Trong lịch sử loài người có những sự kiện cuồng loạn tập thể cực kì kinh hoàng mà đến tận bây giờ khoa học vẫn chưa thể giải thích được. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 7 sự kiện cuồng loạn tập thể đáng sợ nhất trong lịch sử này nhé.

1. Bệnh dịch khiêu vũ

Căn bệnh nhảy múa kì lạ khiến hàng trăm người chết (Ảnh: Internet)
Căn bệnh nhảy múa kì lạ khiến hàng trăm người chết (Ảnh: Internet)

Vào tháng 7 năm 1518, một người phụ nữ tên là là Frau Troffea bước ra ngoài và bắt đầu khiêu vũ trong hơn một tuần và không ai có thể ngăn cô ấy lại. Cuối cùng, cô được chuyển đến đền thờ Thánh Vitus – đôi khi được coi là vị thánh bảo trợ cho khiêu vũ – để chữa trị. Đến lúc đó, đã có hơn hai chục người khác trong thị trấn cũng tham gia cùng cô trong vũ điệu kỳ quái đó.

Các nhà lãnh đạo địa phương quyết định rằng cách chữa trị duy nhất là cho họ nhảy múa thoải mái, vì vậy các quan chức đã dựng lên các sân khấu và thuê các nhạc sĩ và thậm chí cả các vũ công chuyên nghiệp về. Nhưng có vẻ như điều đó càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi vào đỉnh “dịch”, có tới hơn 400 người mắc phải hội chứng kì lạ này, thậm chí một số người đã chết vì kiệt sức. Sau đó, vào tháng 9, căn bệnh bí ẩn ra đi cũng đột ngột như khi nó đến.

Đó chỉ là một trong nhiều bệnh dịch nhảy múa khác trong suốt lịch sử. Một sự cố khét tiếng khác diễn ra vào năm 1374, lan sang một số thị trấn chạy dọc theo sông Rhine, thuộc Đức, Bỉ và Hà Lan ngày nay.

Ngày nay chúng ta cũng không biết chắc điều gì đã gây ra dịch bệnh kỳ lạ này. Nhiều nhà sử học đã suy đoán rằng nó có thể được gây ra bởi nấm cựa gà mọc trên lúa mạch đen, khi ăn quá nhiều nó có thể gây co thắt, ảo giác, co giật,…

Nhưng giả thuyết có sức thuyết phục nhất để giải thích bệnh dịch nhảy múa được đưa ra bởi nhà sử học y tế John Waller, người tin rằng sự bùng phát này là một loại cuồng loạn do căng thẳng cực độ gây ra khi các sự kiện kiểu này đều diễn ra trong thời kỳ đói kém và chết chóc kéo dài.

2. Hạt giống bí ẩn

Năm 2020, nhiều người trên khắp thế giới nhận được những gói hạt giống bí ẩn qua đường bưu điện. Các tài liệu đi kèm với các gói hàng này chỉ ra rằng chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong khi nhiều người tin rằng các gói hàng này ẩn chứa virus kiểu mới thì những người khác lại cho rằng đây chỉ là hoạt động của các thương mại điện tử để tăng xếp hạng của họ trên các trang web bán lẻ khác nhau hoặc khách hàng đã quên rằng họ từng đặt thứ này do thời gian giao hàng kéo dài quá lâu.

Nhiều lời đồn đoán khác bao gồm khủng bố sinh học, một cuộc tấn công ngầm vào nền nông nghiệp Mỹ hoặc nỗ lực nhằm làm gián đoạn hoạt động của bưu điện Hoa Kỳ trong thời gian chuẩn bị cho một cuộc bầu cử – thời điểm sẽ có nhiều lá phiếu gửi qua thư.

3. Kẻ đánh bom điên rồ ở Mattoon

Vào tháng 9 năm 1944, người dân Mattoon, Illinois, đã hoảng hốt trước một hiện tượng đáng lo ngại và khá bất thường xảy ra trong cộng đồng của họ. Một số người dân cho biết đột nhiên ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc tràn vào nhà của họ vào đêm muộn và gần như ngay lập tức sau đó, họ và gia đình bị ốm, thậm chí bị liệt tạm thời và cho rằng có ai đó đã bơm khói vào các cửa sổ đang mở để tấn công người bên trong nhà.

Thủ phạm bí ẩn này được mệnh danh là Kẻ đi dạo bằng thuốc mê, sau đó được sửa đổi thành Kẻ thả chất nổ điên cuồng. Thị trấn nhỏ Mattoon trở nên điên cuồng với những người dân có vũ trang lang thang trên đường phố vào ban đêm và những bữa tiệc ngủ tập thể mọc lên như nấm vì không ai muốn ngủ một mình. Nhưng ngay cả sau khi cảnh sát tiểu bang được cử đến để điều tra thì vẫn không có thủ phạm nào bị bắt.

4. Ảo tưởng kính chắn gió ở Seattle

Vào tháng 3 năm 1954, người dân ở thị trấn Bellingham, một thành phố ở phía tây bắc bang Washington nhận ra trên kính chắn gió ô tô của họ có những vết rỗ nhỏ. Các giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vấn đề này rất đa dạng, từ bọ chét cát đến bụi phóng xạ từ vụ thử bom H. Đến giữa tháng 4, hiện tượng này xuất hiện nhiều đến mức đáng báo động và thống đốc Seattle, các nhà khoa học nghiên cứu và thậm chí cả Tổng thống Dwight D. Eisenhower cũng đã được thông báo về tình hình.

Cơ quan thực thi pháp luật đã tiến hành kiểm tra chính thức 15.000 ô tô trong tiểu bang và kết luận rằng chỉ có 3.000 ô tô có thiệt hại đáng kể. Một quan chức cảnh sát nhận xét rằng 5% thiệt hại trong đó là do bị phá hủy một cách cố ý. 95% còn lại chỉ là sự cuồng loạn của công chúng khi những vết rỗ trên kính chắn gió chỉ là hiện tượng hao mòn bình thường và không có gì đáng lo ngại cả.

Tuy nhiên, trước sự chú ý của giới truyền thông, người ta đã biến những dấu vết trần tục này thành một thứ gì đó bí ẩn hơn. Đến cuối tháng 4, các báo cáo dừng lại ở Seattle nhưng lại bắt đầu tăng lên ở những nơi khác. Ít nhất tám tiểu bang khác và Canada đã báo cáo về các vết rỗ trên kính chắn gió ô tô, kính buồng lái máy bay và thậm chí trên mái nhà kính ở Michigan.

5. Đại dịch tiếng cười Tanganyika

Năm 1962, một nhóm học sinh tại một trường nội trú ở Tanzania ngày nay bắt đầu mọi thứ với một trận cười sảng khoái. Tất cả vốn rất bình thường nhưng khi tiếng cười khúc khích lan ra toàn trường, sau đó đến phụ huynh học sinh, rồi đến hàng xóm, rồi đến những ngôi làng lân cận và khiến hơn một nghìn người cười liên tục thì lại thật sự đáng sợ.

Có thông tin cho rằng tình hình này tiếp tục không ngừng trong hơn một năm, nhưng ngày nay, hầu hết các nhà sử học cho rằng điều đó hơi cường điệu. Tuy nó nghiêm trọng đến mức phải đóng cửa trường học, và xảy ra trong một khoảng thời gian dài nhưng chắc chắn các nạn nhân không cười liên tục một năm như người ta thường nghĩ mà kéo dài ngắt quãng ở các khu vực khác nhau trong thị trấn.

Nhiều nhà khoa học tin rằng những tiếng cười này không đến từ cảm giác vui vẻ mà là sự lo lắng. Giống như căn bệnh khiêu vũ từ nhiều thế kỷ trước, “dịch cười” này xảy ra trong cộng đồng dân cư đang rất căng thẳng khi Tanganyika vừa giành được độc lập khỏi sự cai trị của Anh và quốc gia có chủ quyền mới được thành lập này đang tràn ngập sự thay đổi và bất ổn.

6. Chú hề hoảng loạn năm 2016

Bộ phim kinh dị IT từng khiến nhiều người phát ớn với hình ảnh chú hề (Ảnh: Internet)
Bộ phim kinh dị IT từng khiến nhiều người phát ớn với hình ảnh chú hề (Ảnh: Internet)

Vào năm 2016, hội chứng sợ hãi về những chú hề độc ác ẩn nấp sau mọi ngóc ngách (hoặc cống rãnh) bùng lên một cách kì lạ khắp mọi nơi.

Lần nhìn thấy đầu tiên xảy ra vào tháng 8 năm 2016 (và là lần duy nhất có thật), một chú hề tên là Gags xuất hiện ở Green Bay, Wisconsin và không làm bất cứ điều gì bất hợp pháp, chỉ đứng ở một góc, cầm những quả bóng bay màu đen và trông thật đáng sợ. Hóa ra anh là một phần của màn makerting cho một bộ phim ngắn kinh phí thấp, nhưng cơn đại dịch chú hề mà anh gây ra còn tồn tại lâu hơn cả sự nổi tiếng của bộ phim.

Vài tuần sau, một số trẻ em ở Greenville, Nam Carolina, báo cáo có một nhóm những chú hề đáng sợ đang đứng ở bìa rừng, thì thầm đầy đe dọa. Đầu tháng 9, những chú hề được cho là quấy rối trẻ em tại một bến xe buýt ở Macon, Georgia. Các báo cáo tương tự đã xuất hiện ở hàng chục bang khác nhau trên nước Mỹ. Tuy nhiên, không có một chú hề độc ác nào bị bắt (mặc dù có một số người đã hóa trang thành những chú hề để thực hiện các trò dọa dẫm và chơi khăm). Trên thực tế, đã có nhiều vụ bắt giữ vì báo cáo sai sự thật về những chú hề đến mức cảnh sát phải đưa ra tuyên bố nhắc nhở mọi người không được bắn những chú hề xuất hiện trên đường.

7. Phiên tòa phù thủy Salem

Một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ (Ảnh: Internet)
Một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ (Ảnh: Internet)

Tất nhiên, một trong những trường hợp nổi tiếng nhất – và nguy hiểm nhất – của chứng cuồng loạn hàng loạt trong lịch sử là Phiên tòa xét xử phù thủy Salem diễn ra ở Massachusetts vào năm 1692. Mọi chuyện bắt đầu khi hai cô bé 9 và 11 tuổi ​​lên cơn co giật kỳ lạ, la hét không kiểm soát được, co thắt và vặn vẹo dữ dội. Một bác sĩ đã nhanh chóng đổ lỗi các triệu chứng này cho thuật phù thủy và khiến điều đó lan truyền nhanh như một trận cháy rừng. Ít nhất năm cô gái nữa cũng mắc phải những triệu chứng đáng ngờ tương tự, và họ cùng nhau đổ lỗi cho ba người: Một nữ nô lệ tên Tituba, một người ăn xin tên là Sarah Good và một bà già tên Sarah Osborne.

Tituba biết rằng sẽ không có ai tin mình nên trong phiên tòa, cô tuyên bố rằng tất cả đều là sự thật và vẫn còn một số phù thủy khác sống ở Salem. Người dân trong thị trấn nhanh chóng bắt đầu đưa ra những lời buộc tội ngớ ngẩn đến mức một bé gái 4 tuổi cũng bị tống vào ngục tối trong suốt 8 tháng. Vào thời điểm cơn cuồng loạn lắng xuống, khoảng 25 người đã chết (vẫn còn sự bất đồng về số con số chính xác): 19 người bị treo cổ; 5 người chết trong tù; 1 người đàn ông đã bị ném đá đến chết khi anh từ chối nhận tội.

Không mất nhiều thời gian để lịch sử nhận ra Salem đã sai lầm như thế nào. Chỉ 5 năm sau, một trong các thẩm phán đã xin lỗi về vai trò của mình trong vụ cuồng loạn này. 5 năm sau đó nữa, Tòa án Massachusetts tuyên bố các phiên tòa xét xử phù thủy là bất hợp pháp.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 sự thật bất ngờ về thế giới: khi tất cả đều sai bét nhè nhưng ai cũng tin sái cổ

Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật bất ngờ về thế giới quanh ta và ố á vì không thể tin được nào!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận