Nhiều người nhầm lẫn rằng Tà Năng Phan Dũng là một địa danh nhưng thực chất đây là hai địa danh hoàn toàn khác nhau. Tà Năng là xã Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Còn Phan Dũng là xã Phan Dũng thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cung đường Tà Năng – Phan Dũng được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.

Tà Năng – Phan Dũng ở đâu?

Nhiều người nhầm lẫn rằng Tà Năng Phan Dũng là một địa danh nhưng thực chất đây là hai địa danh hoàn toàn khác nhau. Tà Năng là xã Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Còn Phan Dũng là xã Phan Dũng thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cung đường này đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận Và Bình Thuận với tổng chiều dài khoảng hơn 55km.

Cung đường Tà Năng – Phan Dũng (Ảnh: Internet)
Cung đường Tà Năng – Phan Dũng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cung đường trekking ngắn hơn bắt đầu từ vùng cao nguyên xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng kéo đến vùng duyên hải xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Với độ dài hơn 35 km cùng hệ động thực vật phong phú và phong cảnh đồi núi hùng vĩ, cung đường Tà Năng – Phan Dũng được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.

Tà Năng – Phan Dũng đẹp nhất vào mùa nào?

Khí hậu ở nơi đây có sự phân hóa rõ rệt do trải dài trên các tỉnh khác nhau. Thời tiết trên cung đường này được phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 hoặc 12, những cơn mưa khiến cho cây cối, đồng cỏ càng thêm rợp màu tươi mát, không khí mùa này càng thêm trong lành. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi đến rừng núi Tà Năng vào mùa này, bởi mưa khiến đường đất lầy lội, gồ ghề và khó đi hơn.

Vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 6, đường đi khô ráo, dễ dàng hơn. Dù tiết trời có phần oi bức hơn nhưng cảnh sắc vẫn tuyệt vời. Đặc biệt mùa khô là mùa cỏ cháy – đây là đặc sản ở Tà Năng Phan Dũng.

Vậy đi trekking rừng Tà Năng – Phan Dũng vào mùa nào đẹp? Thực ra, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Nếu bạn yêu thích sự tươi mới, mát mẻ thì có thể chọn mùa cỏ xanh. Nếu bạn là người thích sự lãng mạn, thơ mộng thì đừng quên mùa cỏ cháy nhé.

Nên đi tự túc hay đi theo đoàn?

Hiện nay đã có nhiều công ty du lịch khai thác tour Tà Năng – Phan Dũng nên các bạn có thể dễ dàng lựa chọn đơn vị đồng hành cùng mình.

Trong chuyến đi lần này, mình chọn trekking Bảo Lê là đơn vị hỗ trợ và đồng hành với mình. Trekking Bảo Lê là một công ty chuyên tổ chức tour Tà Năng – Phan Dũng lâu năm, uy tín với đội ngũ hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm, am hiểu địa hình và đặc biệt rất thân thiện, hỗ trợ khách hàng tối đa. Giá tour khá là cạnh tranh so với các đơn vị khai thác tour khác.

Ngày 1: Thử thách khó nhất với cung đường 16km

Chặng 1: Xuất phát

Sau hành trình di chuyển từ TP. HCM đến xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, tôi cùng cả đoàn xuống trạm dừng chân vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi khám phá Tà Năng – Phan Dũng. Buổi sáng hướng dẫn viên phổ biến các quy tắc an toàn trong hành trình và thông tin chi tiết về quãng đường, khí hậu, địa hình,… Mỗi người được phát một cây gậy, áo mưa và nước uống.

Sau đó xe cày sẽ chở chúng tôi vào sát bìa rừng để bắt đầu hành trình trekking. Trên đường đi chúng tôi được ngắm nhìn những vườn rau củ quả của người dân ở đây. Buổi sáng không khí rất trong lành càng làm tăng cảm giác hưng phấn trước chuyến đi.

Cả đoàn lên xe công nông di chuyển vào bìa rừng (Ảnh: Việt Đăng Di)
Cả đoàn lên xe công nông di chuyển vào bìa rừng (Ảnh: Việt Đăng Di)

Điểm bắt đầu trekking là một ruộng lúa của người đồng bào Churu. Dân cư khá thưa thớt vì nằm sát với bìa rừng. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Churu và một số ít người dân tộc thiểu số khác. Chính vì những lý do đó mà vùng đất Tà Năng còn khá hoang sơ, thiên nhiên trong lành. Đây chính là địa điểm tuyệt vời cho việc đi trekking.

Khu vực sinh sống của người đồng bào Churu (Ảnh: Việt Đăng Di)
Khu vực sinh sống của người đồng bào Churu (Ảnh: Việt Đăng Di)

Người Churu theo chế độ mẫu hệ cho nên người chồng phải ở rể và không được sở hữu tài sản, vì thế anh poster mà đoàn thuê chở đồ muốn đi làm cũng phải xin phép vợ thì mới được đi.

Các thành viên trong đoàn giao lưu và tặng quà cho các em nhỏ người dân tộc Churu (Ảnh: Việt Đăng Di)
Các thành viên trong đoàn giao lưu và tặng quà cho các em nhỏ người dân tộc Churu (Ảnh: Việt Đăng Di)

Sau khi đi qua khu vực người Churu sinh sống, các bạn sẽ đi bộ trên những quả đồi nhỏ chừng 3km. Sáng sớm, bầu trời xanh thẳm và cao vút, những tia nắng ấm dần xuất hiện, vài đám mây trôi nhẹ nhàng, tiếng thông reo thật dịu cùng mùi nhựa thông thơm thoảng qua theo từng cơn gió, trên cành cây những chú chim rừng hót líu khiến ta cảm thấy rất yêu sự thanh bình nơi đây. Thiên nhiên yêu chiều ta hết mực. Chẳng có chút nào vội vã ở đây cả, mọi thứ cứ lững lờ bình thản khiến lòng người cũng an nhiên theo.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Tiếp nối quãng đường là những rừng thông ba lá mát rượi. Mọi người bắt đầu thích thú lắng nghe tiếng thông reo trong gió. Sau 6km đường bằng đầu tiên và vài con suối nhỏ róc rách là bắt đầu đoạn leo dốc.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Những con dốc ở đây không quá gắt nhưng cứ kéo dài mãi, cả đoàn cứ thắc mắc là bao giờ hết dốc. Tuy nhiên phần thưởng bắt đầu hiện ra khi chúng tôi đến được đồi cỏ đầu tiên, một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải dài xuất hiện, những đồi cỏ mát xanh tươi như một thảo nguyên đang yêu mùa xuân vậy, bầu không khí trong lành của cao nguyên và những cơn gió mát mẻ lồng lộng, làm vơi đi rất nhiều những gian nan ban nãy.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Càng đi sâu vào rừng bạn sẽ không còn bắt gặp nhà dân mà thay vào đó là những tán rừng già cùng những con suối vắt ngang đường khiến cho thử thách của cung đường Tà Năng – Phan Dũng càng thêm hấp dẫn. Bạn có thể lựa chọn việc dừng chân lại bên suối sử dụng nước để rửa mặt hoặc tìm cách băng ngang suối để làm sao giày không bị ướt là một trong những trải nghiệm khá thú vị về những con suối trên cung đường trekking này.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Khi tham gia trekking rừng Tà Năng – Phan Dũng bạn cần luôn chú ý đi sát đoàn, không tự ý tách đoàn. Đặc biệt, khi đến các ngã rẽ, bạn cần làm theo hướng dẫn của trường đoàn để đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình. Và quan trọng nhất là tuân theo sự hướng dẫn của trưởng đoàn cũng như hướng dẫn viên. Họ sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trekking quan trọng, có thể giúp bạn đảm bảo an toàn và hành trình được suôn sẻ hơn. Bạn nhớ lưu ý nhé, bởi đây là khu vực khá hoang sơ, nếu ở một mình sẽ rất nguy hiểm.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Ngoài ra, khi đến các đoạn đường khó như lội suối, bạn cần chuẩn bị đồ bảo hộ một cách tốt nhất. Chú ý thực hiện theo những gì ban đã được hướng dẫn thì việc vượt qua cung đường này sẽ dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều. Nếu thấy nước suối đục, chảy xiết, bạn có thể yêu cầu cả đoàn tìm con đường vòng khác để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người đồng hành trong cùng chuyến đi này nhé.

Không gian giữa núi rừng trong lành sẽ đem đến cho bạn cảm giác thư thái, không vội vã. Những ưu phiền, công việc, lo lắng hằng ngày hãy để lại ở thành phố nhé.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Chặng thứ 2 – Chinh phục thử thách

Con dốc dần hiện ra, thử thách bắt đầu. Dốc không quá cao nhưng khá dài là nét đặc trưng địa hình nơi đây. Và đôi lúc trên chặng đường, chắc rằng bạn sẽ phải thốt lên: “Sắp tới chưa, sao lâu quá…”, “Hết đi nổi nữa rồi”, “Nghỉ chút xíu đi”,… Miệng thì la nhưng chân vẫn đi, vì mục tiêu của mọi người là chinh phục được cung đường đẹp mà độc này, hơn thế nữa là chinh phục bản thân mình.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Vượt qua những con dốc, cảnh quan trở nên rộng mở, cánh rừng hiện ra xanh thẳm. Bầu không khí trong lành của cao nguyên và những cơn gió sẽ xua tan đi sự mệt mỏi của con dốc. Những câu chuyện thường nhật nay cũng chỉ còn lại tâm hồn đắm chìm với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Băng qua con dốc lớn, cảm giác thỏa mãn thực sự khi được check-in tại cột mốc ba tỉnh. Cột mốc này đánh dấu giao nhau giữa 3 tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận. Những tảng đá lớn cùng vị trí cao là điểm chụp hình tuyệt vời và đáng giá nhất trong suốt hành trình. Đừng quên lưu lại những bức hình thật đẹp để làm kỉ niệm nhé.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Sau khi dừng chân chụp ảnh tại cột mốc 3 tỉnh, đoàn chúng tôi tiếp tục di chuyển qua chốt kiểm lâm.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Đến gần trưa, ai cũng đói và mệt nhưng với ý chí và quyết tâm nên ai cũng vui vẻ cười đùa mà cố gắng bước tiếp. Đến 12h trưa chúng tôi dừng chân nghỉ ăn trưa. Bữa trưa, chúng tôi ăn cơm nắm cùng với thịt nướng đã được chuẩn bị từ lúc sáng. Sau khi ăn xong, nghỉ ngơi được 1 tiếng thì chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Chặng thứ 3 – Chinh phục con dốc khó nhất, đẹp nhất cung đường Tà Năng – Phan Dũng

Sau thời gian nghỉ trưa, chúng tôi tiếp tục hành trình 4km nữa để đến điểm hạ trại

Trước mắt chúng tôi là con dốc cao thẳng đứng. Đây là thử thách đáng gờm nhất mà ai ai cũng háo hức chinh phục. Cả đoàn bắt đầu di chuyển từ từ, chậm rãi, từng bước một. Người sau bám theo người trước, mọi người cố gắng hỗ trợ nhau để qua được thử thách phía trước.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Cuối cùng, người cuối cùng trong đoàn đã lên đến đỉnh. Mọi người trong đoàn ai ai cũng mệt rã rời nhưng giác thật cực kì vui sướng vì chinh phục được con dốc huyền thoại cung đường Tà Năng – Phan Dũng.

Nụ cười hạnh phúc của vị khách sau khi chinh phục được con dốc khó nhất cung Tà Năng - Phan Dũng (Ảnh: Việt Đăng Di)
Nụ cười hạnh phúc của vị khách sau khi chinh phục được con dốc khó nhất cung Tà Năng – Phan Dũng (Ảnh: Việt Đăng Di)

Địa điểm hạ trại của chúng tôi đối diện đồi Lính. Đây là địa điểm lí tưởng, có cây cối che chắn. Trekking tới đây thì trời cũng đã về chiều muộn nên hạ trại đốt lửa nấu ăn là hợp lý. Đặc biệt hơn, ở đây có view tuyệt vời để ngắm hoàng hôn đỏ và ngắm bình minh.

Buổi tối cả đoàn ăn uống, giao lưu, chia sẻ hàn huyên vài câu chuyện cùng những người bạn mới, thưởng thức đặc sản gà nướng, thịt lợn nướng giữa rừng thực sự là kỉ niệm đáng nhớ. Đến đêm mọi người quây quần bên nhau chơi trò chơi và giao lưu âm nhạc với cây đàn ghita.

Buổi đêm tại điểm trại chẳng ai muốn ngủ sớm, vì mấy khi được thoải mái như vậy. Chẳng phải câu chuyện của bạn kia hay quá, cũng không phải bạn này hát hay. Mà là vì cái không khí làm người ta mở lòng hơn, chia sẻ hơn.

Hành trình kết nối những con người trên cùng chuyến hành trình Tà Năng - Phan Dũng (Ảnh: Việt Đăng Di)
Hành trình kết nối những con người trên cùng chuyến hành trình Tà Năng – Phan Dũng (Ảnh: Việt Đăng Di)
Đêm nhạc acoustic - nơi chia sẻ và gắn kết những con người trên cùng chuyến hành trình (Ảnh: Việt Đăng Di)
Đêm nhạc acoustic – nơi chia sẻ và gắn kết những con người trên cùng chuyến hành trình (Ảnh: Việt Đăng Di)

Có một điều này chắc ít ai sẽ nhắc tới, buổi tối ở Tà Năng rất nhiều sao. Khoảng trời rộng lớn cùng những ngôi sao sáng rõ làm không gian huyền ảo lắm. Nếu là một ngày có trăng thì sẽ càng tuyệt vời hơn nữa. Và may mắn hơn một chút thì bạn có thể thấy sao băng nữa. Nhớ chuẩn bị vài điều ước trước nha.

Ngày 2: Trekking 12km

Chặng 4: Đón Bình Minh và trekking trong rừng già

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Sau một chặng đường dài, chúng tôi ngủ rất là ngon. Chúng tôi phải dậy sớm để vệ sinh cá nhân, ăn sáng, chuẩn bị đồ đạc để chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình. Buổi sáng se lạnh cùng sương sớm mờ ảo khác hẳn với sáng hôm trước. Bình minh hôm nay rất đẹp. Buổi sáng ngồi nhâm nhi một ly cà phê hoặc tách trà ấm thì còn gì tuyệt vời hơn.

Ngày thứ hai chúng tôi trekking qua khu rừng Phan Dũng với lộ trình 12km. Chặng đường hôm nay dễ thở hơn hôm qua. Chuẩn bị xong hành lí, chúng tôi bắt đầu di chuyển đến đồi lính, ngọn đồi thơ mộng cuối cùng và cũng là ngọn đồi đẹp nhất của cả hành trình.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Gọi là đồi lính bởi vì khi xưa khu rừng này là nơi bộ đội Việt Nam hành quân chiến đấu. Quân đội Mỹ vì muốn truy lùng nên đã rải thuộc diệt cỏ – chất độc màu da cam xuống khu rừng này làm cho toàn bộ cây cối chết đứng hết. Hiện nay cây cối không thể mọc lại được nên hình thành những ngọn đồi trọc, gọi là đồi lính.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Địa phận Phan Dũng chủ yếu là rừng cây dầu nên sẽ mát mẻ hơn khi trekking qua triền đồi. Những rừng cây họ dầu bắt đầu xuất hiện dày đặc với đặc trưng là vỏ cây cực dày để có thể chống lại cái nắng khắc nghiệt của vùng Bắc Bình Thuận. Thuở xưa, người Chăm dùng nhựa cây dầu để chống thấm cho ghe thuyền, dùng làm chất đốt và làm vữa cho gạch của các tháp Chăm.

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Sau khi đổ dốc liên tục, chúng tôi nghỉ trưa ở một con suối nhỏ, nhắm mắt lại nghe tiếng suối tiếng chim kêu, mở mắt ra là thiên nhiên, mới thấy tuyệt diệu làm sao.

Chặng Cuối: Trải nghiệm Grab Rừng và kết thúc hành trình

(Ảnh: Việt Đăng Di)
(Ảnh: Việt Đăng Di)

Vượt qua cánh rừng cổ thụ cũng là đoạn cuối rồi. Chúng tôi được trải nghiệm một đặc sản ở Tà Năng – Phan Dũng đó là “Grab rừng”. Đây là cách gọi khác của những chiếc xe chuyên dụng đi rừng. Xe di chuyển đưa bạn từ bìa rừng ra tới trạm dừng chân. Ngồi trên xe, bạn sẽ có cảm giác rất phiêu lưu, mạo hiểm, cảm giác mạnh. Bạn sẽ băng qua những con suối gập ghềnh, được ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tại Đập Phan Dũng, ngắm cánh đồng lúa Liên Hương bất tận

Những điều lưu ý khi trekking cung đường Tà Năng – Phan Dũng:

• Không nên tự ý đi một mình để đảm bảo độ an toàn, đã có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra trên cung đường này do tự đi. Hiện nay có khá nhiều đơn vị tổ chức tour giúp đảm bảo sự an toàn và cung cấp lều trại, đồ ăn thức uống, bảo hiểm du lịch.

• Luyện tập thể lực như chạy bộ, leo cầu thang,… trước đó ít nhất 1 tuần để có sức khỏe tốt.

• Luôn bám sát đồng đội, tuyệt đối không được tách đoàn.

• Không đi trekking vào ban đêm.

• Trang bị giày trekking và balo có đai trợ lực để đi bộ thoải mái hơn.

Chinh phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng quả là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất cứ du khách nào cũng muốn thử sức một lần. Còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch và khám phá thôi.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

5 cây cầu là niềm tự hào của du lịch Việt Nam, được du khách quốc tế săn đón, bạn biết chưa?

Du lịch Việt Nam luôn hấp dẫn với đông đảo du khách quốc tế. Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi, không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp còn có những công trình độc đáo và tiêu biểu là 5 cây cầu nổi tiếng rất được du khách quốc tế săn đón. Hãy cùng BlogAnChoi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận