Mỗi thành phố có những vẻ đẹp riêng để khám phá. Ngoài danh lam thắng cảnh, con người, thiên nhiên thì những món ăn cũng là một yếu tố quan trọng giúp ta hiểu về vùng đất đó hơn. Hôm nay, BlogAnChoi sẽ giới thiệu đến các bạn 8 món ăn đặc sản của đô thị đáng sống nhất Việt Nam – ẩm thực Đà Nẵng.

1. Bún mắm nêm

Tô bún mắm nêm hấp dẫn (Nguồn: Internet).
Tô bún mắm nêm hấp dẫn (Nguồn: Internet).

Nhắc đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến món bún mắm, đây là món đại diện cho Quảng Nam. Bún mắm gồm có sợi bún, thịt, rau và mắm nêm – thành phần quyết định độ ngon của tô bún. Mắm nêm chuẩn thường được làm từ cá cơm, có vị mặn vừa phải và pha đường vừa ăn.

Ngoài ra bún, rau và thịt cũng là những yếu tố đem lại độ ngon lành cho món ăn. Thịt thì thường gồm có thịt luộc, tai heo, thịt quay hoặc nem nướng. Rau gồm có xà lách, cải non, rau húng và mít luộc.

Món ăn đặc sản của Đà Thành (Nguồn: Internet).
Món ăn đặc sản của Đà Thành (Nguồn: Internet).

Bún mắm nêm thường được người dân Đà Thành gọi tắt là bún mắm. Người dân Sài Thành cũng có một món ăn có tên là bún mắm nhưng cần phân biệt: ở Đà Nẵng là bún mắm nêm, còn ở trong Nam là bún mắm miền Tây. Tên gọi tắt tuy giống nhau nhưng về kết cấu thì hai món bún khác nhau hoàn toàn.

Các tiệm bún mắm nổi tiếng ở Đà Nẵng:

2. Bún bò Đà Nẵng

Một tô bún bò đúng nghĩa sẽ bao gồm sợi bún bò, thịt bò, thịt heo, rau, và nước dùng. Sư khác biệt giữa bún bò Huế và bún bò Đà Nẵng là bún bò đúng chuẩn gốc Huế có sợi to, còn ở Đà Nẵng thì sợi nhỏ, mỏng và ngắn.

Bún bò Đà Nẵng (Nguồn: Internet).
Bún bò Đà Nẵng (Nguồn: Internet).

Kế đến phần thịt thường bao gồm nạm, tái, gân, đuôi bò và giò heo. Rau gồm rau húng, rau cải non, rau muống chẻ nhỏ. Nước dùng thanh đạm và trong sẽ là đúng chuẩn bún bò Huế Đà Nẵng.

Các tiệm bán bún bò nổi tiếng ở Đà Nẵng:

3. Món ăn vặt bánh tráng kẹp

Trong hình là pate cuộn, ốp la và trứng cuộn (Nguồn: Internet).
Trong hình là pate cuộn, ốp la và trứng cuộn (Nguồn: Internet).

Bánh kẹp là món mà thanh niên nào ở Đà Thành cũng “mê mệt” vì sự nóng hổi của nó, vị mặn của loại tương đặc biệt và vị béo của nhân bánh. Bánh được nướng trên lò than nên rất thơm và giòn vừa phải. Bánh được nướng thủ công từng cái. Tuy làm cực như vậy nhưng giá thành thì vô cùng rẻ, chỉ từ 5.000-20.000/ một món.

Bánh được nướng trên lò than (Nguồn: Internet).
Bánh được nướng trên lò than (Nguồn: Internet).

Các loại bánh chúng ta có thể lựa chọn là bánh kẹp pate ướt, pate khô, khô bò ướt, khô bò khô, trứng ướt, ốp la. Hai món được giới trẻ Đà Thành ưa chuộng nhất có lẽ là ốp la và pate ướt.

Món bánh này thật sự rất cuốn và không kén người ăn. Độ tuổi nào cũng có thể thưởng thức và dễ dàng bị đánh gục bởi độ ngon, lạ và đặc biệt của nó.

Bánh kẹp rất được lòng giới trẻ Đà Thành (Nguồn: Internet).
Bánh kẹp rất được lòng giới trẻ Đà Thành (Nguồn: Internet).

Điều làm nên vị ngon cúa nó ngoài nguyên liệu chính ra thì nước chấm cũng chiếm khoảng 40%. Cách pha nước chấm thì mỗi quán một khác nhưng nhìn chung thì công thức này được giữ cho riêng mỗi quán. Vì đây là điểm đặc biệt và quan trọng nên ít quán nào tiết lộ công thức của món nước chấm này.

Các quán bánh kẹp nổi tiếng ở Đà Nẵng là:

4. Món hải sản ốc hút

Ốc hút ăn nóng là ngon nhất (Nguồn: Internet).
Ốc hút ăn nóng là ngon nhất (Nguồn: Internet).

Được gọi là ốc hút đơn giản là vì cách ăn của món ốc này. Thay vì dùng kim hay tăm để lễ ốc, ta chỉ cần đưa lên miệng và hút một hơi là ốc sẽ tự động bay tụt vào miệng. Cách ăn vô cùng dễ dàng mà còn lấy được hết cả thân ốc, không khó khăn và mất thời gian như các loại ốc khác. Món này thường được làm từ ốc gạo hoặc ốc bươu.

Để ốc có thể hút được dễ dàng, người bán sẽ phải chặt đuôi từng con ốc. Ốc được nấu với sả, ớt hiểm, lá chanh non, nước dừa và nêm nếm vừa phải. Hương vị ốc rất đặc biệt và khó diễn tả bằng lời. Ai thưởng thức rồi cũng sẽ tấm tắc khen ngon và tự nói với bản thân nhất định sẽ thừ lại lần nữa. Tuy làm rất công phu nhưng giá của một dĩa ốc chỉ dao động từ 20.000-40.000 VNĐ.

Giá của ốc hút rất vừa túi tiền (Nguồn: Internet).
Giá của ốc hút rất vừa túi tiền (Nguồn: Internet).

Các quán ốc nổi tiếng ở Đà Nẵng:

5. Bánh tráng cuốn thịt heo

Lát thịt heo luộc được cắt dài và mỏng (Nguồn: Internet).
Lát thịt heo luộc được cắt dài và mỏng (Nguồn: Internet).

Món này không còn xa lạ gì với chúng ta vì ở miền Nam cũng có, nhưng điểm đặc biệt là ở Đà Nẵng món bánh tráng này được chấm với mắm nêm mặn mặn cay cay. Bánh tráng thì mềm dẻo. Thịt luộc được cắt lát rất dài vừa y với chiều dài của bánh tráng, thêm tí rau xà lách, cải xanh, rau húng. Đây là món mà ai cũng nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng.

Các tiệm bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng ở Đà Nẵng:

6. Món bánh đập

Bánh đập cùng nước chấm (Nguồn: Internet).
Bánh đập cùng nước chấm (Nguồn: Internet).

Bánh tráng được nướng trên bếp than giòn tan sau đó được kẹp với một lớp bánh ướt mỏng phủ đều lên chiếc bánh tráng. Sở dĩ được gọi là bánh đập là do bánh phải được đè xuống hay đập nhẹ cho phần bánh ướt và bánh tráng liên kết lại trước khi ăn. Bánh này ăn cùng với mắm nêm. Bánh lạt kết hợp với mắm nêm đậm đà ăn vô cùng cuốn hút. Phải nói ai chưa ăn thì thôi chứ ăn rồi là ghiền, không chê vào đâu được.

Các tiệm bán bánh đập nổi tiếng ở Đà Nẵng:

7. Đặc sản mì quảng

Mì quảng Đà Nẵng (Nguồn: Internet).
Mì quảng Đà Nẵng (Nguồn: Internet).

Tô mì quảng đầy đủ gồm có sợi mì quảng, món thịt, rau và nước dùng. Sợi mì quảng mỏng 5-10mm có màu trắng, nâu và phổ biến nhất là màu vàng, làm từ bột gạo. Phần thịt thường bao gồm tôm rim, thịt heo cắt lát, thịt gà, cá và trứng cút.

Rau thường sẽ gồm 2 loại chính là rau cải mầm và rau húng. Và đặc biệt nhất trong tô mì quảng đó chính là nước dùng. Nước dùng đạt chuẩn phải có những yếu tố sau: cô đặc, mặn vừa, ngọt và nước chiếm khá ít chỉ bằng ½ độ dày của phần mì.

Sợi mì quảng có 3 màu khác nhau (Nguồn: Internet).
Sợi mì quảng có 3 màu khác nhau (Nguồn: Internet).

Các tiệm mì quảng nổi tiếng ở Đà Nẵng:

8. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành với nhiều vị khác nhau (Nguồn: Internet).
Sữa đậu nành với nhiều vị khác nhau (Nguồn: Internet).

Dễ dàng tìm thấy các quán sữa đậu nành dọc đường phố Đà Nẵng. Sữa đậu nành có các vị như truyền thống, dâu, lá dứa. Một bịch chỉ từ 5.000-10.000đ. Thông thường mỗi người sẽ uống từ 1-3 bịch. Sữa đậu nành được nấu bởi các chủ quán dày dạn kinh nghiệm nên rất béo, bùi và thơm ngon.

Có thể uống nóng hoặc lạnh (Nguồn: Internet).
Có thể uống nóng hoặc lạnh (Nguồn: Internet).

Các quán sữa đậu nành nổi tiếng ở Đà Nẵng:

Trên đây là 8 món đặc sản ngon nức tiếng tại Đà Nẵng mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Nếu có dịp du lịch đến đây hãy thử ngay nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

Trải nghiệm du lịch trong ngày bằng xe máy từ Cần Thơ xuống Sóc Trăng nên tham quan nơi nào?

Du lịch Sóc Trăng về trong ngày các bạn không thể bỏ qua những địa điểm này, hãy cùng theo mình khám phá nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận