Phương pháp storytelling tận dụng tâm lý học sẽ giúp thương hiệu tạo ấn tượng lâu dài với người tiêu dùng hơn là chỉ đơn thuần trình bày thông tin tóm tắt về sản phẩm. Các quảng cáo này mang lại cảm giác yêu thích, sự quen thuộc, khả năng ghi nhớ và chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Tổng quan về phương pháp Storytelling

Tuổi tác và giai đoạn cuộc sống của mỗi nhóm người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến cách họ nhận thức và tiếp nhận các câu chuyện tiếp thị. Chẳng hạn, theo nghiên cứu, EQ – tức là khả năng nhận biết, thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc – thường tỉ lệ thuận với tuổi tác. Người lớn tuổi sẽ quan tâm hơn đến những câu chuyện mang tính tích cực, giúp điều chỉnh và cải thiện tâm trạng. Ngược lại, người trẻ thường ưu tiên các câu chuyện giàu thông tin, đáp ứng nhu cầu về kiến thức trong một nền văn hóa kỹ thuật số và dữ liệu như hiện nay. Họ cũng dễ bị phân tâm bởi thông tin tiêu cực trong thông điệp tiếp thị. Ngoài ra, nghiên cứu về xu hướng thế hệ còn cho thấy, người lớn tuổi quan tâm hơn đến thời điểm một câu chuyện xảy ra, trong khi người trẻ thường chú trọng về lý do diễn ra sự kiện ấy.

Những chi tiết tâm lý này tuy nhỏ nhưng lại có tác động lớn đến hiệu quả của một chiến dịch Storytelling. Việc thấu hiểu sự đa dạng của các thế hệ và cách tùy chỉnh thông điệp một cách độc đáo chính là chìa khóa để thương hiệu tạo nên câu chuyện tiếp thị ấn tượng cho từng nhóm người. Mỗi thế hệ sẽ chọn lọc thông điệp tiếp thị theo những cách riêng biệt, từ đó marketer có thể hiểu rõ hơn về cách ứng dụng tâm lý để chiến dịch Storytelling trở nên hiệu quả cho từng nhóm đối tượng này.

Phương pháp tiếp thị phù hợp với từng thế hệ

Baby Boomers

Baby Boomers là những người sinh ra vào giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1964, thường ưa thích tiêu thụ các sản phẩm truyền thông truyền thống, đánh giá cao những câu chuyện liên quan đến kinh nghiệm cá nhân và khơi gợi cảm giác hoài niệm. Nghiên cứu cho thấy nhóm này phản ứng tích cực với những câu chuyện gắn liền với tình cảm, khát vọng, lý tưởng và giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Baby Boomers là những người sinh ra trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1964, thường ưa thích các sản phẩm truyền thông truyền thống (Ảnh: Internet)
Baby Boomers là những người sinh ra trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1964, thường ưa thích các sản phẩm truyền thông truyền thống (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, Baby Boomers thường ưa thích lối kể chuyện tuyến tính, chẳng hạn như các chương trình truyền hình hoặc phim có cốt truyện rõ ràng. Để giúp họ dễ hiểu và ghi nhớ tốt hơn, nhà tiếp thị có thể sử dụng những tham chiếu văn hóa và lịch sử quen thuộc, sử dụng kỹ thuật truyền đạt thông tin rõ ràng và dễ hiểu.

Thế hệ X

Thế hệ X là những người sinh từ năm 1965 đến năm 1980. Họ thích những thông điệp thể hiện tính độc lập, sự kiên nhẫn, đồng thời bài xích các quảng cáo mang tính quấy rối trải nghiệm (chẳng hạn như quảng cáo pop-up). Dù là một nhóm đối tượng nhỏ và thường bị các thương hiệu “lãng quên”, thế hệ X lại sở hữu sức mua mạnh, chiếm khoảng 31% tổng thu nhập quốc gia.

Để thu hút người tiêu dùng thuộc Gen X, thương hiệu nên tạo ra những câu chuyện về sự phát triển cá nhân, vượt qua khó khăn, sức mạnh vực dậy và thay đổi của sản phẩm, dịch vụ. Thế hệ X cũng ưa thích nội dung tương tác, sử dụng các nền tảng số và mạng xã hội để chia sẻ trải nghiệm và tạo liên kết với những thương hiệu đáng tin cậy.

Thế hệ X là những người sinh từ năm 1965 đến năm 1980. Họ thích những thông điệp thể hiện tính độc lập, sự kiên nhẫn, đồng thời bài xích các quảng cáo mang tính quấy rối trải nghiệm (Ảnh: Internet)
Thế hệ X là những người sinh từ năm 1965 đến năm 1980. Họ thích những thông điệp thể hiện tính độc lập, sự kiên nhẫn, đồng thời bài xích các quảng cáo mang tính quấy rối trải nghiệm (Ảnh: Internet)

Thế hệ Millennials

Thế hệ Millennials (Thế hệ Y) sinh từ năm 1981 đến năm 1996, lớn lên trong thời đại kỹ thuật số. Họ dễ tiếp thu những câu chuyện thể hiện sự bao dung, trách nhiệm xã hội và tính chân thật. Millennials không nhất thiết phải trải qua các giai đoạn cuộc đời theo cách truyền thống như những thế hệ trước. Họ ít mua nhà hơn, lập gia đình muộn hơn và có thể đảm nhận nhiều công việc trong suốt sự nghiệp của mình.

Để thu hút nhóm Millennials, câu chuyện của thương hiệu nên xoay quanh giá trị phù hợp với lối sống, đam mê và niềm tin cá nhân của họ. Bên cạnh có, tệp khách hàng này cũng ưa thích nội dung do người dùng tạo ra (UGC), chiến dịch Influencer và nội dung tương tác. Họ ưa thích các câu chuyện nối tiếp nhau trên nhiều nền tảng, thu hút sự tham gia và đắm chìm.

Để thu hút nhóm Millennials, câu chuyện của thương hiệu nên xoay quanh giá trị phù hợp với lối sống, đam mê và niềm tin cá nhân của họ (Ảnh: Internet)
Để thu hút nhóm Millennials, câu chuyện của thương hiệu nên xoay quanh giá trị phù hợp với lối sống, đam mê và niềm tin cá nhân của họ (Ảnh: Internet)

Thế hệ Z

Thế hệ Z, sinh từ năm 1997 đến năm 2012, là những người trưởng thành đầu tiên trong thời đại kỹ thuật số. Họ đòi hỏi những câu chuyện tiếp thị mang đậm tính cá nhân, phù hợp với các giá trị đa dạng và ý thức xã hội của mình. Nội dung ngắn như video, GIF rất hấp dẫn với thế hệ Z. Để thu hút nhóm đối tượng này, các nhà tiếp thị nên sử dụng nền tảng truyền thông xã hội, Influencer và nội dung do người dùng tạo ra để xây dựng những câu chuyện tiếp thị dễ hiểu, dễ chia sẻ và phù hợp với từng cá nhân.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Bia Heineken kỷ niệm 150 năm mang đến những khoảnh khắc tuyệt vời trên toàn thế giới

Bia Heineken sẽ chào mừng cột mốc 150 năm thành lập bằng một chiến dịch độc đáo. Ý tưởng cho chiến dịch lần này xuất phát từ thực tế Heineken đã từng bị gọi sai theo những cách khá thú vị, và được thưởng thức theo những cách khác lạ ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, những ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận