Surface Laptop Studio 2 giữ nguyên thiết kế đặc biệt và màn hình kiểu khớp nối, ngoài ra có những nâng cấp nhỏ về phần cứng để phù hợp hơn cho nhu cầu của người dùng chuyên nghiệp và người làm sáng tạo nội dung, nhưng đi kèm với mức giá cao. Vậy chiếc máy này có thực sự đáng mua hay không? Hãy cùng khám phá nhé!

Mục tiêu đầy tham vọng của Microsoft là tạo ra chiếc máy tính tối ưu cho những người làm công việc sáng tạo kỹ thuật số, vì vậy laptop Surface của họ luôn khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Surface Laptop Studio là dòng máy kết hợp giữa Surface Pro và Surface Laptop, đồng thời sở hữu nhiều sức mạnh hơn Surface Book. Phải chăng đây là chiếc Surface hoàn hảo dành cho bạn?

Thông số kỹ thuật

  • Hệ điều hành: Windows 11
  • CPU: Intel Core i7-13700H thế hệ 13
  • GPU: Tùy chọn GPU NVIDIA GeForce RTX 4050, 4060 hoặc Ada Generation
  • RAM: LPDDR5x dung lượng 16GB, 32GB hoặc 64GB
  • Bộ nhớ: 512GB, 1TB hoặc 2TB
  • Thời lượng pin: Lên đến 18 giờ
  • Màn hình:
    • PixelSense kích thước 14,4 inch
    • Độ phân giải 2400 x 1600
    • Tốc độ làm mới 120Hz
    • HDR
  • Camera: 1080p
  • Loa: 4 loa Omnisonic với công nghệ Dolby Atmos
  • Màu sắc: Bạch kim
  • Cổng kết nối:
    • 2 cổng USB-C Thunderbolt 4
    • 1 cổng USB-A 3.1
    • Đầu đọc thẻ MicroSDXC
    • Lỗ cắm tai nghe 3,5 mm
    • Cổng Surface Connect

Thiết kế

Microsoft Surface Laptop Studio 2 mở rộng ở chế độ máy tính (Ảnh: Internet)
Microsoft Surface Laptop Studio 2 mở rộng ở chế độ máy tính (Ảnh: Internet)

Về cơ bản không có nhiều điểm mới so với thế hệ Laptop Studio trước. Surface Laptop Studio 2 vẫn có cấu trúc hoàn toàn bằng nhôm với hệ thống lỗ thông gió xếp chồng lên nhau nằm bên dưới bề mặt được thiết kế giống như MacBook, làm cho máy được nâng cao hơn mặt bàn một chút. Ở dưới bàn di chuột có một rãnh để sạc bút cảm ứng Surface Slim Pen 2.

Nhìn bề ngoài Laptop Studio 2 trông cồng kềnh hơn hầu hết các laptop thông thường, nhưng với độ dày 22mm và trọng lượng chỉ dưới 2kg, đây vẫn là chiếc máy gọn nhẹ để bạn có thể mang theo đến lớp học hoặc đi lại trên đường phố.

Microsoft Surface Laptop Studio 2 ở chế độ gấp hình chiếc lều (Ảnh: Internet)
Microsoft Surface Laptop Studio 2 ở chế độ gấp hình chiếc lều (Ảnh: Internet)

Một trong những đặc điểm nổi bật của Surface Laptop Studio 2 là thiết kế bản lề gập độc đáo. Đây là điểm nhấn quan trọng về hình thức tạo ra 3 chế độ khác nhau của máy: vỏ sò, máy tính bảng và lều. Mỗi chế độ phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau như phác thảo thiết kế, thuyết trình hay gõ phím cơ bản, bạn có thể thay đổi các chế độ linh hoạt để cảm thấy thoải mái nhất.

Bên cạnh những thông số kỹ thuật, sự khác biệt chính giữa Laptop Studio 2 và Laptop Studio trước đây là có thêm cổng USB-A và khe cắm thẻ nhớ MicroSD. Ngoài ra thiết kế của máy vẫn giữ nguyên như cũ.

Màn hình

Surface Laptop Studio 2 có màn hình PixelSense Flow kích thước 14,4 inch với độ phân giải 2400 x 1600, hỗ trợ Dolby Vision HDR và tốc độ làm mới thay đổi tối đa 120Hz. Tỷ lệ khung hình 3:2 đặc trưng giống như Surface Laptop 5 và Book 3, đây là tỷ lệ lý tưởng để làm việc, giúp các ứng dụng như Word và Excel có cảm giác mở rộng hơn và cao hơn, tạo thuận lợi cho xử lý đa nhiệm trên Windows. Các viền màn hình được làm mỏng hơn so với Surface Laptop 5 nhưng vẫn được bo tròn giống như Surface Laptop Studio thế hệ đầu, tạo cảm giác hơi kỳ lạ khi mở một số ứng dụng.

Microsoft Surface Laptop Studio 2 ở chế độ gấp hình chiếc lều (Ảnh: Internet)
Microsoft Surface Laptop Studio 2 ở chế độ gấp hình chiếc lều (Ảnh: Internet)

Tất nhiên điểm hấp dẫn nhất của màn hình này là khả năng gấp linh hoạt. Thế hệ Surface Laptop Studio trước cũng cho phép chuyển đổi dễ dàng từ kiểu laptop sang máy tính bảng, hoặc đặt máy ở chế độ hình chiếc lều để xem video. Bạn có thể sử dụng Surface Laptop Studio 2 ở chế độ máy tính bảng để ghi chú bài giảng trên màn hình, sau đó chuyển sang kiểu laptop thông thường để đánh máy hoặc gõ code vô cùng tiện lợi.

Microsoft Surface Laptop Studio 2 ở chế độ máy tính bảng được gập gọn (Ảnh: Internet)
Microsoft Surface Laptop Studio 2 ở chế độ máy tính bảng được gập gọn (Ảnh: Internet)

Cổng kết nối

Việc bổ sung cổng USB-A và khe cắm thẻ nhớ MicroSD là thay đổi đáng hoan nghênh, kết hợp với hai cổng Thunderbolt 4 vốn có, lỗ cắm tai nghe 3,5 mm và đầu nối Surface để sạc pin cho máy. Tuy nhiên các cổng này vẫn là hạn chế đối với một chiếc máy dành cho những người làm việc thường xuyên sử dụng nhiều phụ kiện kết nối với máy tính. Lẽ ra Microsoft nên trang bị khe cắm thẻ SD cỡ lớn thay vì microSD, và cổng HDMI cũng nên được bổ sung.

Các cổng kết nối của Microsoft Surface Laptop Studio 2 (Ảnh: Internet)
Các cổng kết nối của Microsoft Surface Laptop Studio 2 (Ảnh: Internet)

Hiệu suất

Surface Laptop Studio 2 được trang bị bộ xử lý Intel Core i7-13700H thế hệ 13 và các tùy chọn GPU NVIDIA GeForce RTX 4050, 4060 hoặc Ada Generation mang đến hiệu suất mạnh mẽ. Tuy nhiên mức giá cao của nó có tương xứng với các thông số này hay không vẫn là dấu hỏi lớn.

Studio 2 được kỳ vọng có thể xử lý các tác vụ phức tạp với RAM LPDDR5x dung lượng tối đa 64GB và bộ nhớ SSD lên tới 2TB. Tuy nhiên các bài test hiệu năng thực tế cho thấy vẫn có điểm mạnh và điểm yếu so với các laptop cùng mức giá.

Trải nghiệm thực tế, máy có thể chạy các phần mềm Adobe Photoshop và Lightroom và xử lý nhiều dự án cùng lúc một cách dễ dàng. Đối với hầu hết người dùng bình thường, Surface Laptop Studio 2 đủ đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa video, chơi game và làm việc chuyên nghiệp.

Webcam và loa

Surface Laptop Studio 2 có các thành phần nghe nhìn rất ấn tượng, loa và webcam mang đến trải nghiệm tổng thể tốt. Loa bộ tứ Omnisonic kết hợp với công nghệ âm thanh Dolby Atmos tạo cảm giác thỏa mãn với âm thanh rõ ràng và sắc nét cho nhu cầu nghe nhạc, giải trí và chơi game. Tuy nhiên so với bộ 6 loa của MacBook Pro thì loa của Studio 2 kém hơn về độ đầy đặn và chất lượng âm trầm.

Surface Laptop Studio 2 (Ảnh: Internet)
Surface Laptop Studio 2 (Ảnh: Internet)

Camera mặt trước Full HD của Surface Laptop Studio 2 được cải tiến đáng chú ý với độ phân giải 1080p, hình ảnh sắc nét và rõ ràng. Đặc biệt có các tính năng AI nâng cao như lấy khung tự động tương tự Center Stage của iPad, làm mờ hậu cảnh được tích hợp trong phần mềm cốt lõi và hiệu chỉnh giao tiếp bằng mắt để duy trì tương tác tự nhiên trong các cuộc họp trực tuyến, giúp nâng cao trải nghiệm khi sử dụng webcam và phục vụ cho nhu cầu làm việc từ xa trong thời đại hiện nay.

Bàn phím và trackpad

Giống với thế hệ trước và tất cả các dòng máy Surface của Microsoft, Surface Laptop Studio 2 được trang bị bàn phím và trackpad theo tiêu chuẩn tối ưu. Các phím rất nhạy và biên độ nhấn phím phù hợp, toàn bộ bàn phím có đèn nền, và trackpad được thiết kế mới dễ sử dụng hơn với tính năng Adaptive Touch giúp mọi người dùng có thể tương tác với máy mà không cần mua thêm phần cứng chuyên dụng.

Bàn phím của Microsoft Surface Laptop Studio 2 (Ảnh: Internet)
Bàn phím của Microsoft Surface Laptop Studio 2 (Ảnh: Internet)

Bàn di chuột cũng có công nghệ tương tự Force Touch của Apple, trong đó thao tác của người dùng được mô phỏng thành nhấp chuột, kết hợp với phần mềm và phần cứng đã được hoàn thiện qua nhiều năm của Microsoft tạo nên trải nghiệm trackpad thuộc loại tốt nhất trong số tất cả máy tính Windows hiện nay. Mặc dù không mở rộng và chính xác như trackpad của MacBook Pro nhưng bù lại người dùng có thể nhấp vào bất kỳ vị trí nào trên trackpad với độ nhạy cao.

Thời lượng pin

Thời lượng pin của Surface Laptop Studio 2 tương tự Laptop Studio thế hệ trước, tức là vẫn cần cải thiện thêm. Mặc dù các thông số kỹ thuật khác rất ấn tượng nhưng thời lượng pin vẫn chưa đạt đến mức phù hợp cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Phiên bản GPU Intel Iris Xe được cho là thời lượng sử dụng lên tới 19 giờ, trong khi phiên bản NVIDIA dự kiến lên đến 18 giờ, và phiên bản NVIDIA với ổ cứng SSD 2 TB có thể lên tới 16 giờ.

Khi sử dụng thực tế, các số liệu này có thể không chính xác. Kết hợp các tác vụ thông thường như lướt web, phát video và chỉnh sửa tài liệu sẽ làm hao pin nhanh hơn dự kiến, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng vẫn đáng chú ý, nhất là nếu bạn đã quen dùng những chiếc laptop pin trâu như MacBook Pro.

Tóm lại: Có nên mua Surface Laptop Studio 2 không?

Ưu điểm

  • Màn hình kiểu khớp nối tuyệt vời
  • Trải nghiệm bàn phím thoải mái
  • Bàn di chuột được thiết kế mới dễ sử dụng hơn

Nhược điểm

  • Thời lượng pin chưa tốt
  • Giá đắt
  • Cổng kết nối khá hạn chế

Surface Laptop Studio 2 vẫn gây ấn tượng với thiết kế độc đáo và được nâng cấp về phần cứng để phù hợp hơn cho người dùng chuyên nghiệp. Tuy nhiên những thiếu sót từ thế hệ trước như thời lượng pin và một số khía cạnh về hiệu suất cùng với mức giá cao khiến nhiều người chưa sẵn sàng mua chiếc máy này.

Giá đắt là nhược điểm chính của Surface Laptop Studio 2, nhất là khi so sánh với các dòng máy hiệu suất cao như XPS của Dell, MacBook của Apple và dòng X1 Carbon của Lenovo. Nhưng nếu bạn đang tìm mua một chiếc laptop dành cho làm việc sáng tạo nội dung kỹ thuật số với hiệu năng vượt trội và trải nghiệm độc đáo khác biệt với các dòng máy thông thường, thì Surface Laptop Studio 2 vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc.

Bạn có thể mua Microsoft Surface Laptop Studio 2 tại đây

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Đánh giá laptop Dell G15 5530: Laptop gaming mạnh mẽ và hầm hố

Laptop Dell G15 5530 là một chiếc laptop gaming thuộc dòng Dell G-Series, được trang bị phần cứng siêu cấp mạnh mẽ với bộ vi xử lý Intel Core i7 Gen 13th, card đồ họa rời NVIDIA GeForce RTX 4060, RAM 16GB DDR5 và ổ cứng SSD 512GB. Màn hình 15.6 inch của máy có tần số quét 165Hz, ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận