Những ngày mùa hè nắng nóng thế này chắc chắn không phải trải nghiệm dễ chịu cho bất cứ ai, nhưng ít nhất chúng ta còn có thể mặc đồ mỏng hoặc… không mặc đồ! Nhưng với những quả bóng lông mặc áo quanh năm – điển hình là mèo – thì chúng sẽ sống sót qua thời điểm khắc nghiệt này thế nào nhỉ? Hãy cùng BlogAnChoi giải đáp câu hỏi mèo tự làm mát cơ thể của mình như thế nào nhé.

Mèo tự làm mát cơ thể mình như thế nào? (Ảnh: Internet)
Mèo tự làm mát cơ thể mình như thế nào? (Ảnh: Internet)

Khi nhiệt độ tăng cao, con người toát mồ hôi, chó le lưỡi thở, mèo … không vận động đủ để tăng thân nhiệt? Vâng, có một phần thì đúng là như vậy, nhưng đó cũng phải là cách giải thích đầy đủ cho việc mèo tự làm mát như thế nào.

Mèo là những sinh vật cần duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể từ 38°C đến 39°C và có một số phương pháp để giữ mát trong thời tiết oi ả – không hoạt động quá sức trong những ngày nắng nóng cũng là một trong những cách đó đấy.

Sự dẫn điện cho phép mèo tự làm mát hoặc làm ấm cơ thể khi tiếp xúc với các vật thể có nhiệt độ khác nhau. Đây là lý do tại sao bạn thường có thể thấy con mèo của mình tìm kiếm gạch nhà bếp hoặc phòng tắm mát mẻ vào một ngày nóng bức, đđiều này cũng có hiệu quả với các loài khác như chó hoặc con người.

Nhưng khi điều đó là không đủ thì sao?

Mèo tự làm mát cơ thể mình như thế nào? (Ảnh: Internet)
Mèo tự làm mát cơ thể mình như thế nào? (Ảnh: Internet)

Chúng ta có một quan niệm sai lầm là cho rằng mèo đổ mồ hôi qua bàn chân để làm mát cơ thể vì khi mùa hè đến, bạn có thể thấy các dấu chân ẩm ướt của chúng. Nhưng các bác sĩ thú y chuyên nghiệp đã khẳng định rằng bất kỳ chất nào tiết nào từ lòng bàn chân hoặc từ mũi, miệng hoặc lưỡi của chúng đều không phải là mồ hôi và không có tác dụng hạ nhiệt như mồ hôi. Chất này được dùng để bảo vệ và tạo độ ẩm cho các cơ quan đó và không đủ để làm mát nhiệt độ trong cơ thể máu.

Thay vào đó, mèo tái tạo quá trình đổ mồ hôi – có tác dụng làm mát cơ thể thông qua quá trình bay hơi – bằng cách tự chải chuốt thường xuyên. Nước bọt từ lưỡi của chúng hoạt động giống như mồ hôi làm mát cơ thể khi bay hơi – đó là lý do tại sao bạn cũng có thể giúp mèo hạ nhiệt bằng cách dùng khăn ẩm để làm ướt nhẹ bộ lông của chúng. Trong thời tiết khắc nghiệt, mèo cũng sẽ thở hổn hển, nhưng không giống như những con chó thường xuyên thở hổn hển để giữ mát, mèo thở hổn hển là dấu hiệu của tình trạng quá nóng – đủ để gây nguy hiểm hoặc bệnh nghiêm trọng khác.

Và nếu bạn muốn cạo lông cho mèo – dù để giúp chúng làm mát hay vì vấn đề vẻ ngoài – thì đừng!

Mèo tự làm mát cơ thể mình như thế nào? (Ảnh: Internet)
Mèo tự làm mát cơ thể mình như thế nào? (Ảnh: Internet)

James H. Jones – một chuyên gia về sinh lý học tại Đại học California – đã so sánh hoạt động thể dục động vật và điều chỉnh nhiệt như sau: “Lông mèo hoạt động như một bộ điều chỉnh nhiệt và có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ nhiệt”.

Phần lông của mèo sẽ trở nên rất dày vào mùa đông để giữ ấm cho chúng, nhưng vào mùa hè, bộ lông ấy vừa có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh khỏi ánh nắng mặt trời vừa làm chậm quá trình mất nước (theo nghiên cứu, những con lạc đà bị cạo lông sống ở sa mạc khó khăn hơn những con lạc đà có bộ lông còn nguyên vẹn).

Nhưng ngay cả với những phương pháp giữ mát này, mèo cũng có thể dựa vào đặc quyền của sự thuần hóa để được thoải mái hơn khi ở với chủ nhân đúng không nào? Vì vậy, mặc dù mèo là loài động vật có tổ tiên hoang dã và có thể chịu đựng được nắng nóng thì bạn vẫn nên bật điều hòa hoặc quạt cho mèo và đảm bảo cho chúng uống nhiều nước vào mùa hè nhé.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Tại sao cờ cầu vồng lại trở thành biểu tượng của cộng đồng LGBT+?

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cờ cầu vồng lại trở thành biểu tượng của cộng đồng LGBT+ chưa?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận