Hollywood không thiếu những tác phẩm kinh điển mà ở đó những bộ váy lộng lẫy, trang sức xa hoa góp phần tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Đằng sau những thước phim tráng lệ trên màn bạc, bạn có tò mò liệu sau khi sử dụng, số phận những món đồ này ra sao không? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem những trang phục kinh điển trên phim ảnh hiện tại liệu có được bảo quản tương xứng với giá trị của chúng không nhé!

Từ vụ việc Kim Kardashian mặc lại váy của Marilyn Monroe…

Mới đây, Kim Kardashian đã gây ra một tai tiếng không nhỏ khi được cho là đã làm hư hại đến một bộ váy kinh điển gắn liền với Marilyn Monroe – minh tinh màn bạc hàng đầu Hollywood của những năm 50 thế kỷ trước. Thiết kế bởi NTK chiến thắng giải Oscar cho “Thiết kế trang phục đẹp nhất” – Jean Louis, chiếc váy được đính hơn 2000 viên pha lê trên chất vải souffle silk (lụa phồng) độc đáo.

Sự kiện gắn liền với chiếc váy còn thú vị và tai tiếng hơn – Marilyn đã mặc nó một lần duy nhất khi cô đào nước Mỹ hát chúc mừng sinh nhật tổng thống John F. Kennedy năm 1962. Tại Met Gala 2022 với chủ đề “Gilded Glamour” (Vẻ lộng lẫy mạ vàng) đậm chất retro, cô Kim đã mượn lại bộ váy từ thương hiệu chuyên mua bán các vật phẩm danh tiếng – Ripley’s Believe It Or Not!.

Hãng này đã mua lại bộ váy năm 2016 với cái giá trên trời 4.8 triệu đô (hơn 112 triệu VNĐ), biến nó thành “chiếc váy đắt nhất thế giới” theo như website của hãng công bố.

Chất liệu souffle silk hiện đã bị cấm từ lâu do cực dễ dàng bắt lửa (Nguồn: Internet).
Chất liệu souffle silk hiện đã bị cấm từ lâu do cực dễ dàng bắt lửa (Nguồn: Internet).

Việc Kim được phép diện chiếc váy mang tính lịch sử này – thậm chí còn làm hư hại phần đai váy và khóa zip, đã gây ra một cơn phẫn nộ với người yêu thời trang. Nhiều người cho rằng chiếc váy xứng đáng được trưng bày trong triển lãm hơn là khoác lên người một ngôi sao truyền hình đi dự sự kiện.

Marilyn Monroe hát chúc mừng sinh nhật tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1962 gây chấn động thế giới

Trong đêm chúc mừng sinh nhật tổng thống tại quảng trường Madison, New York với sự có mặt của 15 nghìn người dân, minh tinh Marilyn Monroe đã biến tấu lại bài hát quen thuộc thành một bài hát dành riêng cho Tổng thống Kennedy một cách tình tứ. Không chỉ tai tiếng do Marilyn là người tình ngoài luồng của tổng thống, bộ váy tuyệt đẹp khoác lên người “biểu tượng gợi cảm nước Mỹ” cũng khiến khoảnh khắc này càng đáng nhớ gấp bội.

.. Cho tới số phận “hẩm hiu” của những bộ trang phục biểu tượng

Một trang phục danh giá khác mới đây vừa được báo chí để ý tới: chiếc váy kẻ ca rô mà nữ diễn viên Judy Garland trong tác phẩm kinh điển “Phù thủy xứ Oz”. Đã được tìm thấy trong một chiếc … hộp đựng giày cũ kĩ suýt bị bỏ quên, và được định giá lên tới 800 ngàn cho tới 1.2 triệu đô.

Một món đồ khác của bộ phim cũng đang nằm ở một nơi khó ngờ tới. Đôi giày đỏ ruby hiện đang thuộc sở hữu của FBI sau khi cơ quan này giải cứu nó khỏi một vụ trộm cướp năm 2005. Kha khá món đồ có giá trị khác của bộ phim cho trẻ em này được mua lại bởi những nhân vật hàng đầu Hollywood như đạo diễn Steven Spielberg hay nam diễn viên Leonardo DiCaprio.

Chiếc váy ca rô của Judy Garland trong phù thủy xứ Oz có giá trị lên tới 1.2 triệu đô (Nguồn: Internet).
Chiếc váy ca rô của Judy Garland trong phù thủy xứ Oz có giá trị lên tới 1.2 triệu đô (Nguồn: Internet).

Nhiều phục trang nổi tiếng khác cũng có số phận bị ngó lơ, không được trang trọng đặt tại vị trí nên thuộc về. Ngôi sao điện ảnh Debbie Reynolds là người hiếm hoi có một bộ sưu tập lớn các bộ trang phục gắn liền với những khoảnh khắc huy hoàng của Hollywood. Đầu tiên là bộ đồ trắng đen của huyền thoại Audrey Hepburn trong My Fair Lady, chiếc váy trắng duyên dáng tung bay của Marilyn Monroe trong The Seven Year Itch và nhiều món đồ khác của Elizabeth Taylor, Leslie Caron, vv…

Bộ váy trắng đen thanh lịch của Audrey Hepburn trong bộ phim My Fair Lady (Nguồn: Internet).
Bộ váy trắng đen thanh lịch của Audrey Hepburn trong bộ phim My Fair Lady (Nguồn: Internet).

Debbie đã vô số lần đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh giúp bà lưu giữ và trưng bày những kỷ vật hiếm có này, nhưng đều bị từ chối phũ phàng. Mãi tới năm 2021 – 5 năm sau khi bà mất, Viện mới chính thức mở cửa dự án bảo tàng và nhờ sự giúp đỡ của con trai bà, đưa những bộ váy nổi tiếng còn sót lại vào trưng bày.

Công cuộc giải cứu những món đồ khỏi sự phá hại

Cuộc đời của những chiếc váy nổi tiếng đã khiến người ta phải suy nghĩ về nghịch lý: dù là những món đồ được săn lùng bậc nhất, nhưng chúng không hề được đối xử như một phần của nền văn hóa phim ảnh. Một vấn đề được đặt ra: Liệu có phải do chúng là biểu tượng của phái đẹp, nên người ta mới ít chú trọng hơn là những món đồ thuộc về đàn ông hay không, cho dù hiện tại tư tưởng phân biệt giới tính đã ít hơn nhiều?

Một vấn đề nữa: những món đồ thời trang hiện có tới 90% đang nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân. Việc khó có thể chăm sóc, bảo quản những bộ trang phục một cách tử tế là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bộ váy xuyên thấu của Marilyn được cho là hư hại khi cô Kim khoác lên người (Nguồn: Internet).
Bộ váy xuyên thấu của Marilyn được cho là hư hại khi cô Kim khoác lên người (Nguồn: Internet).

Khi Kim Kardashian và bên cho mượn Ripley’s cho biết họ không hề làm hỏng trang phục của cố siêu sao Marilyn Monroe và chỉ mặc nó đúng 4 phút trên thảm đỏ Met Gala, những người hâm mộ của “quả bom tóc vàng” vô cùng phẫn nộ; họ cho rằng “Đây không chỉ là một bộ váy, mà nó còn là một phần của văn hóa Mỹ”. Việc những người sở hữu tư nhân của các bộ trang phục có thể cho mượn hoặc làm bất cứ điều gì với chúng khiến người ta không khỏi quan ngại.

Nhà thiết kế Deborah Landis cho biết, một nhà sưu tầm có tiếng hay mang những bộ trang phục mình sưu tập được đi triển lãm mà không có chút kiến thức nào về cách bảo quản chúng hẳn hoi, ông ta chỉ đơn giản cho chúng vào những cái túi len rồi mang đi khắp nơi. Tuy nhiên, việc truy tìm và thu hồi những món đồ quý giá không hề dễ dàng như vậy.

Đôi giày ruby đỏ rực đầy ma thuật của nữ chính Dorothy trong "Phù thủy xứ Oz" (Nguồn: Internet).
Đôi giày ruby đỏ rực đầy ma thuật của nữ chính Dorothy trong “Phù thủy xứ Oz” (Nguồn: Internet).

Có người sẵn sàng giao chúng vào tay những bên đấu giá kín kẽ hoặc đưa cho những fan hâm mộ của diễn viên từng mặc chúng lên người còn hơn là trao trả cho cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng xuất phát một phần từ sự chậm trễ trong việc nhận định giá trị và sức ảnh hưởng của những bộ trang phục từ nhà nước, đơn cử như vụ việc của Viện Hàn lâm phía trên.

Hành trình tìm kiếm và tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của những trang phục kinh điển của Hollywood vẫn còn nhiều trắc trở. Những bộ trang phục có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa đại chúng như thế cần cấp thiết được bảo quản và tôn vinh một cách xứng đáng nhất. Là biểu tượng của thời kỳ vàng son trong lịch sử phim ảnh nhân loại, những món đồ ấy rất cần được lưu giữ và nâng niu như cách chúng đã góp phần tô điểm cho những thước phim kinh điển của xứ sở cờ hoa.

Bạn có thể tìm kiếm những bài viết tương tự ở đây:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về những bộ trang phục kinh điển của mình, nếu bạn hứng thú với chủ đề này thì hãy thường xuyên truy cập vào chuyên mục Thời trang của BlogAnChoi để biết thêm những thông tin, câu chuyện thú vị nhất về thời trang Việt Nam và thế giới bạn nhé!

Xem thêm

Bảng tin thời trang: Cập nhật những BST mới nhất trong hai tuần đầu tháng 7/2022

Tháng 7, giới thời trang trở lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, đáng chú ý là các thương hiệu thời trang lớn như Gucci, Burberry, Saint Laurent,... tiếp nối nhau ra mắt các bộ sưu tập mới. Các nhà thiết kế đã bứt phá mọi giới hạn để cho ra mắt những phong cách bắt mắt và độc ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận