Bạn đã bao giờ tự hỏi môn thể thao khó chơi nhất trên đời là gì? Có phải là bóng đá đòi hỏi thể lực, kỹ thuật và chiến lược tính toán? Hay là môn hockey kết hợp kỹ năng trượt băng, phối hợp tay mắt chính xác và tinh thần đồng đội? Còn thể dục dụng cụ với rất nhiều skill đẹp mắt và cực khó thì sao? Hãy cùng khám phá đáp án bất ngờ về môn thể thao khó nhất thế giới nhé!

Môn thể thao khó nhất thế giới là gì?

Kênh thể thao nổi tiếng ESPN đã mời các chuyên gia hàng đầu tập hợp lại để tìm ra đâu là môn thể thao khó nhất trên thế giới. Ban giám khảo này gồm các nhà khoa học thể thao từ Ủy ban Olympic Mỹ, các nhà nghiên cứu khoa học về cơ bắp và vận động, các vận động viên hàng đầu và các nhà báo thể thao có kinh nghiệm.

Đâu là môn thể thao khó nhất thế giới? (Ảnh: Internet).
Đâu là môn thể thao khó nhất thế giới? (Ảnh: Internet).

Các chuyên gia cho điểm mỗi môn thể thao từ 1 đến 10 với 10 hạng mục khác nhau: sức bền, sức mạnh, bộc phát, tốc độ, sự biến tốc, linh hoạt, thần kinh, sức chịu đựng, phối hợp tay mắt và năng lực phân tích. Chẳng hạn như môn golf đạt điểm số đáng nể 6,38 về năng lực phân tích cũng là dễ hiểu, nhưng chỉ được 1,63 điểm về tốc độ.

Sau khi tính điểm trung bình của các giám khảo và cộng hết các hạng mục, kết quả cho ra điểm độ khó của mỗi môn thể thao theo thang điểm từ 1 đến 100. Số điểm này nói lên độ khó của mỗi môn khi so sánh với các môn khác được đánh giá.

Dưới đây là danh sách kết quả, xếp hạng từ khó nhất đến dễ nhất:

60 môn thể thao được xếp hạng từ khó đến dễ (Ảnh: Internet).
60 môn thể thao được xếp hạng từ khó đến dễ (Ảnh: Internet).

Như vậy boxing được cho là khó nhất, sau đó là hockey và bóng bầu dục. Ba môn được chơi phổ biến ở Mỹ đều nằm trong top 10, đó là bóng bầu dục hạng 3, bóng rổ hạng 4 và bóng chày hạng 9. Câu cá đứng cuối bảng, là môn dễ chơi nhất.

Tại sao boxing lại khó?

Bất kỳ ai đã từng tham gia một lớp học, tập luyện, thi đấu, hay chỉ là đấm bao cát ở nhà đều có thể cảm nhận được độ khó của boxing và sức chịu đựng cần thiết để chơi được nó.

Boxing nhìn thì đơn giản nhưng thực ra không dễ chút nào (Ảnh: Internet).
Boxing nhìn thì đơn giản nhưng thực ra không dễ chút nào (Ảnh: Internet).

Khoảng thời gian 3 phút như trong các hiệp đấu tiêu chuẩn nghe có vẻ ngắn, nhưng đối với những tay đấm thực sự đứng trên võ đài thì thì 3 phút đó có thể là thời khắc dài nhất trong cuộc đời họ.

Thậm chí 30 giây cũng không hề dễ dàng đối với những người chơi boxing. Hãy thử đấm vào một bao cát với tốc độ và sức lực hết cỡ liên tục trong 30 giây, bạn sẽ hiểu cảm giác của các tay đấm chuyên nghiệp là như thế nào. Đó là chưa tính đến việc có một người khác cũng đang tìm cách đấm bạn trong khi bạn cố đấm họ, đó là lý do boxing trở thành môn thể thao khó nhất.

Đó là cảm giác chủ quan, còn theo các chuyên gia thì boxing là môn thể thao đòi hỏi rất cao, từ sức mạnh và độ bền – những tố chất điển hình của thể thao nói chung – cho đến yếu tố đặc biệt là thần kinh. Theo ESPN thì đây là tính chất nổi bật nhất của boxing, thần kinh chính là khả năng vượt qua nỗi sợ hãi. Boxing đạt điểm trung bình 8,88 và nằm trong số 4 môn thể thao cao điểm nhất ở mục này.

Khả năng đối mặt với sợ hãi khi chơi boxing

Có rất nhiều môn thể thao khó chơi, từ những môn nhìn có vẻ nhẹ nhàng như golf cho đến nặng nề như đấu vật. Nhưng khi nói đến sự kiệt quệ về tinh thần và thể chất trong một trận đấu thì boxing là “khủng khiếp” nhất, kể cả khi chơi ở cấp độ nghiệp dư.

Yếu tố tinh thần cũng quan trọng không kém thể chất (Ảnh: Internet).
Yếu tố tinh thần cũng quan trọng không kém thể chất (Ảnh: Internet).

Người chơi không chỉ kiệt sức về thể chất mà còn phải tập trung tinh thần trong suốt trận đấu, sẵn sàng đương đầu với không chỉ đối thủ mà cả nỗi sợ hãi của chính bản thân mình. Không có thứ gì gây mệt mỏi kiệt quệ như nỗi sợ hãi, và nó hiện diện trong nhiều môn thể thao.

Trượt tuyết và lướt sóng có thể rất nguy hiểm, nhưng bản thân ngọn núi và sóng biển không cố ý làm hại bạn. Trong bóng đá, tình huống loại trực tiếp hay penalty đôi khi cũng xuất hiện, nhưng không phải là mục tiêu chính của môn thể thao này. Riêng đối với boxing, người chơi lúc nào cũng chỉ có một mục tiêu duy nhất: hạ knockout đối phương.

Bị đánh ngã chưa phải là thua, mà thua là khi không thể đứng dậy được nữa (Ảnh: Internet).
Bị đánh ngã chưa phải là thua, mà thua là khi không thể đứng dậy được nữa (Ảnh: Internet).

Chính yếu tố này làm cho nó trở nên sôi động, hấp dẫn và có phần tàn bạo. Boxing không dành cho những người yếu tim, và thực ra là không dành cho hầu hết mọi người. Cách duy nhất để chơi được môn này một cách thành thạo là phải đối mặt với nỗi sợ hãi – nỗi sợ bị đánh, bị thương hoặc tệ hơn nữa.

Nhưng đối mặt với nỗi sợ hãi cũng là lý do khiến những người đã chơi là sẽ “ghiền”, giống như một phép ẩn dụ trong cuộc sống vậy. Tất cả chúng ta đều phải chịu đòn và học cách đánh trả, đó là một bài học mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải rất nhiều lần trong cuộc sống.

Boxing có thể là một màn trình diễn kết hợp rất nhiều tố chất của thể thao, nhưng về cơ bản nó tập trung vào khả năng “thần kinh thép”, hay đối mặt với sợ hãi. Đó là kỹ năng khó nhất để thành thạo, cả trong thể thao và cuộc sống. Cũng giống như làm thế nào để chơi lướt sóng với tâm trạng thoải mái khi biết rằng sóng có thể nhấn chìm mình bất cứ lúc nào, đó là cảm giác hấp dẫn nhất trong mọi môn thể thao.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

"Hoàng tử sân băng" Hanyu Yuzuru tuyên bố giải nghệ khiến các fan thế giới tiếc nuối

Vận động viên trượt băng nghệ thuật nổi tiếng người Nhật Bản Hanyu Yuzuru đột ngột đưa ra tuyên bố giải nghệ giữa lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao khiến nhiều người tiếc nuối.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận