Mùa hè nắng gay gắt suốt cả ngày dài, tia UV cũng hoạt động cực mạnh, thì việc dùng kem chống nắng khi ra đường chắc chắn là điều cần thiết. Kem chống nắng có 2 dạng Vật lý và Hoá học, bạn đã biết điều đó chưa? Bạn có thực sự hiểu rõ về kem chống nắng mình đang dùng hay không? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 5 sự thật về những điểm khác biệt giữa Kem chống nắng vật lý và hoá học bạn nhé!

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý là kem chống nắng vô cơ. Với kem chống nắng dạng này, các bạn có thể nhận ra nếu để ý 1 số chất đặc trưng nhất định sẽ có trong thành phần như: titanium dioxide và zinc oxide.

Trong đó, Titanium dioxide được coi là thành phần có tác dụng chính, giúp tạo nên một lớp màng trắng phản xạ lại các tia UV, khiến các tia này không thể tác động lên da.

Kem chống nắng thật sự rất cần thiết (Ảnh: Internet)
Sự khác nhau giữa kem chống nắng Vật lý và Hoá học (Ảnh: Internet)

Với dạng kem chống nắng vật lý, cơ chế hoạt động chính là lớp kem khi được bôi lên bề mặt da sẽ tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da. Ánh nắng, tia UV khi vừa tiếp xúc, sẽ bị lớp màng này ngay lập tức chặn và phản xạ lại. Từ đó da được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Người ta hay ví kem chống nắng dạng vật lý giống như 1 chiếc áo giáp bảo vệ da khỏi kẻ thù độc hại – tia UV. Giúp da ngăn ngừa phòng chống được các bệnh về da cũng như hiện tượng nám, sạm, đen da do ánh nắng gây lên.

Ưu điểm và nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Ưu điểm

  • Chất kem có các thành phần lành tính, ít gây hiện tượng kích ứng.
  • Có tác dụng nâng tone da nhẹ, có thể thay thế kem lót.
  • Không làm khô và bong tróc da, tạo cẩm giác ẩm mượt.
  • Bền vững trên da hơn.
  • Sau khi sử dụng có thể ra đường ngay.

Nhược điểm

  • Lâu thẩm thấu, nếu không massage kỹ sẽ để lại vệt trắng trên da.
  • Không có khả năng kiềm dầu, tạo cảm giác bết dính và hơi nặng mặt.

Kem chống nắng hoá học là gì?

Kem chống nắng hoá học được hiểu là loại kem chống nắng hữu cơ. Dễ dàng nhận biết dạng kem này bởi các thành phần chính như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…

Phân biệt kem chống nắng Vật lý và Hoá học (Ảnh: Internet)
Phân biệt kem chống nắng Vật lý và Hoá học (Ảnh: Internet)

Về cơ chế hoạt động, kem chống nắng hoá học sẽ hoạt động với chức năng tương tự như 1 màng lọc cho da. Có nghĩa là, khi các tia gây hại tiếp xúc tới da, các hoạt chất trong kem sẽ ngay lập tức hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này để đảm bảo chúng sẽ thành những tia an toàn trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.

Mỗi thành phần trong kem chống nắng sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt của mình đó là ngăn tia UVA hoặc UVB. Các thành phần khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành lớp màng lọc vững chắc, ngăn phức hợp cả 2 tia gây hại này và bảo vệ da một cách tối ưu nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Ưu điểm

  • Thấm nhanh vào da, tạo cảm giác khô thoáng.
  • Kiềm dầu tốt, không gây bí bách trên da.
  • Tiệp hoàn toàn vào da mà không để lại vệt trắng nào.

Nhược điểm

  • Ít lành tính hơn so với dạng kem vật lý, phù hợp với da khoẻ, ít mụn.
  • Kem không bền trên da, phải chú ý thoa lại sau 1 thời gian tiếp xúc với nắng.
  • Kem sẽ không có tác dụng ngay mà cần chờ 15 – 20 phút đợi kem hấp thụ rồi mới có thể ra ngoài.

Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp

Lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho da là cực kì cần thiết. Bởi bạn sẽ dùng kem chống nắng hàng ngày liên tục, do vậy, nếu như chọn không đúng sẽ làm da chúng ta “nổi giận” xấu xí đó. Tham khảo số gợi ý cách lựa chọn cho từng loại da dưới đây bạn nhé!

Da thường, da khỏe

Với da này thì cực kì dễ chọn rồi, tuỳ theo việc bạn thích những ưu điểm nào hơn giữa 2 loại kem chống nắng để chọn cho mình. Hoặc bạn có thể cân nhắc đến thói quen sinh hoạt và điều kiện công việc thường ngày. Nếu như làm việc trong phòng máy lạnh thì có thể sử dụng kem chống nắng vật lý, còn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng thì sử dụng kem chống nắng hóa học.

Da dầu

Da dầu thường sẽ hoạt động tiết dầu nhiều hơn vào mùa hè, đây cũng dễ là da bị nổi mụn. Điều quan trọng nhất là nên chọn loại kem không gây bí tắc cho da và lựa chọn tối ưu đó chính là kem chống nắng hoá học. Một số loại kem chống nắng hoá học dành cho da dầu bạn có thể tham khảo như sau.

Kem chống nắng vichy cho da dầu Ideal Soleil
Kem chống nắng cho da dầu Vichy Ideal Soleil Dry Touch Face Fluid SPF50 (ảnh: Internet)

Bạn có thể mua sản phẩm trên Shopee tại đây.

Kem chống nắng cho da dầu Bioderma Photoderm Nude Touch SPF 50 (ảnh: nguồn Internet)
Kem chống nắng cho da dầu Bioderma Photoderm Nude Touch SPF 50 (ảnh: Internet)

Bạn có thể mua sản phẩm trên Shopee tại đây.

Kem chống nắng Paula’s Choice Clear Ultra Light SPF 30 (ảnh: Internet)
Kem chống nắng Paula’s Choice Clear Ultra Light SPF 30 (ảnh: Internet)

Bạn có thể mua sản phẩm trên Shopee tại đây.

Da mụn, da nhạy cảm

Da mụn và da nhạy cảm là 2 loại da cần lựa chọn kem chống nắng cẩn trọng nhất. Với đặc tính lành tính, bền vững trên da thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn an toàn nhất. Bởi dù sao lớp kem cũng sẽ không thấm vào da mà tạo lớp màng bên ngoài, giúp da không bị “thấm” các chất hoá học. Một số loại kem chống nắng vật lý cho da mụn, nhạy cảm được ưa chuộng hiện nay bạn có thể tham khảo như sau.

Kem chống nắng vât lý The Saem (ảnh: Internet)
Kem chống nắng vât lý The Saem Eco Earth Power Pink (ảnh: Internet)

Bạn có thể mua sản phẩm trên Shopee tại đây.

Kem chống nắng vật lý Cell Fusion C SPF50 (ảnh: Internet)
Kem chống nắng vật lý Cell Fusion C SPF50 (ảnh: Internet)

Bạn có thể mua sản phẩm trên Shopee tại đây.

Kem chống nắng Neutrogena Sheer Zinc Dry-Touch Broad Spectrum SPF 50 (ảnh: Internet)
Kem chống nắng Neutrogena Sheer Zinc Dry-Touch Broad Spectrum SPF 50 (ảnh: Internet)

Bạn có thể mua sản phẩm trên Shopee tại đây.

Thực tế, hiện nay đa số các hãng kem chống nắng đêu sẽ có 2 dòng chống nắng vật lý và hoá học để phục vụ tối đa nhu cầu của các bạn. Do vậy, khi đi mua các bạn hãy chọn loại phù hợp nhất với da mình nha!

Bạn có thể xem thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi tại đây:

Ghé thăm BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều hơn nữa kiến thức làm đẹp bạn nhé!

Xem thêm

Những kiến thức cơ bản về làn da nhạy cảm mà bạn nên biết

Da trở nên nhạy cảm thường vì nhiều lý do, và trong bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, bất kể khi bạn trẻ hay già. Da nhạy cảm là khi chức năng hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến da dễ bị kịch ứng từ những nhân tố từ bên ngoài, ví dụ như vi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận