Bên cạnh làn da, thì tóc cũng là một trong số những bộ phận cơ thể được phái đẹp chăm sóc kỹ càng. Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ không thể ngăn được tình trạng rụng tóc. Đặc biệt, sẽ có những thời kì tóc rụng nhiều tới nỗi khiến bạn phải lo lắng tìm đủ mọi cách để lấp lại khoảng da đầu ngày càng trắng của mình. Vậy nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới là gì và làm sao để khắc phục. Cùng nhau tìm hiểu nha!
Hội chứng rụng tóc ở nữ giới
Theo nhiều nghiên cứu, việc bạn rụng tới 100 sợi tóc mỗi ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, trung bình cứ 3 phụ nữ lại có một người phải đối mặt với tình trạng rụng tóc nặng hơn thế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc này có thể là do thay đổi hormone trong cơ thể, tác dụng phụ của thuốc, stress hoặc do thói quen tạo kiểu và nhuộm tóc thường xuyên.
Thông thường, cũng giống như các tế bào trong cơ thể, khi tóc rụng đi sẽ có những sợi tóc khác mọc ra thay thế. Trong trường hợp chu trình này bị gián đoạn, “hói” sẽ là điều sớm muộn sẽ xảy ra.
Bạn có thể đã nghe nhiều về chứng hói đầu ở nam giới. Tuy nhiên, có hơn 21 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ được sinh ra là “phiên bản nữ” của tình trạng này. Chúng được gọi chung là rụng tóc nội tiết tố nam, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc ở cả hai giới.
Ở nam giới, tóc có xu hướng mỏng dần ở thái dương và có thể khiến họ bị hói. Ở phụ nữ, hói thường bắt đầu ở đỉnh đầu hoặc ở đường chân tóc. Mặc dù chứng hói đầu ở phụ nữ là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng phụ nữ hiếm khi bị rụng hết tóc. Thay vào đó, tóc ở giới nữ lại xu hướng trở nên thưa thớt và để lộ các mảng da đầu rải rác.
Tình trạng này thường bắt đầu nghiêm trọng khi bước và độ tuổi trung niên sau 40, đôi khi cũng sớm hơn, và tiếp tục trong suốt cuộc đời của bạn.
5 nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới
1. Nội tiết tố
Những bà mẹ mới sinh đôi khi thấy tóc mình rụng thành từng chùm. Nguyên nhân là do suy giảm nồng độ estrogen sau khi sinh con. Trong trường hợp này, tóc thường sẽ mọc lại khi nội tiết tố cân bằng hơn. Thời kỳ mãn kinh cũng là một nguyên nhân khác gây rụng tóc tạm thời. Mặc dù tóc của bạn cũng sẽ mọc trở lại, nhưng có thể không còn dày và khỏe như trước.
2. Bệnh lý
Rụng tóc có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Ngoài ra, rụng tóc cũng thường xảy ra sau khi bạn bị ốm hoặc mới trải qua quá trình điều trị bệnh. Các bệnh lý có thể gây rụng tóc bao gồm:
- Bệnh tuyến giáp.
- Thiếu máu (do thiếu sắt).
- Bệnh hắc lào.
- Nhiễm trùng hoặc sốt cao.
- Xạ trị và hóa trị ung thư.
- Rụng tóc từng mảng (một loại bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công các nang tóc).
- Rụng tóc có sẹo (thường xảy ra ở phụ nữ Mỹ gốc Phi)
- Bệnh tiểu đường.
- Khi uống thuốc tránh thai, thuốc làm loãng máu và steroid.
Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ rụng tạm thời và mọc lại khi các tác nhân gây rụng tóc biến mất.
3. Căng thẳng
Khi trải qua một cú sốc đột ngột hoặc một giai đoạn mệt mỏi, suy sụp, bạn có thể gặp phải chứng rụng tóc telogen effluvium. Khi đó, một lượng lớn tóc của bạn sẽ bị rụng khi chải hoặc gội đầu.
Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể khiến một số người có cảm giác muốn nhổ tóc, nhổ lông mày… Đây được gọi là hội chứng trichotillomania. Việc giật tóc được coi là cách giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, thất vọng hoặc những cảm giác không thoải mái khác.
4. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý
Thông thường, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tóc khi bạn giảm cân quá nhiều (hơn 6,5kg). Ngoài ra, một số trường hợp khác bao gồm:
- Chế độ ăn thiếu sắt, protein và các chất dinh dưỡng khác.
- Quá nhiều vitamin A (thường là uống quá nhiều vitamin A bổ sung).
- Quá ít vitamin D.
- Chán ăn hoặc ăn vô độ.
5. Chăm sóc tóc sai cách
Thường xuyên buộc tóc kiểu đuôi ngựa hoặc búi tóc trong thời gian dài cũng là tác nhân khiến tóc gãy rụng. Một vài thói quen tạo kiểu tóc khác có thể khiến tóc yếu đi bao gồm:
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao từ máy sấy hoặc máy là tóc.
- Dùng hóa chất để tẩy tóc, nhuộm tóc.
- Sử dụng dây buộc tóc quá chặt, băng đô, ghim tóc.
- Gội đầu và chải đầu quá nhiều, đặc biệt là chải đầu khi tóc ướt.
Làm thế nào để xác định nguyên nhân bị rụng tóc
Có nhiều cách khác nhau giúp bạn xác định đâu là nguyên nhân khiến mình rụng tóc. Ngoài việc tự quan sát và phán đoán tình trạng cơ thể, bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ và làm một số xét nghiệm chuyên sâu.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng như thiếu sắt hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
- Kiểm tra thân tóc bằng cách quan sát sợi tóc qua kính hiển vi để phát hiện các rối loạn có thể gặp.
- Kiểm tra độ đàn hồi của tóc bằng cách kéo nhẹ các lọn tóc và đánh giá sơ bộ về số lượng tóc rụng trung bình.
- Khám da đầu để xác định các vấn đề về nhiễm trùng, sưng tấy tại khu vực rụng tóc.
- Sinh thiết da đầu để kiểm tra chi tiết hơn về tình trạng da đầu và chân tóc, nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý có thể có.
Cùng chăm sóc tóc khỏe mạnh cùng Hà Linh trong video dưới đây:
Xem thêm các bài viết khác tại BlogAnChoi:
- 7 cách biến tấu cực hay giúp mái tóc dài bớt nhàm chán
- Top 7 dầu gội kích thích mọc tóc hiệu quả nhất hiện nay
Nhớ ghé thăm BlogAnChoi thường xuyền để biết thêm nhiều điều bổ ích bạn nhé!