Có bốn yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao như: Yếu tố môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội); Dinh dưỡng (đặc biệt trong 1000 ngày đầu đời); Di truyền và Nội tiết tố (GH, LH, FH – IGF1). Vậy có biện pháp nào để phát triển chiều cao tối ưu không? Cùng đọc bài sau đây để tìm ra đáp án nhé!
Giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ
Trẻ em có 2 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì:
Giai đoạn 1000 ngày đầu đời được tính từ khi người mẹ mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
Giai đoạn dậy thì thường nằm trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cơ bắp, khung xương và chức năng sinh dục. Giai đoạn này quyết định đến 23% chiều cao trung bình khi ở tuổi trưởng thành.
Các biện pháp phát triển chiều cao tối ưu
Nếu các bé đã qua giai đoạn vàng phát triển chiều cao như đã nói ở trên thì các bé sẽ không còn cơ hội để tăng trưởng tầm vóc thêm một lần nào nữa. Chính vì vậy, bậc phụ huynh cần tận dụng giai đoạn này để cải thiện chiều cao cho trẻ.
Di truyền
Đây là yếu tố duy nhất mà chúng ta không thể can thiệp được. Công thức để ước tính chiều cao trung bình của bé từ chiều cao của ba và mẹ như sau:
- Con trai: (CC ba (cm) + CC mẹ (cm) + 13) / 2 ± 8,5 (cm)
- Con gái: (CC ba (cm) + CC mẹ (cm) – 13) / 2 ± 8,5 (cm)
Ví dụ: Chiều cao của ba là 170cm và chiều cao của mẹ là 160 cm. Vậy chiều cao trung bình của bé trai khi trưởng thành khoảng:
(170 + 160 + 13) / 2 ± 8,5 = 171,5 ± 8,5 = 163 – 180 cm
Nếu phụ huynh có chiều cao khiêm tốn thì chúng ta cũng đừng quá lo lắng vì có thể ba và mẹ chưa phát triển hết chiều cao theo tiềm năng di truyền và các bậc phụ huynh cần can thiệp tích cực vào 3 yếu tố sau đây.
Dinh dưỡng
Để phát triển chiều cao tối ưu, các em cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt chú trọng vào các thực phẩm giàu canxi. Chẳng hạn như: Sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ ăn cả xương, tép nhỏ ăn cả vỏ, cua đồng, mè, các loại rau lá màu xanh đậm,…
Rèn luyện thể lực
Để phát triển chiều cao tối ưu, mỗi ngày, các em cần vận động thể lực ít nhất 60 phút từ mức độ trung bình đến mức độ nặng và phối hợp cả 3 hình thức vận động (hoạt động sức bền, hoạt động sức mạnh và hoạt động tăng cường xương).
Môi trường, tâm lý
Các nghiên cứu cho thấy lượng bài tiết hormone tăng trưởng GH tăng lên rõ rệt khi các bé được cho đi ngủ sớm, ngủ sâu và ngủ đủ giấc. Do đó, giấc ngủ không những giúp khôi phục sau một ngày học hành vất vả mà còn giúp các em phát triển chiều cao.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D có vai trò hấp thu canxi từ ruột vào máu. Thế nên, những hoạt động vui chơi ngoài trời rất tốt cho sự phát triển chiều cao của các em. Nếu không có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì ba mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Bạn có thể tham khảo mua vitamin D tại đây
Bên cạnh đó, chiều cao còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường khác như bệnh tật, ô nhiễm môi trường,… Nâng cao thể trạng, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu tác hại từ ô nhiễm môi trường cũng có thể giúp các em cải thiện chiều cao.
Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:
- Cách nấu món canh sườn hầm rau củ đầy dinh dưỡng cho bữa ăn
- 7 cách thay đổi món ăn để giảm cholesterol mà vẫn thơm ngon và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
- 14 loại thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng cho người cần giảm cân
Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!