Có nhiều yếu tố quan trọng trong một quá trình chăm sóc da, thường bao gồm nước hoa hồng, mặt nạ và tinh chất. Và còn một bước vô cùng cần thiết mà có nhiều người thường bỏ qua đó là sử dụng kem chống nắng, đây chính là lá chắn bảo vệ da khỏi tia UV, hạn chế cháy nắng hoặc ung thư da. Chính vì tầm quan trọng của chống nắng nên bài viết này BlogAnChoi sẽ đưa ra cách chọn kem chống nắng chuẩn nhất để giúp bạn bảo vệ da toàn diện.

1. Căn nhắc chỉ số chống nắng của sản phẩm

SPF thường được sử dụng để đo lường mức độ mà kem chống nắng có thể ngăn chặn tia UVB. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 15 để giảm bớt sự tiếp xúc hàng ngày của bạn với tia UV. Đa số các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng SPF ít nhất là 30 vì chỉ số này có thể lọc được khoảng 97% bức xạ UVB, còn SPF 15 chỉ có thể chặn 93% tia UV mà thôi.

(Ảnh: Internet)
SPF ít nhất là 30 được bác sĩ da liễu khuyên dùng vì lọc được 97% bức xạ tia UV (Ảnh: Internet)

Ngoài SPF, PA – chỉ số biểu thị khả năng chống UVA cũng rất quan trọng. Trên bao bì của các loại kem chống nắng, chỉ số PA được đánh dấu “+”. Theo đó, Hiệp hội Mỹ phẩm Japan đã phân loại PA thành các mức độ sau:

  • Chống 40 – 50% tia UVA: PA+
  • Chống 60 – 70% UVA: PA++
  • Chống 90% tia UVA: PA+++
  • Chống 95% tia UVA: PA++++

Tuy nhiên, có một số sản phẩm không có ghi chỉ số PA trên bao bì thì không có nghĩa sản phẩm đó không thể chống UVA đâu nha. Thay vào đó, nhãn hàng có thể sử dụng một vài cụm từ như chống UVA – UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA2. Ví dụ: SPF 60 – 12 nghĩa là SPF 60 và PA+++.

2. Tìm hiểu thành phần

Thành phần thường được tìm thấy trong kem chống nắng hóa học bao gồm oxybenzone, octisalate, octocrylene, avobenzone, homosalate hoặc octinoxate. Đây đều là những hoạt chất có khả năng chống lại tia tử ngoại tốt mà lại ít gây kích ứng da. Tuy nhiên trong trường hợp da có mụn hoặc quá nhạy cảm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý.

Kem chống nắng vật lý chỉ có hai thành phần chống nắng khoáng là titanium dioxide và oxit kẽm. Những bạn có làn da nhạy cảm có thể chọn loại này vì chúng khá lành tính đối với da và có khả năng nâng tone nhẹ nhàng.

(Ảnh: Internet)
Có 2 loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học (Ảnh: Internet)

Không nên sử dụng kem chống nắng có chứa vitamin A (thường được gọi là retinyl palmitate). Người ta cho rằng vitamin A làm tăng nguy cơ ung thư da.

3. Kem chống nắng phổ rộng (Broad Spectrum)

Thông thường nếu trong tên sản phẩm hoặc trên bao bì có cụm từ “Broad Spectrum” thì có nghĩa đây là kem chống nắng phổ rộng. Loại sản phẩm này thường có khả năng chống nắng lâu hơn, độ bền cao hơn kem chống nắng thông thường, được sử dụng nhiều đối với những làn da đang điều trị treatment, da đang phục hồi sau lăn kim, trị liệu,…

(Ảnh: Internet)
Kem chống nắng phổ rộng rất được khuyên dùng (Ảnh: Internet)

Với chỉ số SPF từ 30 đến 50 giúp cung cấp khả năng bảo vệ vượt trội chống cháy nắng và tác hại của ánh nắng mặt trời cho làn da của bạn, có thể tránh được cả UVA và UVB.

Lưu ý, dù kem chống nắng có chỉ số trên 50 thì khả năng chống nắng cũng không khác với SPF 50 là bao. Vậy nên bạn không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều tiền cho kcn có SPF quá cao.

(Ảnh: Internet)
Nên chọn kem chống nắng SPF 30 đến 50 (Ảnh: Internet)

4. Biết cách sử dụng từng công thức kem chống nắng

Cách thoa kem chống nắng có thể ảnh hưởng đến cảm giác và vẻ ngoài trên da của một người, đó là lý do tại sao cụm từ “công thức kem chống nắng” thường được sử dụng. Có ba dạng (công thức) kem chống nắng tiêu chuẩn có sẵn trên thị trường đó là dạng kem, dạng thỏi/lăn, dạng xịt.

Sử dụng kem chống nắng dạng kem:

  • Làm sạch da trước khi thoa kem lên da
  • Lấy một lượng vừa đủ
  • Thoa đều lên da
  • Thoa lai sau 2 giờ sử dụng
Kem chống nắng dạng thoa (Ảnh: Internet)
Kem chống nắng dạng thoa (Ảnh: Internet)

Sử dụng kem chống nắng dạng thỏi/lăn:

  • Làm sạch da trước khi thoa
  • Lăn thanh kem chống nắng vài lần ở từng vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Xoa đều để có một lớp chống nắng phủ đều trên da
  • Thoa lại sau mỗi 2 giờ sử dụng
Kem chống nắng dạng thỏi (Ảnh: Internet)
Kem chống nắng dạng thỏi (Ảnh: Internet)

Sử dụng kem chống nắng dạng xịt:

  • Sau khi dưỡng ẩm da kỹ lưỡng thì lắc đều chai kem chống nắng.
  • Giữ vòi xịt và di chuyển theo hướng vòng tròn để kem chống nắng thấm vào da.
Kem chống nắng dạng xịt (Ảnh: Internet)
Kem chống nắng dạng xịt (Ảnh: Internet)

5. Tùy theo mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tính chất da

Có 4 loại da phổ biến là da khô, da dầu, da nhạy cảm và da hỗn hợp. Việc chọn kem chống nắng cũng cần phải xét theo loại da của bạn.

Đối với làn da khô dễ bị bong tróc và sần sùi do lớp biểu bì không được cung cấp đủ độ ẩm, bạn nên chọn loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Đặc biệt bổ sung các hoạt chất dưỡng ẩm như HA, Glycerin để da bớt khô, và loại da này sẽ phù hợp với kem chống nắng dạng essence hoặc dạng cream.

Nếu bạn có làn da khô, nhạy cảm và dễ bị dị ứng thì tốt nhất nên chọn kem chống nắng vật lý dịu nhẹ. Đối với da khô thông thường, bạn có thể lựa chọn kem chống nắng hóa học hoặc vật lý, tùy theo nhu cầu của mình.

Da khô (Ảnh: Internet)
Nên chọn loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên đối với da khô (Ảnh: Internet)

Những bạn có làn da dầu có nhiều dầu tự nhiên hơn, vì vậy làn da của họ trông mịn và sáng bóng. Tuy nhiên, loại da này có quá nhiều dầu, có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Những bạn có làn da dầu nên chọn kem chống nắng không chứa dầu khoáng, có khả năng kiềm dầu với chỉ số SPF ít nhất là 50 để không gây cảm giác nhờn trên da và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Da dầu (Ảnh: Internet)
Da dầu nên chọn loại không chứa dầu và không gây tắt nghẽn lỗ chân lông (Ảnh: Internet)

Da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng với các loại mỹ phẩm, da mặt mỏng, có rất nhiều gân đỏ nhỏ lộ ra ở vùng má, khi gặp thời tiết bất thường, rất dễ nổi mẫn đỏ, nóng rát, sưng tấy,… Với những đặc điểm này, việc lựa chọn mỹ phẩm cho da nhạy cảm không phải là điều dễ dàng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 20, có chứa oxit kẽm hoặc các loại chống nắng vậy lý để tránh kích ứng da.

Da nhạy cảm (Ảnh: Internet)
Da nhạy cảm nên chọn kem chống nắng có chứa để nó không bị hấp thụ vào da (Ảnh: Internet)

Da hỗn hợp là sự kết hợp của da dầu và da khô. Những người có da hỗn hợp thường bị dầu ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) và khô vùng da quanh mặt và tóc. Với da hỗn hợp thiên dầu, bạn nên chọn kem chống nắng vật lý có chứa oxit kẽm hoặc titanium dioxide, giúp da không bị nhờn và bảo vệ da khỏi tia UV.

Oxybenzone, salicylate, octocrylene, avobenzone và persalicylate trong kem chống nắng hóa học dành cho da bị mụn. Đối với da hỗn hợp thiên khô, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần như axit hyaluronic và ceramides để giúp da ngậm nước và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Da hỗn hợp (Ảnh: Internet)
Xem xem da bạn là da hỗn hợp thiên dầu hay thiên khô để chọn kem chống nắng phù hợp (Ảnh: Internet)

6. Luôn đọc nhãn

Giống như bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào khác, bạn nên phân tích kỹ thành phần in trên mặt sau của mỗi sản phẩm kem chống nắng trước khi đưa ra lựa chọn.

Bạn nên xem xét cẩn thận xem sản phẩm mình muốn lựa chọn có chỉ số chống nắng như thế nào, trong thành phần có chất nào mà bạn bị dị ứng không. Một số thành phần như dầu khoáng, paraben, silicone hoặc hương liệu là yếu tố dễ gây kích ứng da nên bạn cần cân nhắc kỹ. Ngoài ra cũng nên để ý xem loại kem chống nắng đó có thể kháng nước, kháng mồ hôi được hay không để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu cá nhân.

(Ảnh: Internet)
Luôn đọc nhãn khi lựa chọn kem chống nắng (Ảnh: Internet)

Một số bài viết có thể bạn quan tâm:

Hãy ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Mách bạn chu trình skincare mùa đông giúp da luôn ẩm mịn trong tiết trời hanh khô

Skincare dường như là cụm từ quá quen thuộc đối với phái đẹp hiện nay giúp làn da luôn khỏe mạnh và mịn màng. Mùa hanh khô sắp tới đồng nghĩa với việc mọi người ai cũng đối mặt với lo lắng làn da bị nứt nẻ và thô ráp. Chính vì thế đây là thời điểm thích hợp ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận