Fast Fashion là phong cách thời trang nhanh đang dẫn dầu xu hướng hiện nay. Các ông lớn trong ngành như H&M, Zara, Uniqlo,… đã cho ra những bộ sưu tập mới và liên tục “cháy hàng” sau vài ngày mở bán, nhưng vẫn vấp phải những luồng ý kiến trái chiều. Liệu sự thật đằng sau đó là như thế nào, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về thời trang Fast Fashion nhá!

Thời trang Fast Fashion là gì?

Nếu được chọn một món ăn đáp ứng tiêu chí “nhanh – gọn- tiện lợi” thì chắc hẳn chúng ta đều nghĩ ngay đến những gói mì ăn liền bán sẵn trong các siêu thị. Fast Fashion hiểu theo cách đơn giản nhất đó là phong cách “thời trang nhanh” hay phong cách “thời trang ăn liền” được ví von như một gói mì vậy đấy.

Taylor Swift trong bộ outfit của H&M (Nguồn: Internet)
Taylor Swift trong bộ outfit của H&M (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên một ly mì tôm sẽ có lợi “cứu cánh” ngay cho bạn những khi cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, ăn quá lâu và liên tục cũng có thể gây ngán ảnh hưởng đến sức khỏe. Fast Fashion cũng như vậy mang đến vẻ đẹp thu hút và nhanh chóng, nhưng bạn vẫn phải cách chọn lựa những thương hiệu uy tín mà dùng chứ “chọn bừa” là không được đâu nha.

Cửa tiệm Zara (Nguồn: Internet)
Zara được xem là (Nguồn: Internet)

Một vài ông lớn trong ngành thời trang nhanh – Fast Fashion vô cùng nổi tiếng mà bạn có thể đã từng nghe nhắc đến một lần rồi đấy ví dụ như: H&M, Forever 21, Zara và TopShop, Uniqlo,…

Lịch sử ra đời của ngành thời trang Fast Fashion

Vào năm 1960-1970, nhu cầu ăn mặc đẹp hợp thời và thể hiện phong cách cá nhân được giới trẻ chạy theo và lăng xê. Các nhà máy thời trang để đáp ứng nhu cầu và túi tiền của giới trẻ đã sáng tạo ra nhưng món hàng thời trang hợp mốt với giá phải chăng bắt đầu xuất hiện.

Thời trang năm 1970s (Nguồn: Internet)
Thời trang nhanh những năm thập niên 1970s (Nguồn: Internet)

Cho đến năm 1990-2000, ngành công nghiệp thời trang kể trên đã bùng nổ,được hưởng ứng tốt và có mặt khắp nơi như Mỹ, Nhật, Châu Âu và đây cũng đánh dấu cho bước “chuyển mình” của phong cách thời trang nhanh.

Fast Fashion được ủng hộ khắp nơi (Nguồn: Internet)
Fast Fashion được ủng hộ khắp nơi (Nguồn: Internet)

Hiện nay, Fasst Fashion vẫn được ưa chuộng tại khắp nơi trên thế giới. Bằng chứng là 88% người Mỹ chọn lựa các hãng thời trang Fast Fashion thay vì các hãng khác. Tương tự ở châu Âu là 46%, Ấn Độ 25% và Trung Quốc 21% cũng ưu tiên phong cách “thời trang ăn liền” này hơn.

Lý giải sức hút của phong cách thời trang Fast Fashion

Bắt kịp xu hướng của giới trẻ hiện nay

Mọi người đều chạy theo hot trend (Nguồn: Internet)
Mọi người đều chạy theo hot trend (Nguồn: Internet)

Đặc điểm thời trang Fast Fashion là chạy theo xu hướng “hợp thời” nhất nên luôn được các tín đồ đón nhận liên tục. Mỗi mùa đi qua là sẽ có một trào lưu mới được xuất hiện nên các món đồ cũ sẽ được “gác lại”, điều này đã tạo nên một vòng tuần hoàn liên tục trong phong cách thời trang nhanh này.

Mọi người thường sẽ mua, mặc rồi bỏ lại để tiếp tục mua những bộ quần áo mới hợp phong cách hơn. Nhờ vậy mà các hãng Fast Fashion ngày càng phát triển và thu hút người mua hàng liên tục ra vào của tiệm của mình.

Fast Fashion mang “hơi thở” của thời trang High-end

Thiết kế áo khoác jean của Zara khá giống Gucci
Thiết kế áo khoác jean của Zara khá giống Gucci (Nguồn: Internet)

Các sản phẩm của Fast Fashion phần lớn được thiết kế lại từ các bộ sưu tập quần áo trên sàn runway hay trang phục của những người nổi tiếng. Các nhà thiết kế Fast Fashion có khả năng nắm bắt xu hướng rất nhạy và có khả năng thay đổi một tí về kiểu dáng cũng như màu sắc để không vi phạm luật.

Thế là các nhà thiết kế đã cho ra một sản phẩm có hình dáng tương tự như những quần áo dòng high-end với giá rẻ hơn mấy chục lần. Nên các tín đồ thời trang như “vớt” được món thời có thể mặc được những thiết kế tương tự các hãng High-end trông cũng đẳng cấp, sang trọng không hề so với mẫu trước đó chút nào cả.

Giá thành của sản phẩm vô cùng rẻ

Bạn sẽ chọn mua áo nào? (Nguồn: Internet)
Bạn sẽ chọn mua áo nào? (Nguồn: Internet)

Fast Fashion nhắm tới những con người đam mê thời trang mà không có tiền triệu để đổ vào trang phục. Khi mà người ta chưa sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để mua một cái túi xách, hay thậm chí cả tỷ đồng để mua một chiếc váy dạ hội được các sao lăng xê.

Nắm bắt được điểm then chốt này thế là các ông lớn đã bao thầu các nhà thiết kế tạo ra những sản phẩm mang “hơi thở” của những bộ trang phục high-end trước đó cùng một chút biến tấu. Thế là mọi người đã có thể sỡ hữu được một món đồ vô cùng “hời” rồi đấy.

Nếu không mua hàng ngay là hết cơ hội

Phải mua ngay nếu không không còn cơ hội nữa (Nguồn: Internet)
Phải mua ngay nếu không không còn cơ hội nữa (Nguồn: Internet)

Vì thiết kế và bộ sưu tập thay đổi liên tục hàng tuần nên người tiêu dùng sẽ bị cuốn vào suy nghĩ là phải mua liền bây giờ nếu không 2 tuần sau sẽ không còn nữa. Còn hàng High-end thì đôi khi 4 tháng sau, sản phẩm vẫn được trưng bày trên kệ. Thay đổi liên tục là yếu tố khiến người mua ra quyết định mua sản phẩm nhanh hơn và quyết liệt hơn.

Thời gian sản xuất nhanh chóng

Các món đồ được sản xuất rất nhanh (Nguồn: Internet)
Các món đồ được sản xuất rất nhanh (Nguồn: Internet)

Các hãng thời trang High-end như Gucci hay Chanel mất nhiều tháng đến hơn 1 năm để thiết kế, chọn vải, may và quảng cáo một sản phẩm mới. Tuy nhiên với H&M hay Zara chỉ mất khoảng thời gian trên dưới 3 tuần là đã có thể tạo ra một sản phẩm mới.

Cho nên có thể nói khả năng nắm bắt xu hướng hiện tại của các công ty Fast Fashion là rất lớn. Khi có một sản phẩm được cho là xu hướng mọi người theo đuổi, chỉ cần 3 tuần là các nhà máy Fast Fashion đã cho ra đời sản phẩm đó và đưa chúng đến với công chúng.

Vì sao sản phẩm Fast Fashion vẫn bị nhiều người chỉ trích?

Chất liệu kém, không bền

Chất liệu là nhược điểm của Fast Fashion (Nguồn: Internet)
Chất liệu là nhược điểm của Fast Fashion (Nguồn: Internet)

Những món đồ Fast Fashion có thời hạn sử dụng ngắn từ vài tháng cho đến một năm. Ngược lại là Slow Fashion ( phong cách thời trang không chạy theo xu hướng hay mốt mà chú trọng vào quần áo cơ bản và có đồ bền so với thời gian) đã tạo ra những món đồ chất lượng có thể sử dụng cả đời người.

Những món đồ fast Fashion sau khoảng thời gian gần một năm sẽ trở nên lỗi mốt và sờn cũ, không còn sử dụng được nữa. Đó chính là điểm mà các tín đồ thời trang luôn “trăn trở” về phong cách ăn liền này đấy!

Gây ô nhiễm môi trường

Fast Fashion gây ô nhiễm không khí (Nguồn: Internet)
Fast Fashion gây ô nhiễm không khí (Nguồn: Internet)

Ngành thời trang là nhân tố đứng thứ 2 gây ô nhiễm nguồn nước và chịu trách nhiệm trong việc thải ra 10% khí cacbon vào trong không khí.Ngoài ra, vì giá thành rẻ quần áo thường được làm từ chất liệu Polyester và sẽ tốn hơn 200 năm để phân hủy.

Và hiện nay việc bảo vệ môi trường nên được bảo vệ nhiều hơn thay vì liên tục làm “tổn thương” nó. Nên luôn có những luồng ý kiến cho rằng các hãng thời trang nhanh đã góp phần làm không khí ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn.

Điều kiện làm việc của các công nhân may mặc thấp

Các nhà máy có chế độ đãi ngộ nhân viên thấp (Nguồn: Internet)
Các nhà máy có chế độ đãi ngộ nhân viên thấp (Nguồn: Internet)

Các nhà máy Fast Fashion thường được gọi là Sweatshop. Có thể hiểu nôm na là “xưởng vắt mồ hôi”. Nhà máy có tên gọi này là do những người công nhân làm trong nhà máy được trả lương rất thấp.

Các nhà máy này thường đặt ở các nước kém phát triền, đang phát triển hay các nước đông dân số và lương cơ bản thấp, chế độ bảo vệ công nhân cũng rất kém. Một vài ví dụ như: Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ.

Luật sở hữu trí tuệ bị vi phạm

Luật sở hữu trí tuệ bị vi phạm (Nguồn: Internet)
Đánh cắp chất xám (Nguồn: Internet)

Fast Fashion bị coi là đánh cắp chất xám vì phạm luật sỡ hữu trí tuệ. Nhưng các hãng Fast Fashion lại rất ít bị kiến cáo, vì thiết kế của họ tuy dựa theo nền sẵn có nhưng được chỉnh sửa nhiều chi tiết về phong cách, màu sắc tạo nét riêng biệt, mang đậm nét thương hiệu của mình.

Tương lai nào cho Fast Fashion có được cảm tình từ tín đồ thời trang

Cải thiện chất lượng công ty

Hãy bắt đầu hành động vì môi trường (Nguồn: Internet)
Hãy bắt đầu hành động vì môi trường (Nguồn: Internet)
  • Nên tìm cách hạn chế chất thải ra môi trường và dùng những nguyên liệu thân thiện với môi trường.
  • Tập trung tự thiết kế mẫu mã của riêng mình, thay vì “tạm mượn” ý tưởng từ các nhà thiết kế nổi tiếng.
  • Nên có chế độ bảo vệ người lao động và trả lương, phúc lợi xứng đáng hơn cho những công nhân.

Quan tâm nhiều hơn cảm nhận người dùng

Suy nghĩ kĩ khi chọn mua quần áo (Nguồn: Internet)
Suy nghĩ kĩ khi chọn mua quần áo (Nguồn: Internet)
  • Thường xuyên có những chính sách ưu đãi, mở thêm các hoạt động thu gom, tái chế những bộ quần áo cũ.
  • Khuyến khích mở thêm các tháng, các ngày hành động bảo vệ môi trường để cùng nhau bảo vệ bầu không khí chung.

Bạn có thể xem thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi tại đây:

Hy vọng bài viết đem lại sự giải trí và thông tin hữu ích cho mọi người. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết!

Xem thêm

Phong cách menswear là gì? TOP 5 áo khoác boyfriend theo phong cách menswear dẫn đầu xu hướng

Là một cô nàng yêu thích những bộ trang phục thoải mái nhưng vẫn có nét cá tính riêng biệt, ấn tượng thì nhất định không được bỏ qua phong cách menswear. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem phong cách menswear là gì? Và cách phối đồ theo phong cách menswear cực chất với TOP 5 áo khoác boyfriend dẫn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User b46cc593

Đọc bài bạn xong thì hiểu hơn từ Fashion, bài viết rất bổ ích, mong bài viết mới