Trên thực tế có 3 loại thẻ thường gặp là SD, SDHC và SDXC. Tương tự đối với microSD cũng có microSD, microSDHC và microSDXC. Loại thứ tư là SDUC. Mỗi loại được xác định bởi các thông số SD và cách hoạt động của chúng cũng khác nhau, do đó không thể sử dụng thay thế cho nhau. Bạn không thể dùng thẻ nhớ microSD đời mới để lắp vào phần cứng chỉ hỗ trợ loại SD đời cũ.
Các loại thẻ nhớ microSD khác nhau rất đáng kể:
Ngoài việc kiểm tra loại thẻ có tương thích với thiết bị phần cứng hay không, bạn cũng phải chú ý một số yếu tố khác.
Phần cứng có khe cắm microSDXC không đồng nghĩa rằng nó hỗ trợ tất cả các loại thẻ nhớ microSD khác nhau. Ví dụ điện thoại Samsung Galaxy S20 hỗ trợ thẻ nhớ microSD lên đến 1TB, còn thẻ có dung lượng cao hơn chưa chắc có thể hoạt động kể cả khi có thông số kỹ thuật tương tự.
Nếu bạn muốn sử dụng thẻ nhớ microSD với MacBook, ví dụ như để chuyển file, thì cũng phải kiểm tra xem máy có hỗ trợ hệ thống file tương thích với thẻ hay không. Ví dụ thẻ microSDXC mặc định sử dụng hệ thống exFAT, và Windows có hỗ trợ hệ thống này từ lâu nhưng macOS chỉ hỗ trợ kể từ phiên bản 10.6.5.
Sự khác biệt giữa thẻ nhớ microSD và SDXC hay SDHC là tốc độ truyền dữ liệu. Loại SDHC và SDXC có thể hỗ trợ Tốc độ Cực cao (UHS) cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn. Có 3 phiên bản của UHS là UHS-I (tốc độ bus tối đa 104MBps), UHS-II (tối đa 312MBps) và UHS-III (tối đa 624MBps).
Nếu bạn muốn mua thẻ nhớ microSD có tốc độ nhanh nhất với UHS thì phần cứng của thiết bị cũng phải hỗ trợ nó. Thẻ nhớ UHS vẫn có thể hoạt động với khe cắm đời cũ nhưng tốc độ bus giảm 25MBps.
Tốc độ khác nhau giữa các thẻ nhớ microSD là yếu tố rất phức tạp. Có ít nhất 6 cách phân loại tốc độ của thẻ và một số nhà sản xuất sử dụng tất cả những cách đó.
Đây là thông số cho biết tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu của thẻ nhớ, tính bằng megabyte trên giây. Có 4 lớp khác nhau:
Tốc độ tối thiểu của thẻ nhớ microSD cho biết thẻ có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn hay không. Tuy nhiên chỉ số này không cho biết tốc độ tối đa nên có thể xảy ra trường hợp thẻ lớp 2 nhanh hơn thẻ lớp 6, ngoại trừ thẻ lớp 10 luôn nhanh hơn đáng kể vì tốc độ bus của nó là 25MBps so với 12,5MBps của lớp 2 đến lớp 6.
Thông số này cho biết tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu của thẻ nhớ microSD hỗ trợ UHS. Một số nhà sản xuất ghi cả hai cách phân loại trên thẻ. Có 2 lớp tốc độ UHS là:
Thông số này cho biết tốc độ ghi duy trì tối thiểu là 10MBps, cùng với tốc độ đọc và ghi ngẫu nhiên tối thiểu được đo bằng số hoạt động input và output mỗi giây (IOPS). Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất có thể chấp nhận được khi lưu trữ và chạy các ứng dụng Android trên thẻ.
Có 2 lớp hiệu suất ứng dụng:
Đây là thông số mà bạn có thể xem xét nếu muốn cài ứng dụng Android trên thẻ nhớ microSD, nhưng cũng không thật sự cần thiết vì thẻ không ghi hạng A vẫn có thể hoạt động bình thường.
Thông số này quy định tốc độ ghi tuần tự tối thiểu, rất quan trọng khi quay video vì độ phân giải của video càng cao thì phải dùng thẻ có tốc độ càng nhanh. Có 5 lớp tốc độ video:
Nhìn chung, thẻ thuộc lớp tốc độ cao hơn thường có hiệu suất tổng thể tốt hơn và thẻ có UHS thường nhanh hơn, nhưng một số nhà sản xuất còn ghi thêm tốc độ tối đa cho thẻ được tính bằng megabyte trên giây. Tuy nhiên tốc độ này dựa trên thử nghiệm của nhà sản xuất trong điều kiện cụ thể, vì vậy chưa chắc đã đúng khi sử dụng thực tế vì các yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến tốc độ đọc và ghi. Ví dụ khi chép file từ thẻ nhớ vào PC, thông số kỹ thuật của PC và thậm chí cáp USB cũng ảnh hưởng đến tốc độ.
Một cách ghi tốc độ khác của thẻ nhớ là dựa trên đĩa CD thời xưa. Đĩa CD có tốc độ truyền dữ liệu là 150KBps, vì vậy các nhà sản xuất có thể ghi tốc độ của thẻ microSD là 2x, 4x, 16x, v.v., có nghĩa là nhanh hơn bao nhiêu lần so với đĩa CD.
Đôi khi bạn vẫn có thể thấy thẻ nhớ microSD được ghi tốc độ theo cách này, nhưng chưa chắc đã đúng. Ví dụ khi thẻ được ghi 100x nghĩa là tốc độ 100 x 150KBps = 15MBps, có thể chỉ đúng trong điều kiện thử nghiệm lý tưởng.
Một điều quan trọng khi mua thẻ microSD là chọn thẻ phù hợp với mục đích sử dụng, tức là dung lượng đủ lớn và tốc độ đủ nhanh, nhưng không nhất thiết phải là cao nhất. Ví dụ thẻ UHS-II U3 có dung lượng lớn và giá đắt nhưng chưa chắc bạn có thể sử dụng hết những lợi ích của nó.
Nếu bạn cần dùng thẻ nhớ microSD để lưu trữ các ứng dụng trong điện thoại thì hãy chọn thẻ có ghi lớp hiệu suất ứng dụng. Còn nếu bạn muốn dùng thẻ để lưu video 4K quay bằng điện thoại thì hãy ưu tiên thông số dung lượng và tốc độ.
Hiệp hội thẻ SD khuyến nghị nên dùng thẻ UHS lớp tốc độ 3 (U3) trở lên để quay video 4K, và thẻ V60 hoặc V90 để quay video 8K. Đối với video full HD, bạn nên dùng thẻ lớp 10 hoặc lớp 6 với một số điều kiện nhất định. Nếu tốc độ ghi của thẻ quá chậm sẽ làm giảm tốc độ khung hình và tạo ra video bị giật.
Khi cần chụp ảnh, một số người thích dùng nhiều thẻ có dung lượng nhỏ hơn là một thẻ dung lượng lớn, nhằm tránh bị mất hết ảnh nếu thẻ bị hư. Nếu bạn chụp ảnh ở định dạng RAW, các file có dung lượng lớn từ 50 MB trở lên thì nên dùng thẻ SD có tốc độ U1 hoặc U3, đồng thời phải chọn loại thẻ ít nhất là SDHC.
Lưu ý: Bộ chuyển đổi thẻ microSD không phân biệt thẻ SD kích thước đầy đủ và thẻ microSD, vì vậy nếu máy ảnh của bạn chỉ có khe cắm SD thì vẫn có thể dùng thẻ microSD được.
Nghe thì rất đơn giản nhưng thực tế bạn rất dễ bị lừa mua phải thẻ giả. Nếu bạn thấy thẻ nhớ của thương hiệu lớn có giá rẻ nhưng người bán không uy tín thì có thể đó là hàng giả. Nhiều năm trước, một kỹ sư của thương hiệu SanDisk đã nói với trang blog Online Photographer rằng có tới 1/3 số thẻ nhớ microSD SanDisk trên thị trường là hàng giả.
Hướng dẫn mua hàng trên eBay có một trang nói về cách phát hiện hàng giả vì chúng quá phổ biến. Trên Amazon Warehouse cũng có những người bị phát hiện bán hàng giả. Do đó nếu bạn không chắc về nguồn gốc của hàng thì hãy xem các bài đánh giá trước khi quyết định mua.
Thẻ giả thường báo đúng dung lượng ghi trên bao bì, nhưng thực tế khả năng chứa dữ liệu của chúng rất ít, bạn sẽ thấy thẻ nhanh bị đầy dung lượng. Có một số công cụ giúp bạn kiểm tra dung lượng chính xác của thẻ nhớ, ví dụ đối với Windows có thể dùng H2testw, đối với Mac và Linux có thể dùng F3. Cả 2 công cụ này đều miễn phí.
Những chiếc thẻ giá rẻ không có nhãn hiệu được bán trên mạng trông rất hấp dẫn, nhưng bạn nên tránh xa nếu chúng không có nguồn gốc rõ ràng. Thẻ nhớ kém chất lượng có thể ngừng hoạt động bất kỳ lúc nào và làm mất dữ liệu của bạn. Do đó hãy mua thẻ từ các thương hiệu lớn, dù mức giá đắt hơn nhưng hiệu suất tốt hơn, độ tin cậy cao hơn và lớp vỏ bảo vệ thẻ có khả năng chống sốc, chống nước và thậm chí cả tia X ở sân bay.
Các thương hiệu lớn cũng có hỗ trợ như bảo hành trọn đời và cho phép truy cập vào phần mềm khôi phục hình ảnh – đó là tiêu chuẩn bình thường đối với thẻ microSD của Lexar và SanDisk.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Các bạn có thể đóng góp thêm ý kiến để bài viết trở nên phong phú và thú vị hơn, mình sẽ rất vui nếu nhận được sự phản hồi của các bạn.