Tất cả những tập phim của web drama “Chủ tịch giao hàng” đều lọt top trending YouTube và có thứ hạng rất cao. Lý do để mọi người yêu thích web drama này là nó có nội dung hài hước, kịch tính nhưng cũng không kém phần chân thực, một điểm đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam.

Những khán giả bình thường đều có nhu cầu giải trí khi thưởng thức các tác phẩm điện ảnh. Web drama “Chủ tịch giao hàng” của Trường Giang đã làm tốt vai trò đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả khi giúp họ giải tỏa áp lực trong đời sống hàng ngày bằng những tiếng cười sảng khoái. Song, phim còn tạo ra hấp lực với người xem bởi tính chân thực và cũng là đặc trưng riêng của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam.

Chân – Tính chân thực của phim “Chủ tịch giao hàng”

Sự hiện diện của yếu tố hài hước là đương nhiên vì Trường Giang là diễn viên hài. Còn sự kịch tính nằm ở chỗ anh shipper trong web drama của Trường Giang đang tận hưởng niềm hạnh phúc khi bỗng dưng được làm chủ tịch, để rồi sau đó anh nổi cơn giận vì bản thân vướng vào cái bẫy bê bối tình ái do những người thân cận đã giăng sẵn, nhằm hạ bệ mình.

Chưa làm chủ tịch được bao lâu, anh shipper đã gặp sóng gió (Ảnh: Internet)
Chưa làm chủ tịch được bao lâu, anh shipper đã gặp sóng gió (Ảnh: Internet)

Ở ngoài đời thực, dù chúng ta có từng chứng kiến câu chuyện tương tự hay không nhưng nếu chúng ta chấp nhận được mạch logic của phim thì điều đó có nghĩa là phim mang lại cảm giác giống thực. Đó chính là đặc điểm của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam.

Không giống như điện ảnh phương Tây, điện ảnh Việt Nam chú trọng sự giống thực hơn là hiện thực. Bởi ở Việt Nam, phần lớn khán giả rất yêu thích những phim có tình tiết éo le như ngoài đời thực nhưng vẫn có sự hoạt náo khác lạ. Ở tập 2, khán giả đã được một phen cười bò với vai diễn côn đồ 1 của Võ Tấn Phát và vai diễn côn đồ 2 của Lê Nhân. Quả thật, màn chào hỏi “thật lòng” đến từ các nhân vật phản diện trong phim mới hài hước đến mức như vậy. Có thể thấy, sự giống thực (không phải là hiện thực) sẽ tạo ra hấp lực đối với người xem, lôi cuốn người xem vào câu chuyện phim.

Diễn viên Võ Tấn Phát (Ảnh: Internet)
Diễn viên Võ Tấn Phát (Ảnh: Internet)
Diễn viên Lê Nhân (Ảnh: Internet)
Diễn viên Lê Nhân (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, tính chân thực trong nghệ thuật điện ảnh của Việt Nam không tồn tại đơn độc, mà được biểu lộ thông qua tư tưởng hướng thiện và tính thẩm mỹ. Đó là vì chân-thiện-mỹ luôn được xem là chuẩn mực sáng tác nhân văn, tiến bộ. Ngay bây giờ, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về tư tưởng hướng thiện và tính thẩm mỹ trong phim “Chủ tịch giao hàng”, các bạn nhé!

Thiện – Tư tưởng hướng thiện trong phim “Chủ tịch giao hàng”

Kể từ lúc nhân vật Bường nói rằng “Miếng phô mai miễn phí chỉ nằm trên bẫy chuột thôi“, khán giả dường như đã có linh cảm chẳng lành về nhân vật này. Tuy nhiên, nhân vật Bường không ngu ngốc đến mức bị xem là kẻ thế tội như nhiều trường hợp ở ngoài đời thực. Anh vẫn có năng lực, dù hiện tại chưa phải là thời điểm chín muồi để anh đảm nhận trọng trách lớn như thế. Vậy biến cố sắp xảy đến với anh là gì?

Hóa ra, anh là người con không được thừa nhận của chủ tịch Hải Hoàng. Cái ghế chủ tịch phải chăng là dành cho anh? Có một điều hiển nhiên mà bất kỳ ai đã xem tập 4 của phim cũng nhận ra, đó là việc nhân vật Tùng do HIEUTHUHAI thủ vai luôn tìm cách chiếm đoạt chiếc ghế chủ tịch của nhân vật Bường. Một sản phẩm điện ảnh nếu muốn được nhiều khán giả yêu thích phải có nhân vật bất hạnh, tạo ra thương cảm như nhân vật Bường. Và có lẽ nhân vật Bường cũng là một người hùng kiệt xuất, đủ tài trí vượt qua mọi chướng ngại hiểm nguy để giành chiến thắng.

Chân dung "chủ tịch" Bường (Ảnh: Internet)
Chân dung “chủ tịch” Bường (Ảnh: Internet)

Nếu đúng là như vậy thì những câu triết lý sâu sắc của cô lao công Nhã Phương trong tập 3 là manh mối để chúng ta khẳng định sự thật trong phim: “Đôi khi sống đúng với bản thân cũng là sống sai với ai đó. Không sao! Chỉ có số phận là luôn luôn đúng“. Nhân vật Bường đã sống đúng với bản chất tốt đẹp của mình khi từng từ chối chức chủ tịch vì biết rằng mình là đứa con không được thừa nhận, hay khi anh từ chối đi “cà phê lùm” vì nghĩ rằng hành động đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của mình và của công ty. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp trong tính cách của nhân vật Bường đã làm nhân vật Tùng khó chịu.

Dù nhân vật Tùng đã hãm hại thành công nhân vật Bường nhưng đó chỉ là kết quả của tập 4. Đến cuối cùng, mọi chuyện diễn ra như thế nào thì chưa ai rõ, chúng ta cần chờ đợi để biết được chủ ý thiện lành của biên kịch phim. Tuy nhiên, lối sống trong sạch của “chủ tịch” Bường cũng đã phần nào nói lên giá trị tư tưởng của phim.

Mỹ – Tính thẩm mỹ của phim “Chủ tịch giao hàng”

Nói về tính thẩm mỹ của phim “Chủ tịch giao hàng”, có lẽ bạn nên xem những video clip hậu trường để biết được Trường Giang đã chăm chút kỹ càng đến mức nào mọi chi tiết của phim. Các yếu tố ánh sáng, màu sắc, tiết tấu, phong cách, giọng thoại, độ sâu của cảnh, trang trí, phục trang, âm thanh… được tập trung xử lý tối ưu.

Có thể thấy, khán giả chính của web drama là tầng lớp bình dân, bởi đời sống của người dân lao động được thể hiện rõ nét, nhiều hơn hẳn các cảnh quay ở những nơi sang trọng. Vì vậy, các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh rất tự nhiên, gần gũi.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

10 địa điểm hư cấu từng được cả thế giới tin là có thật

Sau đây là 10 địa điểm hư cấu từng được cả thế giới tin là có thật trong lịch sử, cùng BlogAnChoi tìm hiểu nào!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận