Rạn da là một trong những nỗi lo lớn của chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh. Vậy rạn da có biểu hiện như thế nào? Có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe không và có điều trị được triệt để? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé!
1. Rạn da là gì?
Rạn da là những vết nứt màu đỏ trên da thường xuất hiện ở các vùng như đùi, ngực, bụng mông. Rạn da hình thành qua 2 thời kì. Ban đầu là những vết đỏ, đỏ tím, sau đó chuyển trắng tạo những đường đứt gãy.
Rạn da có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới, nhưng theo nghiên cứu cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc rạn da cao hơn nam giới, đặc biệt là rạn da sau sinh. Rạn da chủ yếu xuất hiện ở thanh thiếu niên, trẻ em và người lớn tuổi chiếm tỉ lệ rất ít.
Rạn da là một loại bệnh lí không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng lại khiến mất thẩm mĩ trên cơ thể với những vết nứt rạn.
2. Nguyên nhân bị rạn da
Rạn da hình thành do sự thay đổi cơ bản trong tế bào của da, dẫn đến sự đứt gãy collagen và elastin khi bề mặt da bị căng giãn quá mức, tạo thành các đường nứt dài trên cơ thể ở bắp tay, bắp chân, hông, bụng, ngực, đùi.
Rạn da khi mang thai
Trên 70% phụ nữ rạn da trong và sau khi mang thai, xuất hiện vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 6 của thai kỳ. Nguyên nhân được cho bởi sự tăng trưởng của thai nhi khiến vùng da bụng bị căng lên, kèm theo chế độ dinh dưỡng khiến cơ thể bị tăng cân. Các bác sĩ cũng cho rằng có thể do hormone thay đổi sẽ khiến da khi mang thai dễ bị rạn hơn hẳn.
Rạn da tuổi dậy thì
Giống như khi mang thai, ở độ tuổi dậy thì, sự thay đổi hormon trong cơ thể khiến cho sự đàn hồi của da kém đi, da căng giãn không đáp ứng kịp về sự gia tăng trọng lượng cơ thể, dẫn tới hiện tượng rạn da thời kỳ này.
Rạn da do dùng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hay thuốc giảm viêm có tác động gây ra những sự biến đổi cơ thể như tăng cân, phù nề hay dẫn đến sự tăng lên về thể chất – đều là những yếu tố gây rạn da.
Hay việc bôi các loại mỡ có chứa thành phần corticoid cũng là nguyên nhân gây rạn da. Các vết rạn càng lan rộng nếu bôi một diện tích lớn, hay băng bịt và bôi ở những nếp gấp trên cơ thể.
Rạn da do di truyền
Rạn da cũng có tính di truyền, nếu mẹ bị thì việc con cũng bị rạn da là điều không tránh khỏi.
3. Cách để điều trị rạn da
Một khi đã để hình thành những vết rạn trên da thì rất khó để làm chúng biến mất hoàn toàn. Chưa có bất kì một phương pháp hay cách điều trị nào điều trị triệt để bệnh lí này. Các loại kem dưỡng hay những phương pháp thiên nhiên chỉ có tác dụng làm mờ những vết rạn, kiềm hãm chúng không bị lây lan rộng.
Dưới đây là một số phương pháp phòng và điều trị rạn da:
Kiểm soát cân nặng
Giữ cân nặng ổn định là một trong những phương pháp chữa rạn da, tránh tình trạng gây tổn thương khi da bị kéo căng. Để ổn định và tăng sức đàn hồi cho da, bạn có thể uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều kẽm và vitamin tốt cho da như vitamin A,C,D.
Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng, cơ thể nhẹ nhàng, thon gọn, không bị tích tụ mỡ thừa ở tuổi dậy thì hay khi mang bầu. Các bài tập yoga nhẹ nhàng vừa cải thiện vóc dáng, vừa giữ được tinh thần thoải mái, đặc biệt cho mẹ bầu.
Mát-xa cơ thể bằng dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân
Bạn có thể cải thiện các vết rạn da bằng việc mát-xa các vùng da mỏng bằng dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân tăng cường độ ẩm, thấm thấu sâu giúp dưỡng da khỏe mạnh. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Sử dụng liệu pháp bắn tia Laser
Phương pháp này thường có ở các trung tâm spa uy tín. Các tia laser kích thích thay đổi da, làm mờ các vết rạn. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, thường có hiệu quả với da thường và tone da trung bình.
Sử dụng Retinol trong điều trị rạn da
Retinol có thể được biết đến như vitamin A, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da, đào thải lớp da cũ, giúp làm mờ vết rạn. Cần lưu ý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Sử dụng các loại kem/ sáp trị rạn da
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại kem trị rạn bầu trôi nổi, thế nhưng, nếu không biết rõ thành phần hay công dụng, bạn rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. Không những thế, phần lớn đối tượng bị rạn là mẹ bầu, nếu dùng không cẩn thận rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Vì vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt nên chọn những sản phẩm có xuất xứ organic – đây là những loại sản phẩm có thành phần thiên nhiên – nên sẽ hoàn toàn lành tính và an toàn cho làn da.
Bạn có thể tham khảo các dòng kem/ sáp chống rạn da tại đây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau trên BlogAnChoi:
- “5 mẹo trị rạn da từ thiên nhiên cho phụ nữ sau sinh cực hiệu quả”
- 8 sai lầm kinh điển khi dùng dầu dưỡng da
- Cách trị da sần vỏ cam đơn giản và hiệu quả
Trên đây là tất tần tật về rạn da và những điều bạn cần biết để phòng và điều trị. Rạn da không thể tự khỏi, vì vậy, những phương pháp trên có thể giúp bạn ngăn ngừa rạn da trước khi chúng hình thành. BlogAnChoi chúc bạn luôn đẹp và có một cơ thể khỏe mạnh.