Plummer-Vinson là một hội chứng hiếm gặp nhưng nếu không chữa trị kịp thời vẫn có thể gây nguy hiểm. Do đó, hiểu biết về Plummer-Vinson có thể giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một vài thông tin về hội chứng Plummer-Vinson, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các biện pháp điều trị và phòng ngừa. Cùng tìm hiểu nhé!
Hội chứng Plummer-Vinson là gì?
Plummer-Vinson là một hội chứng hiếm gặp, được biết đến với nhiều tên gọi như hội chứng Paterson-Kelly, hội chứng Paterson-Brown Kelly hay chứng khó nuốt do thiếu sắt. Hội chứng Plummer-Vinson được hai bác sĩ của Phòng khám Mayo là Paterson và Kelly mô tả lần đầu tiên vào năm 1919 đồng thời được đặt theo tên của họ – Henry Stanley Plummer (1874-1936) và Porter Paisley Vinson (1890-1959). Ở Anh, nó được gọi là hội chứng Paterson-Kelly hoặc Paterson-Brown-Kelly, được đặt theo tên của Derek Brown-Kelly và Donald Ross Paterson – những người đã công bố phát hiện của họ một cách độc lập vào năm 1919. Tuy nhiên, hội chứng Plummer-Vinson vẫn là tên gọi phổ biến nhất.
Hội chứng này thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy ở thực quản và hầu họng.
Các triệu chứng của hội chứng Plummer-Vinson
Ở giai đoạn đầu, hội chứng Plummer-Vinson thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Khó nuốt
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Xuất hiện màng thực quản trên
- Viêm lưỡi
- Viêm khóe miệng
- Yếu ớt
- Móng tay hình thìa
- …
Nguyên nhân gây ra hội chứng Plummer-Vinson
Đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng Plummer-Vinson vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, yếu tố dinh dưỡng, di truyền và khả năng tự miễn dịch có thể góp phần quan trọng gây nên hội chứng này.
Hội chứng Plummer-Vinson có nguy hiểm không?
Hội chứng Plummer-Vinson là một tình trạng hiếm gặp, nó có thể gây ra nhiều bất tiện với người mắc như gây đau họng, khó nuốt, viêm lưỡi, nhiệt miệng thậm chí khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi và yếu ớt. May mắn là, phần lớn người mắc hội chứng Plummer-Vinson sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi điều trị bằng cách bổ sung sắt hoặc nong thực quản trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, cần lưu ý, hội chứng Plummer-Vinson đã được xác nhận là có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy ở khoang miệng, thực quản và hạ họng. Do đó, chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng để có tiên lượng tốt hơn.
Phương pháp điều trị và ngăn ngừa hội chứng Paterson-Brown Kelly
Điều trị hội chứng Paterson-Brown Kelly
Trong điều kiện thông thường, bổ sung sắt có thể giải quyết chứng khó nuốt ở nhiều bệnh nhân. Bạn có thể tăng cường lượng sắt nạp vào thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc bổ sung sắt dưới dạng sắt sulfat uống. Trường hợp nặng hơn có thể tiêm. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, việc nong thực quản thông qua quá trình nội soi sẽ được thực hiện để thức ăn có thể dễ dàng đi qua.
Ngăn ngừa hội chứng Plummer-Vinson
Để phòng ngừa hội chứng Plummer-Vinson, bạn cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo cơ thể tiêu thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Một số thực phẩm giàu sắt bạn có thể lưu ý gồm: thịt bò, gan động vật, hàu, các loại đậu, ra lá xanh, bông cải, các loại ngũ cốc,… Bên cạnh đó, việc tập thể dụng thường xuyên cũng được khuyến khích.
Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:
Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết này, mình sẽ rất cảm kích nếu được đóng góp ý kiến từ các bạn.