Trong văn hóa dân gian Việt Nam, số 4 biểu thị cho sự lâu bền, viên mãn, may mắn và hạnh phúc. Vậy nên trong dân gian có rất nhiều khái niệm liên quan đến số 4, tứ bất tử (四不死) cũng nằm trong hệ thống quan niệm đó, nghĩa là bốn vị thần linh trường sinh bất diệt. Tứ bất tử là ai? Biểu tượng cho điều gì? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Tản Viên Sơn Thánh – Sơn Tinh

  • Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức ở khắp Ba Vì, Hà Nội.
  • Thời gian diễn ra lễ hội: mùng 6/11 âm lịch.

Đây là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, còn được gọi là Sơn Tinh (山精), vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), nên được gọi là Tản Viên Sơn Thánh. Theo truyền thuyết thì Sơn Tinh là 1 trong 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh theo mẹ Âu Cơ lên núi.

Núi Ba Vì nơi Tản Viên cai quản (Nguồn: Internet).
Núi Ba Vì nơi Tản Viên cai quản (Nguồn: Internet).

Dân gian quan niệm Tản Viên Sơn Thánh là biểu trưng của sức mạnh dân tộc, là hiện thân của công cuộc chinh phục tự nhiên, đấu tranh chống thiên tai lũ lụt để bảo vệ mùa màng.

Tản Viên Sơn Thánh được xếp hàng thứ nhất trong tứ bất tử, được thờ ở nhiều nơi như Sơn Tây, Ba Vì (Hà Nội); Yên Khánh, Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình (Ninh Bình), v.v.

Phù Đổng Thiên Vương – Thánh Gióng

Hội Gióng Phù Đổng ở Gia Lâm, Hà Nội (Ảnh: Internet).
Hội Gióng Phù Đổng ở Gia Lâm, Hà Nội (Ảnh: Internet).

Phù Đổng Thiên Vương là vị thần quen thuộc với người dân qua truyền thuyết Thánh Gióng (聖揀). Truyền thuyết kể về cậu bé mặc dù mới lên 3, nhưng khi giặc Ân sang xâm lược, Thánh Gióng đã cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm gậy sắt… một mình phá tan quân giặc. Bởi vậy nên ngài trở thành vị thánh biểu trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ.

Thánh Gióng - vị thần biểu tượng cho tinh thần dũng cảm của người Việt (Nguồn: Internet).
Thánh Gióng – vị thần biểu tượng cho tinh thần dũng cảm của người Việt (Nguồn: Internet).

Hiện nay truyền thuyết về Thánh Gióng cùng những di tích, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương vẫn tồn tại ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Thánh Chử Đạo Tổ – Chử Đồng Tử

  • Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung có tên gọi là hội Đang Hòa – Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
  • Thời gian diễn ra chính hội: từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở Hưng Yên (Ảnh: Internet).
Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung ở Hưng Yên (Ảnh: Internet).

Chử Đồng Tử (渚童子) là con một nhà nông nghèo khó ở vùng Gia Lâm, Hà Nội. Khi cha mất Đồng Tử đã dùng tấm khố duy nhất trong nhà để liệm cho cha, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của con cái với bậc sinh thành.

Dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Chử Đồng Tử và con gái vua Hùng tên là Tiên Dung, hai người đi từ đồng cảm đến mến mộ và kết duyên vợ chồng. Sau đó Đồng Tử chu du bốn bể để học đạo, sau đó truyền lại cho Tiên Dung, như vậy có thể coi rằng chính Đồng Tử là người tiên thụ phép thuật và truyền dạy cho nhân thế.

Bởi vậy nên Chử Đồng Tử được gọi là Chử Đạo Tổ, vị thần tượng trưng cho tấm lòng hiếu nghĩa, tình yêu, hạnh phúc và sự sung túc.

Chử Đồng Tử - vị thần biểu tượng cho tấm lòng hiếu nghĩa và tình yêu (Nguồn: Internet).
Chử Đồng Tử – vị thần biểu tượng cho tấm lòng hiếu nghĩa và tình yêu (Nguồn: Internet).

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

  • Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh diễn ra tại nhiều địa phương: Phủ Dầy, Vụ Bản; chùa Phúc Lâm, Ý Yên, Nam Định; phủ Quảng Cung, Ý Yên, Nam Định; phủ Tây Hồ, Hà Nội; đền Sòng Sơn, Đống Đa, Hà Nội; phủ Đồi Ngang, đền Dau, đền Quán Cháo, Tam Điệp, Ninh Bình; Đền Sòng, Thanh Hóa; Đình Nghè, Hạ Hòa, Phú Thọ…
  • Thời gian diễn ra lễ hội: mùng 3 tháng 3 âm lịch.
Phủ Tây Hồ (Hà Nội) thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Ảnh: Internet).
Phủ Tây Hồ (Hà Nội) thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Ảnh: Internet).

Trong tứ bất tử, Liễu Hạnh (柳杏) là vị thánh nữ duy nhất, được cho là con gái của Ngọc Hoàng. Dân gian truyền lại rằng Liễu Hạnh đã 3 lần giáng trần, trong quá trình đó bà đã có những công tích hiển hách trong việc cứu nhân độ thế, nhiều lần được triều đình sắc phong.

Trong hệ thống tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ Liễu Hạnh là vị Thánh Mẫu đứng đầu. Bà là vị thánh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, trí tuệ thông minh, tấm lòng đức hạnh.

Dân gian quan niệm Thánh mẫu Liễu Hạnh là vị thần đứng đầu hệ thống Tứ Phủ - Tam Phủ (Nguồn: Internet).
Dân gian quan niệm Thánh mẫu Liễu Hạnh là vị thần đứng đầu hệ thống Tứ Phủ – Tam Phủ (Nguồn: Internet).

Trên đây là những thông tin về Tứ bất tử và các lễ hội thờ họ trong văn hóa dân gian Việt Nam, BlogAnChoi hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về xuất xứ của các vị thần linh trong tín ngưỡng của người Việt Nam.

Bạn có thể đọc một số bài viết liên quan đến bài viết tại đây:

Các bạn hãy theo dõi BlogAnChoi mục Du lịch để cập nhật nhiều thông tin hơn về các địa điểm ăn chơi nhé.

Xem thêm

7 địa điểm du lịch Đà Nẵng siêu hấp dẫn không thể bỏ qua trong dịp Tết 2023

Các địa điểm du lịch Đà Nẵng luôn là điểm đến thu hút rất nhiều khách tham quan. Không phải tự nhiên mà Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, nơi đây nổi tiếng với nhịp sống hiện đại cùng với sự phát triển của du lịch. Nếu bạn đang có kế hoạch ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận