Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Dưới đây là 16 loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình. Cùng tìm hiểu nhé!

Việt quất

Việt quất
Việt quất (Ảnh: Internet)

Quả việt quất nổi tiếng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là anthocyanin – tạo nên màu tím đậm của quả. Những hợp chất này giúp giảm viêm, kiểm soát mức đường huyết, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Dâu tây

Dâu tây
Dâu tây (Ảnh: Internet)

Dâu tây chứa hàm lượng vitamin C và anthocyanin cao, không chỉ có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Dâu tây ít calo nhưng nhiều chất xơ, khiến chúng trở thành món ăn nhẹ hoàn hảo để kiểm soát cân nặng và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Quả mâm xôi

Qủa mâm xôi
Quả mâm xôi (Ảnh: Internet)

Quả mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, quercetin, kaempferol, anthocyanin,…giúp giảm viêm và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Hàm lượng chất xơ dồi dào của quả mâm xôi cũng giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Quả mâm xôi cũng giàu axit ellagic, một hợp chất có đặc tính chống ung thư có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Lựu

Lựu
Lựu (Ảnh: Internet)

Lựu giàu punicalagin và anthocyanin. Những chất chống oxy hóa này có đặc tính chống viêm và chống ung thư mạnh mẽ. Chúng cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp.

Cam

Cam
Cam (Ảnh: Internet)

Cam chứa nhiều vitamin C và flavonoid – các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe làn da và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Cam cũng có tác dụng giữ nước và cung cấp nguồn chất xơ tốt, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.

Nho

Nho
Nho (Ảnh: Internet)

Nho chứa nhiều resveratrol, một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa ung thư và các bệnh thần kinh. Nho cũng chứa vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình đông máu.

Quả kỷ tử

Quả kỷ tử
Quả kỷ tử (Ảnh: Internet)

Quả kỷ tử rất giàu chất chống oxy hóa (đặc biệt là zeaxanthin), vitamin và khoáng chất. Các chất này giúp củng cố hệ thống miễn dịch, nuôi dưỡng da khỏe mạnh và tăng cường thị lực. Chính vì thế, từ xa xưa, kỷ tử đã được sử dụng như một vị thuốc trong đông y, vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể, vừa ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Atiso

Atiso
Atiso (Ảnh: Internet)

Atiso chứa nhiều axit chlorogenic, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe gan. Atiso cũng chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Bổ sung atiso vào chế độ ăn uống của bạn có thể hỗ trợ quá trình giải độc và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Các loại hạt

d
Các loại hạt (Ảnh: Internet)

Các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó, hạnh nhân và hồ đào, rất giàu vitamin E và polyphenol. Chúng giúp giảm cholesterol LDL, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chống viêm và cung cấp axit béo thiết yếu. Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh tuyệt vời, khiến chúng trở thành món ăn nhẹ bổ dưỡng cho cơ thể.

Các loại đậu

Các loại đậu
Các loại đậu (Ảnh: Internet)

Các loại đậu, đặc biệt là đậu đen, có nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol. Các chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Đậu cũng là nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời, khiến chúng trở thành lựa chọn hàng đầu cho người ăn chay và thuần chay.

Cải kale

Cải kale
Cải kale (Ảnh: Internet)

Cải kale chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, beta-carotene và flavonoid. Nó hỗ trợ quá trình giải độc, tăng cường sức khỏe tim mạch và chống viêm. Cải kale cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp duy trì xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Rau bina

Rau bina
Rau bina (Ảnh: Internet)

Rau bina – hay cải bó xôi, rau chân vịt – là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, bao gồm lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Rau bina cũng giàu sắt, rất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy và sản xuất năng lượng trong cơ thể.

Củ dền

Củ dền
Củ dền (Ảnh: Internet)

Củ dền chứa betalain, chất chống oxy hóa mạnh có đặc tính chống viêm và có thể giúp giải độc cơ thể. Củ dền cũng chứa nhiều nitrat, có thể cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Khoai lang

Khoai lang
Khoai lang (Ảnh: Internet)

Khoai lang rất giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa hỗ trợ thị lực, tăng cường chức năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe làn da. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp chúng trở thành thực phẩm bổ dưỡng cho bất kỳ bữa ăn nào.

Socola đen

Socola đen
Socola đen (Ảnh: Internet)

Giàu flavonoid, socola đen có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp. Sô cô la đen cũng chứa các khoáng chất như sắt, magie và kẽm, giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Chọn sô cô la đen có ít nhất 70% ca cao để có lợi ích tối đa.

Trà xanh

Trà xanh
Trà xanh (Ảnh: Internet)

Trà xanh chứa nhiều catechin, chất chống oxy hóa giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Uống trà xanh thường xuyên cũng có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng và duy trì sự tỉnh táo.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Quả chà là có tác dụng gì cho sức khỏe? 6 lý do để ăn loại quả này hàng ngày

Quả chà là - một trong những biểu tượng của nền văn hóa Ả Rập - là một món ăn nhẹ thơm ngon và bổ dưỡng cực kỳ có lợi cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về các lợi ích của quả chà là và 6 lý do nên ăn chà là hàng ngày nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận