Hồi tháng 4, Samsung đã bắt đầu phát hành bản cập nhật Android 15 One UI 7 cho điện thoại của hãng, bắt đầu là dòng Galaxy S24 cũng như điện thoại màn hình gập Galaxy Z Fold 6 và Flip 6. Mặc dù việc triển khai One UI 7 bị gián đoạn nhưng Samsung vẫn tiếp tục mở rộng và sẽ có thêm 3 mẫu điện thoại nữa có thể nhận được phiên bản One UI mới nhất.

Bổ sung các mẫu điện thoại được cập nhật One UI 7

Trang tin SamMobile tiết lộ tin tức về việc cập nhật One UI 7 cho các mẫu điện thoại gồm Galaxy A53 5G, A54 5G và M34. Điều này được thực hiện sớm hơn dự kiến vì ban đầu chúng được lên lịch phát hành trong tháng 6. Riêng đối với A54 5G, trước đó Samsung đã phát hành bản cập nhật One UI 7 sớm hơn tại các thị trường châu Á, vì vậy cuối cùng thì bản cập nhật này cũng đã có mặt ở các thị trường khác. Trong khi đó A53 5G là một trong những điện thoại dòng Galaxy A phổ biến nhất của Samsung, sẽ ra mắt tại Hàn Quốc trước các thị trường khác.

Điện thoại Galaxy A54 5G của Samsung (Ảnh: Internet)
Điện thoại Galaxy A54 5G của Samsung (Ảnh: Internet)

Đối với mẫu điện thoại A53 tại Hàn Quốc, bản cập nhật được dự đoán có dung lượng khoảng 3,4 GB. Trong khi đó bản cập nhật cho A54 tại thị trường châu Âu có dung lượng khoảng 3,5 GB. Đối với bản cập nhật M34 của Ấn Độ, dự kiến dung lượng là 3,6 GB. Các thị trường khác có các mẫu điện thoại này cũng sẽ được cập nhật sau.

Có thể tải bản cập nhật One UI 7 cho các mẫu điện thoại nêu trên bằng cách vào Cài đặt > Cập nhật phần mềm, sau đó chọn nút “Tải xuống và cài đặt”.

Thông báo trong One UI 7 trên điện thoại Galaxy S25 Ultra (Ảnh: Internet)
Thông báo trong One UI 7 trên điện thoại Galaxy S25 Ultra (Ảnh: Internet)

Theo lịch phát hành của Samsung vừa được cập nhật gần đây, hầu hết các mẫu điện thoại trong danh sách sẽ nhận One UI 7 vào tháng 6. Hai thiết bị chưa được cập nhật One UI 7 cho đến tháng 7 là máy tính bảng Galaxy Tab A9 và điện thoại Galaxy A05s. Trong khi vẫn còn nhiều mẫu điện thoại và máy tính bảng chưa có One UI 7 thì một số người đã chuẩn bị cho bản beta Android 16 One UI 8 với dòng Galaxy S25.

One UI 7 có giao diện mới được thiết kế theo hướng cá nhân hóa tốt hơn và các tính năng AI trực quan hơn, nhưng cũng có một vài vấn đề cần cải thiện. Nhiều người dùng cảm thấy không hài lòng với việc tách thông báo và bảng cài đặt nhanh thành các trang riêng biệt và điều này được bật theo mặc định thay vì tùy chọn (người dùng có thể thay đổi theo ý muốn). Những thay đổi khác như biểu tượng màn hình khóa thông báo mới và Gemini đã chiếm mất nút nguồn của điện thoại, cũng khiến người dùng không hài lòng.

Nếu hiện tại điện thoại của bạn vẫn chưa nhận được bản cập nhật One UI 7 thì cũng đừng lo lắng vì vẫn còn một số ít thiết bị sẽ nhận được bản cập nhật trong tháng 6 sắp tới.

Samsung áp dụng cập nhật liền mạch cho dòng điện thoại Galaxy S25

Google lần đầu tiên giới thiệu tính năng cập nhật liền mạch cho Android vào năm 2016. Mặc dù đã gần 1 thập kỷ trôi qua nhưng phương pháp cập nhật này đang là trải nghiệm mới đối với người dùng của Samsung. Không giống như các nhà sản xuất Android khác, Samsung từ lâu đã tránh sử dụng cập nhật liền mạch trên điện thoại của mình. Nhưng điều này đã thay đổi vào năm 2024 với sự ra mắt của điện thoại Galaxy A55. Sau đó Samsung cũng áp dụng phương pháp cập nhật này cho dòng điện thoại cao cấp Galaxy S25.

Một số cuộc khảo sát về việc người dùng thích cập nhật liền mạch hay cách cập nhật cũ của Samsung đã cho kết quả gần như ngang bằng nhau, nhiều người ủng hộ cập nhật liền mạch hơn một chút. Bạn thích cách cập nhật nào hơn? Hãy chia sẻ ý kiến của riêng bạn trong phần bình luận bên dưới cũng như cảm nhận của bạn về cập nhật liền mạch.

Dòng điện thoại Galaxy S25 của Samsung (Ảnh: Internet)
Dòng điện thoại Galaxy S25 của Samsung (Ảnh: Internet)

Cập nhật liền mạch khác với cách cập nhật bình thường của Samsung như thế nào? Phương pháp liền mạch cho phép tải xuống các bản cập nhật ở chế độ nền, nghĩa là bạn có thể tiếp tục sử dụng điện thoại trong lúc quá trình cập nhật đang diễn ra, cho đến khi được yêu cầu khởi động lại thiết bị. Tiếp theo chỉ cần đợi vài giây để bản cập nhật hoàn tất, sau đó bạn có thể sử dụng điện thoại như bình thường. Ngược lại, cách cập nhật cũ buộc người dùng phải ngừng sử dụng điện thoại hoàn toàn cho đến khi phần mềm được cài đặt đầy đủ.

Cập nhật liền mạch cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như cấu trúc A/B của Google chiếm nhiều dung lượng lưu trữ của thiết bị. Vì vậy cũng không có gì lạ khi cập nhật liền mạch vẫn chưa thuyết phục được tất cả mọi người.

Nhưng ngược lại, phương pháp này có rất nhiều ưu điểm được người dùng yêu thích, ví dụ như cập nhật liền mạch diễn ra ổn định hơn do cấu trúc A/B, cho phép điện thoại quay lại phiên bản cũ nếu có sự cố xảy ra trong quá trình cài đặt. Ngoài ra Google đã giải quyết một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn như nén kích thước của cả hai phiên bản phần mềm để chúng có thể cùng tồn tại trên một điện thoại mà không chiếm quá nhiều dung lượng.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Điện thoại Pixel 9a của Google được giảm giá chính thức lần đầu tiên kể từ khi ra mắt

Kể từ khi ra mắt, mẫu điện thoại Pixel 9a của Google đã có một số đợt ưu đãi. Nhưng đó không phải là giảm giá thực sự mà khách hàng sẽ nhận được thẻ quà tặng miễn phí – điều này chỉ phù hợp cho những người muốn chi tiêu mua sắm nhiều hơn. Tuy nhiên nếu bạn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận