Số lượng người bị máu nhiễm mỡ ngày càng tăng với mức độ dần nghiêm trọng. Song, tình trạng bệnh có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu máu nhiễm mỡ nên xây dựng thực đơn như thế nào nhé!
Hiện nay, bệnh mỡ máu cao ngày càng phổ biến. Đối tượng được mở rộng và trẻ hóa. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu là do sinh hoạt hằng ngày.
- Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Người tiêu thụ nhiều mỡ động vật, đường, trứng, gan, sữa, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm đóng hộp thường bị máu nhiễm mỡ.
- Sử dụng các chất kích thích: Uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá sẽ dẫn tới căn bệnh đáng ghét này.
- Sinh hoạt không khoa học: Ngồi một chỗ, lười vận động,… sẽ dẫn tới nguy cơ rối loạn lipid máu cao hơn thông thường.
- Mắc một số bệnh lý gây rối loạn thứ phát: Người bị tiểu đường, xơ gan, hội chứng thận hư, suy giáp,… sẽ có thể kéo theo mỡ máu.
- Uống thuốc gây rối loạn lipid: Một vài loại thuốc mà bạn đang sử dụng cũng có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu như thiazid, corticoid, estrogen,…
Nếu phát hiện chỉ số mỡ máu cao, người bệnh cần bổ sung thực phẩm tốt và điều chỉnh cách sinh hoạt sao cho phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vậy máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Tham khảo chế độ ăn uống mà BlogAnChoi khuyến cáo để kiểm soát lượng mỡ trong máu nhé!
Xem thêm bài viết “Máu nhiễm mỡ gây ra 7 biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe” tại đây.
1. Máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau củ quả
Rau xanh, các loại củ và trái cây chính là nhóm thực phẩm ít béo, cholesterol thấp và chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào. Chúng sẽ giúp hạn chế quá trình hấp thụ cholesterol của đường ruột.
Cụ thể, vitamin A và C trong rau củ quả sẽ giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol thấp, đồng thời mang lại năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, pectin trong rau xanh còn giúp kích thích hệ tiêu hóa. Nhờ đó, năng lượng và chất béo sẽ được chuyển hóa tốt hơn.
Vì vậy, bệnh nhân mỡ máu cao nên bổ sung các loại rau giàu vitamin như rau muống, rau cải, đậu đũa, cần tây, rau dền, rau đay,… Những thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, các loại đậu, táo, lê, cam, bưởi,… cũng nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày. Tìm mua gạo lứt ở đây.
Tham khảo thêm bài viết “8 tác dụng của gạo lứt giúp bảo vệ sức khỏe của bạn” tại đây.
2. Chọn những loại dầu giảm cholesterol
Hãy thay thế mỡ có nguồn gốc động vật bằng những loại dầu có tác dụng làm giảm cholesterol như dầu olive, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cải, dầu ngô,… Song, mức chất béo này cũng chỉ nên nạp dưới 30% lượng calo.
Song song đó, người bị máu nhiễm mỡ cần phải hạn chế tiêu thụ dầu cọ, dầu dừa,… thường có trong kem, cà phê, kẹo socola,… để kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
3. Ăn nhạt
Ăn nhạt, ít muối mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho sức khỏe nói chung và bệnh máu nhiễm mỡ nói riêng. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Cùng với đó, người có chỉ số mỡ máu cao cũng nên uống nhiều nước.
Xem thêm bài viết “Nhận biết 6 triệu chứng bệnh cao huyết áp để điều trị sớm” tại đây.
4. Tiêu thụ ít đạm trong bữa tối
Vào buổi tối, nếu ăn thực phẩm nhiều đạm thì hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc mệt mỏi, gây ra khó tiêu. Trải qua thời gian dài, tình trang cholesterol ứ đọng tại thành động mạch sẽ gây tắc nghẽn, xơ vữa động mạch.
Do đó, trong thực đơn, lượng thịt đỏ như bò, trâu, ngựa, cừu,… cần được cắt giảm. Người bệnh chỉ nên ăn ít hơn 255 g loại thịt này mỗi tuần.
5. Dung nạp Omega-3 từ cá
Omega-3 mang lại công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch. Vì thế, hãy đưa các loại cá vào thực đơn để cung cấp cho cơ thể lượng axit béo này. Những loại cá mà người bệnh nên ăn là cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu hoặc cá trích.
6. Bổ sung đủ axit folic
Khi hàm lượng axit folic quá thấp, bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh tim mạch bởi sự tăng lên của homocystein. Vì vậy, đừng quên ăn rau chân vịt, bánh mì, đậu trắng, lạc, uống nước ép cam,… để bổ sung cho cơ thể 400 microgram chất này mỗi ngày.
7. Tránh đồ dầu mỡ và nhiều đường
Những thực phẩm chiên, xào,… chứa rất nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Chúng là tác nhân chính khiến tình trạng máu nhiễm mỡ của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đổi cách chế biến sang hấp, luộc hoặc ăn sống là phương án hiệu quả nhất.
Đường, đặc biệt là đường đơn (mật ong, sucrose, đường tinh luyện,…) sẽ gây tăng cân, béo phì và mỡ máu cao. Vì vậy, bệnh nhân cần giảm thiểu tối đa các thực phẩm nhiều đường như kem, kẹo, bánh ngọt,…
Bạn có thể tham khảo những bài viết cùng chuyên mục tại đây:
- Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu?
- 9 loại thực phẩm giúp bạn giảm béo hiệu quả
Vậy là BlogAnChoi vừa chỉ ra 7 nguyên tắc trong ăn uống đối với người bị máu nhiễm mỡ. Hãy ghi nhớ và tuân thủ theo để điều trị, thậm chí là phòng ngừa căn bệnh đáng ghét này. Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích của BlogAnChoi cho mọi người cùng cập nhật nhé!