Pixel Fold là điện thoại màn hình gập đầu tiên của Google và được đánh giá là đối thủ xứng tầm với Samsung Galaxy Z Fold 4, ít nhất là ở thị trường Bắc Mỹ. Những người yêu thích công nghệ háo hức với sự ra mắt của Pixel Fold để xem Google tối ưu hóa hệ điều hành Android trên thiết bị màn hình gập như thế nào.

Sponsor

Trong 4 năm qua, Samsung luôn là thương hiệu dẫn đầu trên thị trường điện thoại màn hình gập và cũng là nhà cung cấp điện thoại màn hình gập lớn nhất trên toàn thế giới, hầu như không có đối thủ. Cả Pixel Fold và Z Fold 4 đều ra mắt với giá 1799 USD, vậy điện thoại của Google có gì đặc biệt để cạnh tranh với Samsung? Hãy cùng so sánh nhé.

Thiết kế bên ngoài

Điện thoại màn hình gập Z Fold 4 và Pixel Fold (Ảnh: Internet)
Điện thoại màn hình gập Z Fold 4 và Pixel Fold (Ảnh: Internet)
  • Pixel Fold:
    • Kích thước khi mở: 139,7 x 158,7 x 5,8 mm; khi gập lại: 139,7 x 79,5 x 12,1 mm
    • Trọng lượng 283 gam
    • Khả năng chống nước IPX8
  • Galaxy Z Fold 4:
    • Kích thước khi mở: 155,1 x 130,1 x 6,3 mm; khi gập lại: 155,1 x 67,1 x 14,2-15,8 mm
    • Trọng lượng 263 gam
    • Khả năng chống nước IPX8

Pixel Fold có hình dạng ngắn hơn, rộng hơn, mỏng hơn và trọng lượng nặng hơn so với Galaxy Z Fold 4, làm cho nó trông giống một chiếc điện thoại thông thường khi gập lại, trái ngược với tỷ lệ khung hình cao và hẹp lạ mắt của Z Fold 4.

Điểm khác biệt so với Z Fold 4 là Pixel Fold có thể gấp lại hoàn toàn phẳng mà không có khoảng hở giữa hai phần. Cả hai mẫu điện thoại đều được thiết kế khung nhôm và đạt xếp hạng IPX8 về khả năng chống nước, đồng thời nút nguồn ở cạnh có chức năng cảm biến vân tay điện dung.

Điện thoại Pixel Fold của Google (Ảnh: Internet)
Điện thoại Pixel Fold của Google (Ảnh: Internet)

Pixel Fold sử dụng kính cường lực Gorilla Glass Victus ở mặt trước và mặt sau, trong khi Z Fold 4 được trang bị loại kính Victus+ cứng hơn một chút. Nhưng bù lại, Pixel Fold có bản lề bằng thép không gỉ chắc chắn hơn so với vật liệu Armor Aluminium của Z Fold 4. Cả hai điện thoại đều có thể gập cố định ở một góc để đứng trên mặt phẳng.

Camera

  • Pixel Fold:
    • Ống kính chính 48MP f/1.7
    • Ống kính siêu rộng 10,8MP f/2.2 với FOV 121,1 độ
    • Ống kính tele 10,8MP f/3.05 với zoom quang 5x
    • Camera selfie màn hình chính 8MP f/2.0
    • Camera selfie màn hình ngoài 9.5MP f/2.2
  • Galaxy Z Fold 4:
    • Ống kính chính 50MP f/1.8
    • Ống kính siêu rộng 12MP f/2.2 với FOV 123 độ
    • Ống kính tele 10MP f/2.4 với zoom quang 3x
    • Camera selfie ẩn dưới màn hình chính 4MP f/1.8
    • Camera selfie màn hình ngoài 10MP f/2.2

Cả hai điện thoại đều có tổng cộng 5 camera gồm một ống kính chính, một ống kính siêu rộng, một ống kính tele chụp ảnh xa, một ống kính trên màn hình ngoài và một ống kính trên màn hình chính khi điện thoại mở ra.

Camera của Pixel Fold (Ảnh: Internet)
Camera của Pixel Fold (Ảnh: Internet)

Camera selfie bên trong của Z Fold 4 được ẩn dưới màn hình để giảm phần viền, nhưng nhược điểm là chất lượng ảnh và video rất kém so với một thiết bị công nghệ cao như vậy. Trong khi đó Pixel Fold chọn phương án an toàn hơn là viền dày chứa camera selfie bên trong dễ sử dụng hơn.

Pixel Fold chụp ảnh phóng đại tốt hơn nhờ zoom quang 5x, trong khi zoom quang 3x của Z Fold 4 chỉ phù hợp để chụp ảnh chân dung. Điện thoại gập của Samsung cũng có khả năng quay video 8K nhưng thực ra đó là tính năng quá mạnh không cần thiết mà có thể bạn sẽ không bao giờ dùng đến.

Trải nghiệm chụp ảnh thực tế với cả hai điện thoại đều xứng tầm flagship, trong đó Pixel Fold cũng có đủ các tính năng được người dùng yêu thích như Magic Eraser, Photo Unblur, Motion Mode, v.v.

Màn hình

  • Pixel Fold:
    • Màn hình trong: 7,6 inch, 120Hz, độ phân giải 2208 x 1840, độ sáng tối đa 1450 nits
    • Màn hình ngoài: 5,8 inch, 120Hz, độ phân giải 2092 x 1080
  • Galaxy Z Fold 4:
    • Màn hình trong: 7,6 inch, 120Hz, độ phân giải 2176 x 1812, độ sáng tối đa 1200 nits
    • Màn hình ngoài: 6.2 inch, 120Hz, độ phân giải 2316 x 904

Cả hai điện thoại đều có màn hình bên trong 7,6 inch với tốc độ làm mới 120Hz nhưng Pixel Fold có chiều rộng lớn hơn, còn Fold 4 cao hơn và viền mỏng hơn rõ rệt tạo cảm giác đắm chìm hơn khi xem hình ảnh, video và chơi game.

Màn hình của Pixel Fold (Ảnh: Internet)
Màn hình của Pixel Fold (Ảnh: Internet)

Ở mặt ngoài, Pixel Fold có màn hình 5,8 inch còn Z Fold 4 có màn hình 6,2 inch. Cả hai đều có tốc độ làm mới 120Hz nhưng điện thoại Pixel trông hấp dẫn hơn vì màn hình ngoài của nó có tỷ lệ giống như điện thoại thông thường, còn Z Fold 4 có tỷ lệ khác.

Cả hai màn hình của Pixel Fold đều có độ sáng cao hơn màn hình của Z Fold 4.

Bộ xử lý

  • Pixel Fold: chip Google Tenor G2; quy trình 5nm; GPU Mali-G710 MP7
  • Galaxy Z Fold 4: chip Snapdragon 8+ Gen 1; quy trình 4nm; GPU Adreno 730

Galaxy Z Fold 4 được trang bị chip Snapdragon 8+ Gen 1 với quy trình 4nm có tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn, trong khi Pixel Fold sử dụng chip Tensor G2 quy trình 5nm do chính Google phát triển. Chip này không mạnh bằng, nhưng tương thích hoàn hảo với mọi tính năng phần mềm đặc biệt vốn có của điện thoại Pixel. Trái lại, nếu bạn ưu tiên hiệu suất khi sử dụng điện thoại thì Z Fold 4 sẽ hoạt động tốt hơn.

Chip Tensor G2 của Google (Ảnh: Internet)
Chip Tensor G2 của Google (Ảnh: Internet)
Sponsor

RAM và bộ nhớ

  • Pixel Fold: RAM 12GB; bộ nhớ 256GB/512GB
  • Galaxy Z Fold 4: RAM 12GB; Bộ nhớ 256GB/512GB/1TB

Cả hai điện thoại đều có RAM 12 GB và dung lượng bộ nhớ tối thiểu 256 GB. Đa số người dùng không cần nhiều RAM như vậy cho các hoạt động hàng ngày, nhưng đối với điện thoại màn hình gập thì điều này cũng hợp lý vì đây là loại thiết bị dành cho mục đích làm việc và giải trí.

Bạn có thể chọn dung lượng bộ nhớ của Pixel Fold lên đến 512GB và Z Fold 4 tối đa 1TB, ngoài ra cả hai điện thoại đều không có khả năng mở rộng thêm bộ nhớ.

Pin và sạc

  • Pixel Fold: dung lượng pin 4821mAh; sạc có dây 30W; có sạc không dây
  • Galaxy Z Fold 4: dung lượng pin 4400mAh; sạc có dây 25W; sạc không dây 15W; Sạc ngược không dây 4,5W

Pixel Fold là mẫu điện thoại gập có pin lớn nhất hiện nay, nhưng không có nghĩa là thời lượng pin sẽ dài hơn đáng kể. Lý do là vì chip Tensor của Google không hiệu quả về năng lượng như các loại chip khác, đồng thời màn hình của Pixel Fold sáng hơn nên tốn nhiều năng lượng hơn. Nhìn chung có thể dự đoán thời lượng pin của Pixel Fold và Z Fold 4 tương đương nhau.

Cả hai điện thoại có tốc độ sạc có dây gần ngang nhau và có thể sạc không dây, nhưng chỉ riêng Z Fold 4 có khả năng sạc không dây ngược cho các phụ kiện như tai nghe earbud và đồng hồ thông minh.

Tóm lại: Điện thoại gập Pixel Fold có đáng mua?

Là mẫu điện thoại gập đầu tiên của Google nhưng Pixel Fold được chế tạo khá hoàn chỉnh, với kiểu dáng ngắn và mỏng dễ bỏ túi, pin lớn hơn, màn hình sáng hơn, màn hình ngoài trông thuận mắt, bản lề bằng thép không gỉ chắc chắn hơn và có đủ các tính năng phần mềm quen thuộc của điện thoại Pixel.

Trong khi đó Z Fold 4 lại có màn hình bên trong đẹp hơn, chip mạnh và tiết kiệm pin hơn, mặt kính cứng hơn một chút, có khả năng sạc không dây ngược, bộ nhớ lên tới 1TB và trọng lượng nhẹ hơn một chút. Nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất có lẽ là Z Fold đã ra mắt thế hệ thứ tư, còn Pixel Fold là thế hệ đầu tiên vẫn còn nhiều dấu hỏi và chưa được thời gian chứng minh, do vậy tốt nhất là nên đợi thêm review để quyết định có nên mua hay không.

Sponsor

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

7 vấn đề điện thoại Samsung Galaxy cần khắc phục để trải nghiệm của người dùng tốt hơn

Samsung là thương hiệu điện thoại Android được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay, nhưng không phải là hoàn hảo. Dòng điện thoại Samsung Galaxy cũng không tránh khỏi các vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, dưới đây là 7 điều gây than phiền mà Samsung cần khắc phục ở điện thoại Galaxy.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 8 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(