Các viên đá quý luôn là niềm mơ ước của các cô gái, giá trị của chúng không chỉ đến từ chất lượng của bản thân mà còn vì lịch sử của chúng nữa. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 10 viên đá quý có lịch sử gây tranh cãi nhất thế giới nhé.

5. Viên kim cương Hy vọng

Viên kim cương Hy vọng (Ảnh: Internet)
Viên kim cương Hy vọng (Ảnh: Internet)

Viên kim cương Hy vọng nặng 45.5 carat là viên kim cương màu xanh đậm lớn nhất thế giới hiện nay. Người ta cho rằng một thương gia người Pháp tên là Jean-Baptiste Tavernier đã lấy được một viên kim cương thô (được gọi là Tavernier Blue) từ mỏ Kollur ở Ấn Độ vào khoảng giữa thế kỷ 17. Không rõ ông ta mua hay ăn cắp nó, nhưng sau khi cắt ra, nó đã được bán cho Vua Pháp Louis XIV, vào năm 1668. Nó được khảm vào vương miện hoàng gia Pháp và ở đó cho đến thời Cách mạng Pháp.

Năm 1792, khi Louis XVI và Marie Antoinette bị cầm tù, những tên trộm gan dạ đã đánh cắp viên kim cương này và biến mất không dấu tích. Cho đến năm 1812, một viên kim cương màu xanh đậm được ghi nhận thuộc quyền sở hữu của nhà buôn kim cương Daniel Eliason ở London. Nó nhỏ hơn so với viên kim cương gốc và có khả năng đã trải qua quá trình mài giũa thêm, đáng chú ý hơn là viên đá xuất hiện trở lại chỉ hai ngày sau khi hết thời hạn truy tố những tội ác đã gây ra trong Cách mạng Pháp.

Viên kim cương được cho là bị nguyền rủa này được cho là thuộc quyền sở hữu của Vua George IV và được bán đấu giá sau cái chết của nhà vua vào năm 1830 để trả nợ cho ông và lại biến mất một lần nữa

Năm 1839, viên kim cương xuất hiện trở lại trong danh mục đá quý thuộc sở hữu của Henry Philip Hope, một chủ ngân hàng giàu có ở London. Khi Lord Francis Hope đối mặt với tình trạng phá sản, ông đã bán viên kim cương và Hope đã qua tay nhiều người khác nhau trước khi thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên từ năm 1859.

6. Viên kim cương Hortensia

Viên kim cương Hy vọng
Viên kim cương Hortensia (Ảnh: Internet)

Viên kim cương được đặt theo tên của Hortense de Beauharnais – con gái riêng của Napoléon và Josephine, sau này là Nữ hoàng Hà Lan.

Viên kim cương Hortensia 20 carat là một trong những viên kim cương hồng hiếm nhất thế nhất vì có màu phụ là màu cam. Nó từng thuộc về Louis XIV và có khả năng đến từ các mỏ Kollur ở miền nam Ấn Độ vào giữa thế kỷ 17. Nó trở thành một phần của vương miện hoàng gia Pháp vào năm 1691.

Năm 1792, viên kim cương Hortensia đã bị đánh cắp trong cùng vụ cướp với viên kim cương xanh. Nó được tìm thấy vào năm 1793 từ một gác xép ở quận Halles, Paris cùng với những đồ trang sức khác, những viên đá được tìm thấy sau khi một trong những tên trộm tiết lộ vị trí của chúng trước khi bị hành quyết. Vương miện hoàng gia Pháp được rao bán vào năm 1887 nhưng viên Hortensia vẫn được giữ lại do ý nghĩa lịch sử của nó; bây giờ nó được trưng bày cùng tại bảo tàng Louvre.

7. Viên kim cương Lahore

Viên kim cương Lahore (Ảnh: Internet)
Viên kim cương Lahore (Ảnh: Internet)

Viên kim cương Lahore nặng 22.5 carat cũng là một viên đá quý đáng chú ý trên vương miện hoàng gia Anh. Mặc dù trang web của bộ sưu tập hoàng nói rằng viên đá quý này là được trao cho Nữ hoàng Victoria vào năm 1851, nhưng từ các điều khoản của Hiệp ước Lahore thì Công ty Đông Ấn đã buộc Maharajah Duleep Singh phải thoái vị, trai đất đai và tài sản của mình cho chính phủ Anh – trong đó có viên kim cương Lahore.

Viên kim cương Lahore được cho là đến từ vùng Golconda miền nam Ấn Độ vào đầu thế kỷ 18. Năm 1853, viên kim cương Lahore được đính vào chiếc vòng cổ Timur Ruby, một trong những món trang sức của Hoàng gia Anh. Năm 1858, thiết kế của nó đã được chuyển đổi để trở thành mặt của vòng cổ Lahore cùng trong 25 viên kim cương khác. Sau khi Victoria qua đời, viên kim cương Lahore được đeo trong lễ đăng quang của mọi nữ hoàng và hoàng hậu tiếp theo như Alexandra, Mary, Elizabeth, Elizabeth II và gần đây nhất là Camilla.

8. Viên hồng ngọc Timur

Viên hồng ngọc Timur (Ảnh: Internet)
Viên hồng ngọc Timur (Ảnh: Internet)

Giống như viên ruby Hoàng tử đen, viên Timur 361 cara cũng là một viên đá spinel và là một trong những viên lớn nhất thế giới. Nó thuộc sở hữu của các hoàng đế Mughal trước khi bị cướp khỏi Delhi trong các cuộc tấn công của người Ba Tư. Tên của năm vị chủ nhân của nó – Jahangir, Shah Jahan, Farrukhsiyar, Nadir Shah và Ahmad Shah Durrani – đều được chạm khắc một cách tinh xảo vào viên đá quý.

Kể từ năm 1612, Timur đã trải qua một lịch sử thăng trầm khi phải đi từ Ấn Độ đến Ba Tư, Afghanistan, trở lại Ấn Độ và cuối cùng là tới Anh sau Hiệp ước Lahore. Nó trở thành một phần trong bộ sưu tập riêng của Nữ hoàng Victoria trong chiếc vòng cổ Timur Ruby. Quyền sở hữu của nó cũng đang bị tranh chấp giống như viên kim cương Koh-i-Noor vậy.

9. Ngôi sao châu Á

Ngôi sao châu Á (Ảnh: Internet)
Ngôi sao châu Á (Ảnh: Internet)

Viên sapphire Ngôi sao Châu Á nặng 330 carat có màu xanh tím đậm này được khai thác ở các mỏ Mogok của Miến Điện (Myanmar ngày nay).

Nguồn gốc của viên đá quý này khá âm u khi vua của Mandalay lúc đó đã ra lệnh rằng tất cả những viên đá quý lớn được phát hiện tại các mỏ sẽ tự động trở thành tài sản của ông. Điều này dẫn đến việc viên đá quý biến mất trong nhiều năm, bị cắt vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn hoặc bị buôn lậu ra khỏi đất nước đến Ấn Độ. Ngôi sao Châu Á hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian.

10. Viên kim cương Tiffany

Viên kim cương Tiffany (Ảnh: Internet)
Viên kim cương Tiffany (Ảnh: Internet)

Viên kim cương Tiffany nặng 287.4 carat là một trong những viên kim cương màu vàng lớn nhất thế giới. Nó được khai quật tại mỏ kim cương Kimberley ở Nam Phi vào năm 1877 và được Charles Lewis Tiffany – người sáng lập thương hiệu Tiffany & Co. mua lại vào năm 1878. Vào thời điểm Tiffany được phát hiện, Nam Phi là thuộc địa của Anh và những người lao động da đen phải làm việc tại mỏ dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chủ mỏ da trắng và các luật phân biệt chủng tộc ép họ phải lao động cực kì vất vả, nguy hiểm nhưng mức lương lại cực kì thấp.

Chính điều này đã gây ra tranh cãi vào năm 2021, khi Tiffany & Co. ra mắt chiến dịch quảng cáo với Beyoncé – người thứ tư từng đeo viên kim cương này và là người phụ nữ da đen đầu tiên – và Jay-Z. Tiffany’s đáp lại làn sóng phẫn nộ bằng cách khẳng định thương hiệu chỉ sử dụng những viên kim cương có nguồn gốc rõ ràng, còn Tiffany đã được mua trước khi các đạo luật bảo vệ ra đời tới 125 năm.

Hiện viên kim cương Tiffany đang được bảo vệ trong cửa hàng đầu tiên của Tiffany & Co. nằm trên Đại lộ số 5 ở Thành phố New York.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Những "đỉnh lưu" gấu trúc nổi nhất giới Pandabiz là ai?

Thời gian gần đây, những chú gấu trúc đen trắng của Trung Hoa đang xâm chiếm mạng xã hội bởi sự dễ thương có phần hơi "vô tri" nhưng lại có tình cảm và cá tính riêng vô cùng thú vị. Hãy cùng điểm mặt những ngôi sao, những "đỉnh lưu" siêu hot trong giới gấu trúc hiện nay nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận