Apple muốn trở thành một công ty trung hòa carbon hoàn toàn vào năm 2030, nhưng mục tiêu đầy tham vọng này có thể đạt được hay không? Hãy cùng tìm hiểu.

Apple luôn tự hào về sự đổi mới và phát triển với nhiều sản phẩm mang tính cách mạng làm thay đổi thế giới. Giờ đây họ tiếp tục thực hiện một kế hoạch đột phá nữa, nhưng không phải là một thiết bị công nghệ mới.

Năm 2020, Apple đã công bố mục tiêu trở thành một công ty trung hòa carbon vào năm 2030. Đây là sự thay đổi đối với Apple, vì vậy nhiều người tự hỏi liệu gã khổng lồ này có nghiêm túc thực hiện mục tiêu và có thể hoàn thành nó hay không.

Apple đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2030 (Ảnh: Internet)
Apple đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2030 (Ảnh: Internet)

Mục tiêu trung hòa carbon của Apple là gì?

Mục tiêu của Apple là tất cả các sản phẩm do công ty này sản xuất sẽ giảm tác động môi trường tới mức tối thiểu. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng có thể mua iPhone hay MacBook mà không làm tăng lượng khí thải carbon trên Trái đất.

Để thực hiện được kế hoạch này, Apple dự định sẽ giảm lượng carbon mà họ tạo ra bằng cách cải thiện quy trình tái chế, bao gồm một chương trình thu cũ đổi mới và hợp tác với các tổ chức tập trung vào việc cải thiện môi trường. Apple cũng có kế hoạch mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm.

Apple sẽ sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn (Ảnh: Internet)
Apple sẽ sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn (Ảnh: Internet)

Đây là mục tiêu đầy tham vọng và không đơn giản đối với bất kỳ công ty nào trên thế giới, vì quá trình chuyển đổi để trung hòa carbon có thể rất tốn kém. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chi phí sẽ được đẩy cho người tiêu dùng, ví dụ như Apple cho rằng việc bán iPhone không kèm theo cục sạc là có lợi cho môi trường.

“Trung hòa carbon” không đồng nghĩa với “không có carbon”

Nhiều người đã hoài nghi về mục tiêu trung hòa carbon của Apple, nhưng đó là vì họ không hiểu rõ trung hòa carbon thực sự có nghĩa là gì. Nhiều người nghĩ rằng Apple sẽ không tạo ra khí thải carbon trong quá trình sản xuất và sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Nhưng điều đó không đúng.

Trung hòa carbon có nghĩa là Apple sẽ bù đắp toàn bộ lượng khí thải carbon mà họ tạo ra, ví dụ như trồng cây có thể hấp thụ lượng carbon được giải phóng vào khí quyển, hoặc mua tín dụng carbon có thể bù cho lượng carbon đã tạo ra.

Trung hòa carbon có nghĩa là bù đắp lượng carbon thải ra (Ảnh: Internet)
Trung hòa carbon có nghĩa là bù đắp lượng carbon thải ra (Ảnh: Internet)

Trung hòa carbon không phải là lượng carbon tạo ra bằng 0, mà là bù lại lượng carbon được tạo ra trong quá trình sản xuất – đây là mục tiêu khả thi hơn. Nhưng khi đã hiểu rõ về ý nghĩa của “trung hòa carbon” thì thực tế có vẻ không ấn tượng như mọi người thường nghĩ, nhất là khi nhìn lại những đổi mới trước đây của Apple.

Apple đã làm gì để đạt được mục tiêu trung hòa carbon?

Chúng ta đã thấy Apple cố gắng thực hiện mục tiêu trung hòa carbon của mình bằng nhiều cách, ví dụ như tính năng sạc bằng năng lượng sạch trên iPhone. Và có vẻ như Apple đang tiếp tục đạt được tiến bộ về vấn đề này. Trên thực tế, họ đã phát hành các sản phẩm trung hòa carbon đầu tiên trong năm 2023: đồng hồ thông minh Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2.

Apple Watch Series 9 là sản phẩm trung hòa carbon của Apple (Ảnh: Internet)
Apple Watch Series 9 là sản phẩm trung hòa carbon của Apple (Ảnh: Internet)

Apple cũng đã thực hiện các biện pháp để sản xuất phụ kiện trung hòa carbon. Một thay đổi lớn được họ công bố là ngừng sản xuất ốp lưng bằng da, vì da được lấy từ bò, mà các chuyên gia môi trường cho rằng việc chăn nuôi bò tạo ra lượng khí thải carbon rất lớn. Thay vào đó, Apple đã tạo ra ốp lưng FineWoven được làm từ các vật liệu tái chế.

Apple cũng thay đổi nguồn cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu, cửa hàng Apple Store và văn phòng bằng điện sạch được tạo ra từ năng lượng mặt trời và gió. Trên thực tế các cửa hàng hoạt động bằng điện sạch không phải là mới, nhưng đối với các trung tâm dữ liệu thì đây là bước đột phá. Điều này có nghĩa là các dịch vụ như iCloud, iMessage, Apple Music, Apple Pay đều được vận hành bằng điện sạch.

Một tham vọng lớn khác của Apple là ngưng sử dụng tất cả các loại nhựa trong bao bì sản phẩm vào cuối năm 2024. Chỉ có thời gian mới trả lời được mục tiêu đó có thành hiện thực hay không, nhưng chắc chắn họ cũng phải khởi động các bước đầu tiên ngay từ bây giờ.

Ốp lưng FineWoven của Apple được làm từ vật liệu tái chế (Ảnh: Internet)
Ốp lưng FineWoven của Apple được làm từ vật liệu tái chế (Ảnh: Internet)

Apple có thể hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra?

Trung hòa carbon không phải là điều mới, và Apple cũng không phải là ông lớn công nghệ đầu tiên công bố kế hoạch trung hòa carbon. Năm 2007 Google tuyên bố đã đạt được trung hòa carbon bằng cách bù đắp lượng carbon tạo ra, trong khi Microsoft đã tuyên bố kế hoạch carbon âm trước Apple vào tháng 1 năm 2020.

Nhưng không thể phủ nhận Apple đã cố gắng giảm tác động tới môi trường trong nhiều năm qua. Trên thực tế, lượng khí thải carbon của họ đã giảm 45% kể từ năm 2015. Với kế hoạch trung hòa carbon lần này đã được bắt đầu thực hiện từ trước khi có thông báo, có khả năng Apple sẽ đạt được mục tiêu vào năm 2030, thậm chí một số báo cáo môi trường của Apple cho biết có thể hoàn thành trước dự kiến. Với những động thái như phát hành các sản phẩm trung hòa carbon, loại bỏ ốp lưng da và sử dụng điện sạch, có thể thấy Apple thực sự nghiêm túc với mục tiêu này.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

6 lý do bạn nên sử dụng robot hút bụi cho ngôi nhà của mình

Bạn muốn có một người bạn thông minh, hữu ích và đáng yêu, có thể giúp bạn làm sạch nhà cửa mỗi ngày mà không cần bạn phải làm gì? Nếu có, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 6 lý do nên sử dụng robot hút bụi trong nhà nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận