Hiện nay trên thị trường có vô số sản phẩm kem chống nắng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau với những lời quảng cáo “có cánh”. Vậy làm thế nào để có thể tỉnh táo chọn ra sản phẩm thực sự tốt cho bản thân? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ bí kíp về cách chọn loại kem chống nắng “hợp gu” với làn da bạn nhé!

Sponsor

1. Chọn chỉ số SPF, PA phù hợp

Trước khi xét đến các yếu tố như thương hiệu, kết cấu, thành phần,… của sản phẩm, bạn cần lưu ý đến hai chỉ số SPF và PA để chọn được loại kem chống nắng phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày của bản thân.

1.1 Chỉ số SPF

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số dùng để đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB – nguyên nhân gây cháy nắng, mẩn đỏ, thậm chí có thể dẫn đến ung thư da. Mỗi SPF sẽ tương ứng với 10 phút da được bảo vệ khỏi tia UVB. Muốn biết sản phẩm có công dụng bảo vệ da trong bao lâu, bạn chỉ cần lấy chỉ số SPF x 10. Ví dụ, kem chống nắng có chỉ số SPF là 50, thời gian da được bảo vệ khỏi tia UVB sẽ là 50 x 10 = 500 phút (8 tiếng 20 phút).

Chỉ số chống nắng SPF (Nguồn: Internet)
Chỉ số chống nắng SPF

Tuy nhiên, không phải chỉ số SPF càng cao sẽ càng tốt bởi nếu SPF quá cao sẽ gây một áp lực nhất định lên bề mặt da. Nếu chỉ sử dụng hàng ngày, bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trong khoảng từ 30 – 50.

Nếu bạn cần tham gia các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian dài như đi bơi, đi picnic,… thì kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50 sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan dành cho bạn.

1.2 Chỉ số PA

PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo khả năng kiềm hãm và ngăn chặn tia UVA – tia cực tím chiếm đến 95% trong tia nắng mặt trời, âm thầm phá huỷ làn da, khiến da bạn ngày càng nhăn nheo và lão hoá sớm. Chỉ số PA trên kem chống nắng được chia làm 3 cấp độ phổ biến:

PA+: Tương ứng với khả năng ngăn chặn tia UVA cao gấp 2 lần, bảo vệ da khoảng 40-50%, hiệu quả kéo dài trong 4 tiếng

PA++: Tương ứng với khả năng ngăn chặn tia UVA cao gấp 4 lần, bảo vệ da khoảng 60-70%, hiệu quả kéo dài trong 4-8 tiếng

PA+++: Tương ứng với khả năng chống tia UVA cao gấp 8 lần, bảo vệ da khoảng 90%, hiệu quả kéo dài trong khoảng 8-12 tiếng

Chỉ số PA (Nguồn: Internet)

Bạn nên ưu tiên các loại kem chống nắng có chỉ số PA+++ hoặc PA++ để da được bảo vệ lâu và hiệu quả hơn.

Đa phần các sản phẩm kem chống nắng sẽ ghi chỉ số SPF và PA trên bao bì, một số ít sẽ thay bằng ký hiệu khác như UVA/UVB, UVA-UVB, UV A/B/C.

Ngoài ra, để bảo vệ da một cách toàn diện, bạn nên chọn kem chống nắng có phổ quang rộng, được ký hiệu bằng chữ Broad Spectrum hoặc Full Spectrum trên bao bì.

2. Phân loại kem chống nắng

Có khá nhiều loại kem chống nắng khác nhau trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng như kem chống nắng dạng xịt, kem chống nắng dạng gel,… Song kem chống nắng được chia làm hai loại phổ biến: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học

2.1 Kem chống nắng vật lý

Nguyên lý hoạt động: Kem chống nắng vật lý có thành phần chính là Zinc oxide và Titanum dioxide, tạo một lớp màn chắn cho da, ngăn chặn tia UV, tia cực tím xâm hại và đâm xuyên qua da.

Ưu điểm: Lành tính và không gây kích ứng da

Nhược điểm: Gây cảm giác bí bách, nhờn rít vì lớp bảo vệ quá dày

2.2 Kem chống nắng hoá học

Nguyên lý hoạt động: Với thành phần chính avobenzone, oxybenzone, sulisobenzon, kem chống nắng hoá học hấp thu và tự động phân huỷ tia UV trước khi chúng thâm nhập và gây tổn hại lên da.

Sponsor

Ưu điểm: Khả năng thẩm thấu cao, không gây cảm giác nặng mặt hay bóng dầu.

Nhược điểm: Lớp màng bọc bảo vệ yếu nên phải bôi lại kem chống nắng sau 2 tiếng và cần bôi kem trước khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khoảng 15-20 phút để sản phẩm có thời gian ngấm vào da và phát huy công dụng.

Phân loại kem chống nắng (Nguồn: Internet)
Phân loại kem chống nắng (Nguồn: Internet)

3. Cách chọn kem chống nắng cho từng loại da

Ngoài lưu ý về các chỉ số và loại kem chống nắng, bạn cần chọn kem chống nắng theo đúng loại da để kem phát huy tối đa công dụng. Dưới đây là cách chọn kem chống nắng cho từng loại da.

3.1 Da dầu

Những loại kem chống nắng có kết cấu dày hay nâng tông da sẽ không phù hợp với da dầu bởi sẽ khiến da mặt “bóng nhẫy” và loang lổ các vệt trắng. Những bạn có làn da dầu nên ưu tiên sử dụng loại kem kết cấu mỏng, nhẹ, thẩm thấu nhanh.

Sản phẩm kem chống nắng dành riêng cho da dầu thường sẽ có từ “oil free” (không dầu) hoặc “no sebum” (không gây nhờn).

Sponsor

Loại kem chống nắng phù hợp: Kem chống nắng hoá học, dạng gel, hoặc dạng xịt để tránh gây bí da, cho da được thông thoáng.

Tham khảo Top kem chống nắng dành cho da dầu.

3.2 Da khô

Đặc tính của da khô là rất dễ bị nhăn và lão hoá nhanh khi tiếp xúc với các tia UV trong ánh nắng mặt trời nên cần đặc biệt lưu ý dùng các loại kem có chỉ số bảo vệ cao để giảm thiểu những tác hại lên da. Ngoài ra, bạn nên chọn những kem chống nắng tích hợp với công dụng dưỡng ẩm để cấp nước cho da, giữ cho da luôn mềm ẩm. Mẹo nhỏ dùng dành riêng cho da khô là hãy bôi một lớp kem dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng nhé.

Loại kem chống nắng phù hợp: Kem chống nắng vật lý để bảo vệ da tốt hơn.

Tham khảo Top kem chống nắng dành cho da khô

3.3 Da nhạy cảm

Nếu sở hữu một làn da nhạy cảm, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các thành phần có trong kem chống nắng có thể gây kích ứng da. Lời khuyên cho các bạn da nhạy cảm là hãy tránh xa sản phẩm có chứa oxybenzone và PABA – những thành phần có trong kem chống nắng hoá học.

Sponsor

Loại kem chống nắng phù hợp: Kem chống nắng vật lý với những thành phần lành tính

Tham khảo Top kem chống nắng dành cho da nhạy cảm

3.4 Da mụn

Da mụn cần chọn kem chống nắng giúp thông thoáng bề mặt da và không gây nhờn rít hay bí da. Hãy tránh xa các sản phẩm có chứa chất dẫn xuất, oxybenzone, mùi hương, cồn và PABA và ưu tiên chọn kem chống nắng có nhãn dán “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông) nhé!

Loại kem chống nắng phù hợp: Kem chống nắng vật lý

Tham khảo kem chống nắng dành cho mụn

4. Một số công dụng khác nên được ưu tiên

Đặc tính chống nước: Nếu như bạn dễ đổ mồ hôi hoặc dùng kem chống nắng để đi bơi, bạn nên chọn những dòng kem chống nắng chống nước có dòng chữ “waterproof” (chống thấm nước) hoặc “sweat resistant (ngăn mồ hôi).

Tham khảo Top kem chống nắng đi biển

Nếu đi biển, bạn nên chọn loại kem chống nắng chống thấm nước tốt. (Nguồn: Internet)
Nếu đi biển, bạn nên chọn loại kem chống nắng chống thấm nước tốt. (Nguồn: Internet)
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Không mùi hương: Các chất tạo ra mùi hương chính là “thủ phạm” gây kích ứng da, đặc biệt với da mụn hoặc da nhạy cảm. Do vậy, bạn nên ưu tiên kem chống nắng không chứa mùi hương để hạn chế rủi ro cho da.

Có thành phần dưỡng da: Các sản phẩm kem chống nắng hiện nay trên thị trường đã được cải tiến, tích hợp các thành phần dưỡng da để giữ cho da luôn tươi tắn, rạng ngời.

5. Mẹo dùng kem chống nắng hiệu quả

  • Bôi kem chống nắng bất kể thời tiết, vào mọi mùa trong năm
  • Bôi kem chống nắng ngay cả khi ở nhà
  • Dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng
  • Bôi kem chống nắng trước 15-20 phút khi ra ngoài
  • Đợi từ 3-5 phút sau khi bôi kem chống nắng lên mặt để kem có thời gian cố định trước khi trang điểm

Có thể thấy, kem chống nắng là vật bất ly thân đối với bất cứ chị em nào. Hi vọng với những chia sẻ tại bài viết trên đây, bạn đã “bỏ túi” cách chọn kem chống nắng đúng chuẩn và có thể đưa ra quyết định khôn ngoan khi lựa chọn sản phẩm bảo vệ làn da của mình nhé!

Sponsor
Xem thêm

Top 8 spa triệt lông uy tín TPHCM: triệt lông công nghệ cao an toàn cho sức khỏe

Khi nhu cầu triệt lông vĩnh viễn ngày một tăng cao, thì cũng là lúc hàng loạt những spa ra đời với đa dạng các phương pháp triệt lông khác nhau. Vậy đâu mới là địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe. Hiểu được điều này, BlogAnChoi đã tổng hợp top spa ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(