Thiết kế đẹp, mẫu mã đa dạng dẫn đầu xu hướng, và giá thành đắt đỏ đó luôn là những điều khiến người khác nhớ đến các thương hiệu thời trang cao cấp. Bên cạnh đó các vấn đề quấy rối tình dục, ăn chặn lương,… cũng là một phần góp mặt tạo nên “bộ mặt” của các thương hiệu này. Cùng BlogAnChoi điểm qua những góc khuất của thời trang cao cấp!
1. Quấy rối tình dục
Vào năm 2017 và 2020, một số nhân sự cao cấp của Chanel Hàn đã vướng phải các bê bối liên quan đến tấn công tình dục. Cụ thể là họ đã bị tố cáo lợi dụng chức vụ, quyền lực của mình để chèn ép nhân viên, thực hiện các hành vi trái đạo đức và pháp luật như lạm dụng và xâm hại tình dục nhiều nhân viên nữ dưới quyền ngay tại cửa hàng.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2020, Chanel Hàn cũng chỉ lẳng lặng đuổi việc các nhân sự cao cấp này, bắt các nạn nhân của vụ việc cam kết không tiết lộ bất cứ điều gì ra cho truyền thông và thực hiện điều chuyển nhân sự. Tuy nhiên, nhãn hàng không đưa ra bất kì động thái nào để cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên của mình.
Cũng vào năm 2017, nhà thiết kế Alexander Wang cũng bị cáo buộc về việc chuốc thuốc mê và tấn công tình dục nhiều người mẫu nam và các người mẫu chuyển giới khác. Sau scandal nổ ra, công chúng đồng loạt kêu gọi tẩy chay thương hiệu của anh.
2. Bóc lột nhân viên
Trở về với câu chuyện của Chanel Hàn, không chỉ dừng lại ở việc quấy rối tình dục, trong 5 năm gần đây, Chanel Hàn đã không ít lần gây bức xúc cho người lao động về việc bóc lột nhân viên quá mức.
Vào năm 2018, rất nhiều nhân viên làm việc tại Chanel Hàn (đa phần là nhân viên bán hàng) đã đệ đơn lên Liên đoàn Công nhân Dịch vụ Hàn Quốc về việc phân biệt đối xử với lao động nữ, trả lương thấp trong khi điều kiện lao động không cải thiện một chút nào. Cụ thể là để xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và cao cấp, Chanel Hàn đã cấp phát cho nhân viên những bộ đồng phục rất bó và chật, đồng thời đưa ra chính sách tự chi trả đồng phục mới nếu quá size.
Không chỉ dừng lại ở đó, họ phải đi giày cao gót và đứng trong toàn bộ thời gian làm việc từ 8-13 tiếng. Ngoài ra, theo nhiều nguồn tin cho hay, họ còn bắt tất cả nhân viên nữ cam kết không sinh con và có thể xa thải bất kì lúc nào nếu vi phạm vào điều kiện này.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh kéo dài liên miên, Chanel Hàn đã chuyển từ kinh doanh offline sang online. Các nhân viên phải chăm sóc khách hàng và hướng dẫn họ mua sắm nhưng không nhận lại được bất kì khoản hoa hồng nào và còn bị cắt giảm lương, ngày nghỉ và không được nhận bất kì khoản trợ cấp nào trong thời điểm đại dịch.
3. Ô nhiễm môi trường
Thậm chí đối với các nhãn hàng thời trang xa xỉ, hàng tồn kho cũng là một vấn đề không thể tránh khỏi. Thay vì giảm giá sản phẩm, các ‘ông lớn’ này chọn cách đốt hoặc cắt vụn quần áo lỗi mốt hoặc không bán được.
Theo báo cáo của Burberry, nhãn hàng đã tiêu hủy khoảng 90 triệu bảng quần áo, nước hoa, mỹ phẩm, túi xách trong suốt 5 năm gần đây để bảo vệ sự khan hiếm và tính xa xỉ của sản phẩm. Burberry còn cho biết “Đây là điều cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn ngừa nạn hàng nhái”.
Nhiều nguồn tin cho rằng một lí do nữa nằm sau hành động này là do các hãng có thể được hoàn tiền thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng đã bị tiêu hủy. Ở Mỹ, nếu thông báo đầy đủ cho hải quan thì việc hủy hàng hóa đã đã nhập khẩu sẽ được hoàn 99% tiền thuế. Thông thường, những xa xỉ phẩm này sẽ bị đánh thuế 15-25% trên thị trường và số tiền hoàn lại có thể không phải là một con số nhỏ.
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi tại đây:
Trên đây là những góc khuất đáng sợ đằng sau vẻ ngoài xa hoa, lộng lẫy của các thương hiệu thời trang cao cấp. Hãy follow ngay BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!