến vào tứ kết với thành tích nhất bảng sau khi đánh bại Mexico, Pháp và hòa Uruguay là một thế lực bóng đá thế giới khi đó. Tam Sư tiến vào tứ kết giành chiến thắng 1-0 đầy cảm xúc trước Argentina và sau đó họ tiếp tục đánh bại Bồ Đào Nha của báo đen Eusebio với tỉ số 2-1 và giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử sau khi đánh bại Tây Đức với tỉ số 4-2. Đó cũng là mùa giải mà tuyển Anh đã lên ngôi với sơ đồ chiến thuật 4-4-2 huyền thoại của mình.
Trước đó Brazil đã rất thành công với sơ đồ 4-2-4 đã giúp họ vô địch tại World Cup 1958 và họ lần nữa lên ngôi với biến thể toàn diện hơn khi trình làng 4-3-3 khi vô địch ở World Cup 1962. HLV Alf Ramsey của tuyển Anh khi đó đã biến tấu 4-2-4 thành 4-4-2 để phù hợp với lối chơi của tuyển Anh khi đó. Ông thay thế những tiền đạo cánh thành những tiền vệ cánh linh hoạt hơn tuyến giữa khi họ có thể vừa lui về phòng ngự vừa dâng lên để tạt cánh cho tiền đạo phía trong đánh đầu. Đây là cách chơi đã giúp cho tuyển Anh lên ngôi ở giải đấu năm đó. Biến thể 4-4-2 này khiến cho các đối thủ của tuyển Anh bối rối trong việc theo kèm tiền vệ cánh vì có những thời điểm cầu thủ chơi ở vị trí này lùi về rất sâu bên phần sân nhà để hỗ trợ phòng thủ.
Đến hiện tại nhiều đội bóng của nước Anh vẫn ưa thích sơ đồ chiến thuật này, cũng có nhiều biến thể mới của sơ đồ cổ điển này nhưng 4-4-2 đã giúp Anh lên ngôi World Cup 1966 vẫn được cho là hoàn hảo nhất với cặp tiền đạo cao kều Geoff Hurst – Roger Hunt, cặp tiền vệ chạy cánh xuất sắc Geoff Hurst – Roger Hunt như đã trình bảy ở trên là công thủ toàn diện cùng với cặp tiền vệ trung tâm Bobby Charlton và Nobby Stiles hỗ trợ các đồng đội ở cả 3 tuyến. Nếu tuyển Anh hiện tại áp dụng thành công mô hình này hoàn toàn họ có thể mơ về một chiếc cup vô địch nữa ở World Cup sau này.
Uruguay: Thế lực bóng đá ở các kì World Cup 1930 và 1950
Trước khi bóng đá trở thành bộ môn thể thao được yêu thích nhất trên toàn thế giới thì bóng đá là một bộ môn thi đấu của những kì đại hội thể thao Olympic. Uruguay là đã có 2 lần vô địch liên tiếp vào các năm 1924 và 1928 trước khi vô địch tại World Cup lần đầu tiên vào năm 1930 được tổ chức trên sân nhà. Uruguay cũng trở thành nhà vô địch đầu tiên của giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh sau khi lên ngôi vào năm 1930.
Pháp là quốc gia đi đầu trong việc đưa ra ý tưởng phát minh ra một giải đấu xứng tầm thế giới của bóng đá. Tuy nhiên trong lần tham dự đầu tiên họ không thể lọt qua vòng bảng trong khi đó Uruguay, Argentina, Mỹ và Nam Tư cũ là những đội lọt vào vòng bán kết. Uruguay và Argentina tạo ra trận chung kết toàn Nam Mỹ đầu tiên trong lịch sử World Cup khi họ đối đầu nhau trong trận đấu cuối cùng và nước chủ nhà đã giành chiến thắng 4-2 để lên ngôi vô địch.
World Cup sau đó tiếp tục duy trì tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên nó đã bị gián đoạn vào các năm từ 1942 đến 1946 do chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngay sau lần đầu tiên tổ chức sau chiến tranh World Cup 1950 thì Uruguay tiếp tục là là nhà vô địch của giải đấu. Giải đấu được tổ chức trên một quốc gia Nam Mỹ khác là Brazil và đặc biệt là lần đầu tiên trong lịch sử các kì World Cup số đội bóng tham dự là một con số lẻ khi chỉ có 13 đội bóng cuối cùng tham dự ngày hội lớn nhất hành tinh tại World Cup 1950 tại Brazil. Đó là vị nhiều đội bóng đã bỏ cuộc không tham dự trước khi kì đại hội diễn ra.
Đây cũng chính là kì World Cup đầu tiên mà nhà vô địch lên ngôi không đá một trận chung kết đúng nghĩa. Vì số lượng đội tham dự quá ít nên FIFA khi ấy đã đưa ra một quyết định chưa từng có trong tiền lệ khi họ chia 13 đội thành 4 bảng gồm 2 nhóm 4 đội, 1 nhóm 3 đội và 1 nhóm 2 đội. Tất cả sẽ thi đấu vòng tròng tính điểm tại mỗi bảng đấu và chọn ra 4 đội mạnh nhất. Sau đó 4 đội này sẽ tiếp tục đã vòng tròn tính điểm để chọn ra nhà vô địch cũng như là những vị trí còn lại.
Vì lọt vào bảng đấu chỉ có 2 đội nên Uruguay dễ dàng tiến vào vòng 4 đội mạnh nhất cùng Brazil, Tây Ban Nha và Thụy Điển sau khi họ đánh bại Bolivia với tỉ số 8-0. Họ hòa Tây Ban Nha ở lượt trận đầu tiên vòng 2 với tỉ số 2-2 và sau đó đánh bại Thụy Điển với tỉ số 3-2. Trong khi đó Brazil có những chiến thắng rất đậm với tỉ số lần lượt là 7-1 trước Thụy Điển và 6-1 trước Tây Ban Nha. Các vũ công Samba cùng Uruguay là hai đội bóng có cơ hội giành được danh hiệu vô địch khi Brazil chỉ cần một trận hòa là sẽ nhất bảng trong khi Uruguay phải giành chiến thắng thì mới có thể vô địch.
Cả hai gặp nhau trong trận đấu cuối cùng trên sân Maracana. Đây được cho là trận đấu có nhiều người đến xem trực tiếp nhất trên sân với 200 nghìn khán giả đã lấp đầy mọi khoảng trống trên các khán đài. Đội chủ nhà Brazil là những người có nhiều lợi thế khi họ được đá trên sân nhà và chỉ cần 1 kết quả hòa là vô địch. Tuy nhiên những diễn biến trên sân đã khiến bao con tim yêu quý Selecao vụn vỡ.
Các cầu thủ chủ nhà có bàn thắng mở tỉ số ngay ở đầu hiệp hai nhờ công của Friaca tuy nhiên Uruguay đã kiên cường lội ngược dòng thành công nhờ các pha lập công của Juan Alberto và Alcides Ghiggia đặc biệt bàn thắng thứ 2 được ghi khi trận đấu chỉ còn 10 phút nữa là kết thúc. Đó cũng chính là bàn thắng mang về chức vô địch World Cup lần thứ 2 trong lịch sử của Uruguay và đó cũng chính là chức vô địch cuối cùng tính tới thời điểm này của đội bóng. Còn với hàng trăm nghìn con tim yêu quý Brazil ở Maracana khi ấy họ vẫn ám ảnh về thất bại này của đội chủ nhà mãi cho đến khi Brazil tiếp tục có một trận thua kinh hoàng trước Đức ở World Cup 2014.
Pháp: Những kí ức đẹp của World Cup 1998 và 2018
Từng có lần thứ 3 trong lịch sử khi Pháp không thể vượt qua vòng loại của giải đấu này vào năm 1994, nhưng trong lần đăng cai đầu tiên World Cup vào năm 1998 thì thế hệ vàng của nước Pháp khi đó đang mang vinh quang về cho đất nước hình lục lăng.
Đó cũng là kì World Cup đầu tiên có tới 32 đội bóng tham dự được chia thành 8 bảng. Thể thức thi đấu này vẫn được duy trì cho tới tận kì World Cup 2022. Năm đó Pháp là nước chủ nhà nên đương nhiên góp mặt tại vòng chung kết và nằm cùng bảng với các đội Đan Mạch, Nam Phi, Arab Saudi. Đội chủ nhà khi ấy đã xuất sắc vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, duy chỉ có một điều tiếc nuối là tiền vệ xuất sắc khi ấy của tuyển Pháp là Zidane phải nhận thẻ đỏ khi có pha phạm lỗi nguy hiểm với cầu thủ của Arab Saudi.
Tuy nhiên đội tuyển Pháp với nhiều cái cầu thủ mang nhiều dòng máu trong mình vẫn tỏa sáng để giúp Pháp vượt qua các trận đấu knock out để tiến đến trận chung kết với tập thể Brazil cực mạnh khi ấy. Đội hình các vũ công Samba tại France 98 là tập hợp của nhiều ngôi sao lớn của làng bóng đá và đặc biệt nhất chính là người ngoài hành tinh Ronaldo De Lima. Cầu thủ được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu năm đó. Tuy nhiên ở trận chung kết Pháp đã lên ngôi sau khi đánh bại đội bóng của Ronaldo với tỉ số 3-0 và bất ngờ thay khi Zidane là người trở lại sau án treo giò với một cú đúp.
Dù thế hệ vàng với những cầu thủ như Thuram, Zidane, Vieira hay Trezeguet đã giúp cho tuyển Pháp lên ngôi vô địch ở World Cup 1998 nhưng đây vẫn là tập thể gây tranh cãi nhất của nước Pháp bởi gốc gác của các cầu thủ trong đội hình của Les Bleus nhưng bỏ ngoài tai mọi sự chỉ trích tập thể đó tiếp tục lên ngôi ở Euro 2000 và đến hiện tại đây vẫn là thế hệ vàng xuất sắc nhất của nước Pháp.
Tuyển Pháp ở World Cup 2018 là một thế hệ vàng khác của Les Bleus khi trong đội hình của họ xuât hiện nhiều cái tên rất dị biệt như là Kante, Pogba ở tuyến giữa, Mbappe, Giroud và Griezmann ở trên hàng công. Chính đội hình này đã đưa đội bóng của Deschamps đến thắng trận chung kết với Croatia. Trên hành trình tiến đến trận đấu cuối cùng thì Pháp ở vòng loại trực tiếp đã đánh bại Argentina của Messi ở vòng 1/8 trước khi đánh bại thế hệ vàng của Uruguay ở tứ kết và thế hệ vàng của Bỉ ở bán kết để có mặt tại trận đấu cuối cùng trên sân Luhzniki với đoàn quân của HLV Dalic. Người đã làm nên lịch sử với Croatia khi họ có lần đầu tiên có mặt tại chung kết của World Cup.
Đó là một trận chung kết World Cup đáng nhớ khi lần đầu tiên VAR được áp dụng và mang về bàn thắng cho tuyển Pháp trên chấm phạt đền, lần đầu tiên có một cầu thủ phản lưới nhà trong trận chung kết World Cup. Chung cuộc Pháp dành chiến thắng với tỉ số 4-2 nhờ áp dụng lối đá phòng ngự phản công quá xuất sắc trước lối đá tấn công hoa mỹ của Croatia. Luka Modric là cầu thủ xuất sắc nhất của giải đấu nhưng anh vẫn ngậm ngùi đứng phía sau nhìn Mbappe, cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải đấu với 4 bàn thắng nâng cao chiếc cup cùng với đàn anh.
Đây là thành công xứng đáng dành cho Deschamps cùng với các học trò sau thất bại ở Euro 2016. Pháp vẫn đang trên hành trình bảo vệ chức vô địch của mình tại World Cup 2022, và nếu thành công thì họ sẽ là đội bóng thứ 2 trong lịch sử làm được điều này cùng với Brazil.
Argentina: Những tranh cãi ở World Cup 1978 và 1986
Đó là lần đầu tiên mà các vũ điệu tango được thăng hoa tại một kì World Cup. Và World Cup 1978 là ngày hội bóng đá đầu tiên được tổ chức trên sân nhà của Argenina. Đội bóng áo sọc xanh trắng cũng lên ngôi vô địch đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước này. Dù cho chức vô địch đó đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn nhưng nó vẫn là một trong những cột mốc đáng nhớ của người dân Argentina và nhiều thế hệ cầu thủ sau này.
Mùa giải 1978 tiếp tục là một kì World Cup mà FIFA áp dụng thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm ở 2 vòng đấu đầu tiên trước khi chọn ra 2 đội nhất bảng đá chung kết và 2 đội nhì bảng sẽ tranh hạng 3. Ở vòng đấu đầu tiên Argentina đứng nhì bảng sau Italia khi họ thua đại diện châu Âu với tỉ số 0-1 nhưng thắng Hungary và Pháp với cùng tỉ số 2-1. Ở vòng đấu thứ 2 Argentina rơi vào một bảng đấu khá khó khăn khi họ phải đấu với Brazil và Ba Lan cùng với Peru. Và họ đã có mặt trong trận chung kết với rất nhiều tranh cãi về kết quả giữa Argentina và Peru khi mà nhiều giả thuyết cho rằng giới cầm quyền ở Argentina đã tác động để Peru cho Argentina thắng với tỉ số vừa đủ giúp đội chủ nhà có mặt ở trận chung kết.
Ở lượt trận đầu tiên họ hòa Brazil không bàn thắng và sau đó chiến thắng Ba Lan với tỉ số 2-0 và ở lượt trận cuối Mario Kempes cùng các đồng đội đã có chiến thắng 6-0 để vươn lên vị trí đầu bảng nhờ hơn Brazil về hiệu số bàn thắng thua. Qua đó đội chủ nhà là đội được đá trận chung kết trong khid đó Brazil mặc dù rất xuất sắc đành ngậm ngùi đá trận tranh hạng ba cùng với Italia. Ở trận chung kết Mario Kempes lại tiếp tục ghi bàn để giúp Argentina khi đó vượt qua Hà Lan với lối đá tổng lực của mình với tỉ số 2-1 qua đó giành luôn chức vô địch World Cup đầu tiên trong lịch sử nước này. Mario Kempes cũng được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 1978.
World Cup 8 năm sau đó Argentina có lần thứ 2 lên ngôi vô địch. Đó là chức vô địch World Cup đáng nhớ và ấn tượng nhất trong lịch sử bóng đá Argentina. Nó thậm chí còn ấn tượng hơn chức vô địch lần đầu tiên của họ trên sân nhà trước đó 8 năm bởi lẽ trong đội hình của Albiceleste khi đó có một số 10 vĩ đại đó chính là Diego Armando Maradona, người đã khiến cho bao con tim yêu bóng đá của Argentina mê mệt với những pha chạm bóng, rê dắt bóng trên khắp các mặt cỏ World Cup 1986.
Tập thể Argentina năm đó không có quá nhiều ngôi sao nhưng những kì World Cup trước đó, ngôi sao lớn nhất trong đội hình của họ chính là cậu bé vàng Diego Maradona, và ở kì World Cup được tổ chức trên đất Mexico đó một mình số 10 của Argentina đã làm tất cả để đưa Albiceleste lên đỉnh vinh quang. Ở vòng bảng Maradona chỉ ghi đúng 1 bàn thắng vào lưới của Italia nhưng Maradona ở vòng knock out là một phiên bản vô cùng đáng sợ và cũng đầy tranh cãi.
Đó là khi Argentina gặp tuyển Anh ở tứ kết World Cup 1986. Đội bóng Nam Mỹ vượt lên nhờ pha ghi bàn bằng tay của số 10. Tình huống khi đó diễn ra trong tíc tắc và trọng tài chính đã không phát hiện ra lỗi trong tình huống đó và ông vẫn công nhận bàn thắng cho Argentina dù cho thủ thành và các hậu vệ của tuyển Anh kịch liệt phản đối. Bàn thắng đó về sau được gọi là “bàn tay của Chúa” và chính huyền thoại người Argentina cũng thừa nhận ông đã dùng tay trong tình huống đó để ghi bàn. Tam Sư sau đó có bàn thắng gỡ hòa nhờ công của Gary Lineker người sau đó nhận giải thưởng vua phá lưới. Nhưng màn solo từ giữa sân của Maradona trước khi ông đánh bại nốt thủ thành Shilton để đưa Argentina vượt lên dẫn trước đã trở thành một trong những bàn thắng kinh điển nhất trong lịch sử các kì World Cup.
Vấp phải nhiều tranh cãi sau chiến thắng đó trước người Anh nhưng Argentina vẫn đi đến trận chung kết sau khi họ đánh bại Bỉ ở bán kết với tỉ số 2-0 và Mardona tiếp tục là người hùng khi lập cú đúp trong trận đấu đó. Đối thủ của Albiceleste ở trận chung kết chính là tuyển Tây Đức của huyền thoại Matthaus. Mardona không ghi bàn trong trận chung kết nhưng ông là người đã tung ra đường chuyền quyết định để Jorge Burruchaga ấn định tỉ số 3-2 cho Argentina qua đó mang về chiếc cup vô địch World Cup lần thứ 2 trong lịch sử của đất nước này.
Maradona sau đó là huyền thoại của Argentina dù cho có rất nhiều tranh cãi xung quanh màn trình diễn của cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 1986 với 5 kiến tạo và 5 bàn thắng. Thành công của Maradona tại World Cup vẫn đang là điều mà Messi đang theo đuổi và anh sẽ có cơ hội cuối cùng tại World Cup 2022.
Italia: Đội bóng thiên thanh tại các kì World Cup 1934, 1938, 1982 và 2006
World Cup 1934 là kì đại hội bóng đá lần thứ 2 trong lịch sử. Nó diễn ra ở 8 thành phố lớn ở Italia trong những ngày hè rực lửa năm 1934. Các nhà đương kim vô địch khi đó là Uruguay đã từ chối tham gia giải đấu vì ở lần đầu tiên tổ chức vào năm 1930 thì các đại diện châu Âu đã không tham gia ngày hội vì họ cho rằng đây vẫn là giải đấu cấp thấp so với Olympic.
Mọi chuyện đã thay đổi sau những thành công của lần đầu tiên tổ chức. Và để trả đũa cho thái độ của các liên đoàn bóng đá châu Âu thì Uruguay đã quyết định không tham gia World Cup 1934. Tuy nhiên giải đấu năm đó vẫn có 32 cái tên đăng kí tham gia và chỉ có 16 đội bóng mạnh nhất được thi đấu vòng chung kết tại Italia. Các đội bóng châu Âu khi ấy tỏ ra vượt trội cả về chiến thuật lẫn con người trong đội hình so với các nền bóng đá khác. Các đại diện mạnh nhất của châu Âu khi đó chính là Italia, Tiệp Khắc và Áo.
Italia với sự dẫn dắt của HLV Vittorio Pozzo cùng nhiều hào thủ trong đội hình như Giuseppe Meazza, Luis Monti đã xuất sắc có mặt trong trận đấu cuối cùng với đội tuyển Tiệp Khắc tại Roma. Trong trận chung kết đó các cầu thủ chủ nhà đã có trận cầu nghẹt thở với tỉ số chung cuộc 2-1 nghiêng về Italia. Người ghi bàn thắng quyết định cho đội quân của Pozzo chính là Schiavo.
Chiến thắng này chính là lần đầu tiên lên ngôi của một đội bóng châu Âu tại World Cup và thế hệ vàng của Italia lên ngôi tại World Cup năm ấy cũng được coi là một tập thể bất khả chiến bại. Kì World Cup sau đó 4 năm vào năm 1938 chính là kì World Cup đầu tiên Pháp được lựa chọn là nước đăng cai tổ chức. Chính vì điều đó mà một số nước Nam Mỹ tiếp tục phản đối vì cho rằng FIFA đang thiên vị các đại diện châu Âu.
Dù vậy Brazil là một đại diện Nam Mỹ đã tham gia giải đấu đó và cùng với Ba Lan, Italia tạo ra những trận cầu đỉnh cao trong lịch sử World Cup. Brazil giới thiệu đến toàn thế giới viên ngọc đên Leonidas, cầu thủ đầu tiên trình diễn những pha sút bóng theo tư thế xe đạp chổng ngược. Tài năng của cầu thủ này giúp cho Selecao có những chiến thắng trong tất cả các trận đấu ông góp mặt và Leonidas cũng trở thành vua phá lưới của kì World Cup 1938 với 7 bàn thắng.
Tuy nhiên ở bán kết Italia vẫn giành chiến thắng trước Brazil với tỉ số 2-1 trong trận đấu mà Leonidas ngồi trên ghế dự bị. Sau đó đoàn quân của HLV Pozzo tiếp tục đánh bại Hungary một cách dễ dàng ở chung kết với tỉ số 4-2 để trở thành nhà vô địch đầu tiên của giải đấu bảo vệ thành công chức vô địch World Cup. Và phải chờ đợi thêm 44 năm trước khi Italia có thêm chức vô địch World Cup lần thứ 3.
Đoàn quân của Bearzot đến Tây Ban Nha với mục tiêu phục thù ở thất bại trước đó 4 năm khi họ chỉ dừng lại ở vị trí thứ 4 tại World Cup 1978. Đặc biệt hơn hết là trong đội hình tuyển Italia năm đó HLV trưởng Bearzot rất tin tưởng tiền đọa Paolo Rossi, người từng dính bê bối dàn xếp tỉ số trước đó và trong vòng 2 năm chịu án phạt của liên đoàn bóng đá Italia thì anh chỉ quanh quẩn làm nông trại ở quê nhà, nhưng anh vẫn có tên trong danh sách những cầu thủ tham dự World Cup 1982.
Báo chí Italia không bỏ qua cơ hội tốt này để liên tục công kích sự lựa chọn của HLV trưởng Italia và màn trình diễn tệ hại của Rossi ở những vòng đấu đầu tiên của Italia. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi kể từ khi tiền đạo người Italia có 3 bàn thắng vào lưới của Brazil cực mạnh ở mùa giải năm đó qua đó giúp Italia có mặt ở bán kết. Trong trận đấu đó Rossi cũng lập một cú đúp trong hiệp 2 để loại Ba Lan trước khi mở tỉ số cho Italia ở trận chung kết trước tuyển Tây Đức.
Bàn thắng đó đã mở ra chiến thắng 3-1 của đoàn quân thầy trò Bearzot trước Tây Đức để lên ngôi vô địch World Cup sau 44 năm chờ đợi. Các nhân Paolo Rossi sau đó nhận danh hiệu vua phá lưới World Cup 1982 với 6 bàn thắng và cuối mùa giải năm đó tiền đạo người Italia nhận luôn danh hiệu Quả bóng vàng. Và phải chờ đợi thêm 24 năm nữa thì Italia mới có thể bước lên ngôi vô địch lần thứ 4 trong lịch sử để vượt mặt tuyển Đức khi ấy trở thành đội bóng có nhiều danh hiệu vô địch World Cup thứ 2 đứng sau Brazil với 5 chức vô địch.
Có một số nét tương đồng với đội hình của Italia ở Đức 2006 với đội hình từng vô địch ở Tây Ban Nha 1982. Đó là tuyển Italia bước vào giải đấu lớn nhất hành tinh với vụ bê bối dàn xếp tỉ số rung động làn túc cầu thời điểm đó, chính là vụ án Calciopoli. Nhưng bất ngờ thay đội hình năm đó lại là những cầu thủ mang theo hi vọng vô địch lớn của đất nước hình chiếc ủng. Với lối đá phòng ngự phản công thực dụng khi có trong đội hình những hào thủ như Pirlo, Materrazzi hay là Cannavaro, tuyển Italia năm đó đã âm thầm tiến thẳng tới trận chung kết với Pháp sau khi đánh bại các đối thủ là Australia, Ukraine và Đức.
Đối thủ của họ ở trận chung kết cũng không phải tay vừa khi Zidane đang ở phong độ đỉnh cao dẫn dắt đoàn quân đất nước hình lục lăng đánh bại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Brazil để có mặt ở trận đấu cuối cùng. Zidane thậm chí còn mở tỉ sống trong trận đấu đó với một cú paneka huyền thoại vào lưới của Buffon, nhưng sau đó Materrazzi đã gỡ hòa với một pha đánh đẫu dũng mãnh trước khi anh nhận một cú húc đầu cực mạnh của số 10 bên phía tuyển Pháp.
Sau đó thì Zidane trong những phát biểu đã nói rằng chính Materrazzi đã khiêu khích và phỉ bám gia đình anh khiến Zidane không thể kiềm chế được bản thân mình. Zizou nhận một chiếc thẻ đỏ trực tiếp và bị truất quyền thi đấu còn tuyển Pháp của anh ngậm ngùi về nhì sau khi thua Italia trên những loạt sút luân lưu định mạnh. Italia có lần lên ngôi đẫm nước mắt và họ vượt mặt chính tuyển Đức về thành tích vô địch World Cup trên chính mảnh đất này. Và đó cũng là lần gần nhất người ta được chứng kiến đoàn quân xứ thiên thanh nâng cao chiếc cup vàng danh giá.
Đức: Cỗ xe tăng từng tung hoành tại các kì World Cup 1954, 1974, 1990 và 2014
Tuyển Đức lần đầu lên ngôi vô địch World Cup khi họ tham gia kì đại hội thứ 5 vào năm 1954 được tổ chức ở Thụy Sĩ. Đội bóng manh nhất thế giới khi đó là Hungary với Puskas trong đội hình đã đánh bại Tây Đức 8-3 ở lượt trận vòng bảng. Cả hai gặp lại nhau trong một chiều mưa ngày 4/7/1954 nơi mà các cầu thủ tuyển Đức lần đầu tiên giới thiệu cho cả thế giới thế nào là tinh thần Đức.
Puskas là người đã mở tỉ số cho Hungary trước khi ông kiến tạo cho đồng đội ghi bàn sau đó 2 phút. Tuy nhiên đây mới là lúc Đức cho thấy tinh thần không dễ bị khuất phục khi họ có bàn thắng rút ngắn tỉ số 1-2 nhờ công của Morlock và sau đó là bàn gỡ hòa bằng một loạt những tình huống phối hợp đá phạt góc giữa Helmut Rahn và Fritz Walter.
Hungary sau đó tấn công dồn dập nhưng bàn thắng thì vẫn cứ lẩn tránh và họ tiếp tục nhận thêm bàn thua thứ 3 như một lẽ tất yếu của bóng đá khi trận đấu chỉ còn 6 phút. Những nỗ lực sau đó của Hungary chỉ tô điểm thêm cho chiến thắng kịch tính của tuyển Đức. Trận thua đó cũng chấm dứt chuỗi trận 27 trận bất bại sau chức vô địch Olympic năm 1952 của Hungary, và đó cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy một đội bóng mạnh như Hungary nhưng lại là khởi đầu của một thế lực mới trong nền bóng đá thế giới.
4 năm sau tại World Cup 1958 tuyển Đức không thể bảo vệ thành công chức vô địch của mình và phải chịu xếp thứ tư, trong những lần tham dự tiếp theo Đức đã cho thấy được sức mạnh của đội bóng này và họ về nhì tại World Cup 1966, và ở kì World Cup tiếp theo họ xếp thứ 3 trước khi một lần nữa lên ngôi ở World Cup 1974 được tổ chức trên sân nhà. Khi ấy Đức có tới 2 đội bóng quốc gia riêng biệt vì bức tường Berlin vẫn còn chia cắt Tây Đức và Đông Đức thành hai quốc gia riêng biệt.
Tây Đức có nhiều hảo thủ hơn như Franz Beckenbauer và vua dội bom Gerd Mueller. Tuy nhiên tập thể này cũng phải rất chật vật để có mặt ở trận đấu cuối cùng với Hà Lan đang rất mạnh khi đó với lối đá tổng lực lần đầu tiên được giới thiệu đến toàn thế giới. Với nòng cốt là những cầu thủ của Ajax đã xưng bá tại châu Âu như Johan Cruyff, Johan Neeskens. Và họ thậm chí còn phô diễn sức mạnh đó trước Tây Đức ở trận chung kết khi có bàn thắng từ rất sớm mà không một cầu thủ Tây Đức nào chạm được vào bóng trong tình huống đó.
Tuy nhiên những pha bóng chế giễu đối thủ sau đó của Hà Lan đã phải trả giá khi Đức vẫn cho thấy tinh thần thi đấu tuyệt vời của mình và có liền 2 bàn thắng để đánh bại bóng đá tổng lực của Hà Lan. Gerd Mueller có trận đấu quốc tế cuối cùng và ông cũng đi vào lịch sử World Cup với tư cách là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho tới thời điểm đó. Tây Đức năm đó cũng đã lên ngôi vô cùng xứng đáng năm đó trước khi lại thất bại trong 3 kì World Cup liên tiếp trước khi trở lại vô địch World Cup 1990.
Đó là kì World Cup cuối cùng mà người ta còn chứng kiến nước Đức bị chia làm đôi khi tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Kì World Cup 1990 trên đất Italia cũng là kì World Cup tẻ nhạt và bạo lực nhất từng được tổ chức với số bàn thắng ít kỉ lục cùng số thẻ đỏ cao kỉ lục. Tuy nhiên những gì mà 24 đội tuyển để lại trong kí ức người hâm mộ vẫn là điều gì đó rất đặc biệt ở Italia năm 1990. Đức của HLV Franz Beckenbauer đã đánh bại Argentina của Maradona trong trận chung kết với tỉ số 1-0 để lên ngôi chấm dứt cơn khát danh hiệu World Cup trong vòng 16 năm.
Lần cuối cùng mà Đức bước lên đỉnh vinh quang tại World Cup chính là tại Brazil năm 2014. Trong hành trình đến với trận chung kết năm đó Đức đã vượt qua rất nhiều tên tuổi lớn của bóng đá thế giới bằng lối đá kiểm soát vô cùng khoa học mà Joachim Lowe đã xây dựng cho các học trò của mình. Đức đánh bại Algeria, Pháp, Brazil và cả Argentina để lên ngôi vô địch.
Hai trận đấu cuối cùng là những trận đấu đáng nhớ nhất của tuyển Đức ở World Cup 2014 khi họ đánh bại Brazil với tỉ số đậm nhất trong lịch sử đội bóng xứ sở samba 7-1, và chiến thắng ở những giây phút cuối cùng trước Argentina của Messi chính là chiến thắng biến Đức trở thành đội bóng đầu tiên lên ngôi vô địch khi World Cup được tổ chức ở Nam Mỹ.
Tuyển Đức năm đó với những cầu thủ thuộc thế hệ vàng của mình đã trở thành đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử với 105 bàn, Klose của Đức năm đó cũng trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử các kì World Cup với thành tích 16 bàn sau khi anh ghi bàn thắng vào lưới của Brazil ở bán kết.
Đức không thể bảo vệ thành công ngôi vô địch ở kì World Cup sau đó ở nước Nga và cũng bị loại sớm ở World Cup 2022. Có thể thế hệ đang chuyển giao của cổ xe tăng Đức sẽ chờ thêm một đến hai kì World Cup nữa thì mới thực sự tìm lại được đỉnh cao của đội bóng này.
Brazil: Vũ điệu samba bất tận tại 5 kì World Cup 1958, 1962, 1970, 1994 và 2002
World Cup 1958 chính là kì đại hội bóng đá đầu tiên đánh dấu sự vươn mình của bóng đá Brazil. Vì quá ám ảnh về thất bại trên sân nhà vào năm 1950 nên ban lãnh đạo của liên đoàn bóng đá Brazil đánh giá rất kĩ những cầu thủ sẽ khoác lên mình màu áo Selecao sang tranh tài ở Thụy Điển năm 1958.
Pele khi ấy mới 17 tuổi vẫn được HLV trưởng của Brazil khi ấy gọi lên đội hình. Một quyết định mà sau này Vicente Feola được công nhận là đã có phát hiện vĩ đại nhất bóng đá Brazil. 1958 là một kì World Cup đặc biệt đối với Pele, vì chấn thương đầu gối nên ông bỏ lỡ 2 trận đấu đầu tiên của Brazil và chỉ thực sự sẵn sàng ở trận đấu cuối cùng của Selecao ở vòng bảng với Liên Xô.
Khi mà đội bóng xứ sở samba cần một chiến thắng để có thể đi tiếp. Pele được tung vào sân và trở thành cầu thủ trẻ nhất thi đấu tại World Cup. Hơn thế nữa Pele còn là người trực tiếp kiến tạo cho đàn anh Vava ghi bàn thắng quyết định trước Liên Xô. Sau đó Pele tiếp tục bùng nổ trong trận đấu với tuyển Pháp của vua phá lưới World Cup 1958 Just Fotaine, khi Pele lập một cú hat trick trong chiến thắng 5-2 của Selecao.
Pele tiếp tục phong độ hủy diệt của mình ở trận chung kết với chủ nhà Thụy Điển với một cú hat trick trong hiệp 2 giúp Brazil thắng đậm 5-2 qua đó lần đầu tiên lên ngôi vô địch thế giới. Cả thế giới khi ấy đã ngỡ ngàng trước màn trình diễn siêu hạng của Pele. World Cup sau đó 4 năm trên đất Chile, Pele tiếp tục góp mặt trong đội hình của Brazil tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, tuy nhiên chấn thương đã khiến Pele không thể ra sân thi đấu.
Dù vậy tập thể Brazil vẫn là một tập thể mạnh với những cầu thủ đã từng lên ngôi vô địch 4 năm trước. Garincha bên hành lang cánh phải đã có một mùa giải để đời khi một mình ông gánh vác và dẫn dắt đội tuyển Brazil bảo vệ thành công chức vô địch của mình khi lần lượt đánh bại Tây Ban Nha và rồi Tiệp Khắc ở chung kết để lên ngôi một cách thuyết phục. Amarildo với cú đúp và bàn thắng cuối trận của Vava đánh dấu cuộc lội ngược dòng thành công khi Brazil bị Tiệp Khắc dẫn trước từ rất sớm.
Pele cùng các siêu sao của Brazil trở lại World Cup 1970 tại Mexico sau một kì World Cup ám ảnh khác trước đó 4 năm khi Pele trở thành tâm điểm của các pha triệt hạ và bị loại sớm. Nhưng đội hình của Brazil ở Mexico 1970 là tập thể toàn năng và được xếp vào hàng những đội hình vĩ đại nhất của World Cup. Thực tế thì đội bóng của Pele tại World Cup 1970 đã toàn thắng ở ngày hội bóng đá năm đó.
Họ đánh bại Italia với thế hệ vàng ở trận chung kết với tỉ số 4-1. Đội tuyển Italia năm đó cũng là tập thể toàn thắng trước khi họ gặp Brazil ở chung kết. Sau chiến thắng đó thì Brazil là đội bóng được giữ chiếc cup nữ thần vàng vĩnh viễn vì là đội bóng đầu tiên dành được 3 chức vô địch World Cup. Đó là chiếc cup vàng duy nhất mà Brazil có được trong những năm của thập niên 70 80 trước khi họ trở lại đường đua với ngôi vô địch World Cup 1994 trên nước Mỹ.
Đội hình ở World Cup 1994 là đội hình Brazil không được đánh giá cao ở các kì World Cup đã qua nhưng đó lại là tập thể đã giúp cho Selecao trở thành đội tuyển quốc gia đầu tiên có được 4 lần lên ngôi tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. World Cup 1994 ở Mỹ cũng là kì World Cup đáng nhớ của tuyển Italia khi đó có Roberto Baggio với mái tóc đuôi ngựa được kì vọng sẽ mang về chức vô địch lần thứ 4 trong lịch sử cho quốc gia hình chiếc ủng.
Cả hai gặp nhau trong trận chung kết và bất phân thắng bại trong hiệp thi đấu chính thức lẫn hiệp phụ và phải giải quyết bằng những loạt đá luân lưu. Mà ở đó số phận đã lựa chọn tuyển Brazil chứ không phải là Roberto Baggio cùng các đồng đội ở tuyển Italia. Khi chính cầu thủ số 10 này đã đá hỏng lượt sút thứ 5 của tuyển Italia qua đó đá bay luôn danh hiệu vô địch thứ 4 trong lịch sử cho tuyển Italia. Chính sai lầm này đã vùi dập cầu thủ này mãi về sau.
Mãi cho đến năm 2002 thì Selecao mới có lần thứ 5 bước lên ngôi vô địch và đó cũng được cho là một trong những kì World Cup kì lạ của đội tuyển này khi họ được dẫn dắt bởi HLV Felipe Scolari thi đấu tại ngày hội bóng đá lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia châu Á. Trong đội hình của Brazil khi đó có đến 2 quả bóng vàng là Ronaldo De Lima và Rivaldo cùng nhiều ngôi sao khác như Kaka, Ronaldinho, Roberto Carlos hay là Cafu. Nhiều cầu thủ trong đội hình Selecao lúc đó đã có mặt trong trận chung kết với Pháp tại France 98.
Không quá ngạc nhiên khi Brazil được đánh giá là một trong top những đội bóng mạnh nhất của giải đấu. Hành trình của Selecao càng trở nên khá dễ dàng hơn khi hàng loạt những đội bóng mạnh khi ấy như Pháp của Zidane, Italia của Maldini hay Argentina của Hernan Crespo đều bị loại bởi những đối thủ yếu hơn. Nhưng Brazil vẫn chứng minh thực lực của mình khi họ đánh bại Thổ Nhĩ Kì, đội sau đó có thành tích thứ 3 chung cuộc. Selecao vượt qua Tam Sư ở tứ kết trước khi đánh bại nốt cổ xe tăng Đức ở chung kết và lên ngôi với thành tích 7 trận toàn thắng.
Sự thành công của Brazil ở World Cup 2002 có rất nhiều đóng góp của bộ 3 Ronaldinho, Rivaldo và Ronaldo De Lima. Đặc biệt là Ronaldo De Lima khi người ngoài hành tinh có cho mình 8 bàn thắng dù cho 2 năm trước đó hầu như không thi đấu nhiều do phải vật lộn với chấn thương. Và với thành tích 8 bàn thắng đó Rô béo cũng trở thành vua phá lưới và đi vào lịch sử World Cup 2002 với danh hiệu cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất các kì World Cup với 15 bàn, kỉ lục đó sau này bị Klose của Đức phá vào World Cup 2014.
Brazil của hiện tại đã dừng bước tại tứ kết trước Croatia và giấc mơ vàng của Brazil lại phải chờ đến 4 năm nữa để nâng tổng thời gian Brazil chưa vô địch kể từ năm 2002 lên con số 24 năm.
World Cup 2022 đã dần đi đến hồi kết và Argentina đã là đội bóng đầu tiên có mặt ở trận đấu chung kết qua đó sẽ có cơ hội mang về chiếc cup vô địch lần thứ 3 trong lịch sử bóng đá nước này và nếu nó trở thành sự thật thì Argentina chính là đội bóng Nam Mỹ thứ 2 trong lịch sử vô địch World Cup khi giải đấu này được tổ chức tại châu Á.
Bạn đọc đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin thú vị và đầy hấp dẫn về World Cup và những trận đấu hàng đầu thế giới.
Có thể bạn sẽ thích:
- Argentina – Croatia: Trận cầu hay nhất của Albiceleste tại World Cup 2022
- Tuyển Pháp có mặt trong trận chung kết World Cup 2022 với Argentina
Bài viết được đầu tư thật, cảm ơn tác giả nhiều nha!