Emily in Paris không chỉ cho khán giả toàn thế giới thấy được cuộc sống tại Paris hào nhoáng của cô nàng Emily Cooper, cùng với những vấn đề về thời trang và thương hiệu mà còn gây ấn tượng đậm nét với người xem bằng những bộ trang phục xa xỉ và độc đáo. Vậy điểm nhấn thời trang trong bộ phim này là gì, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé.
1. Cô gái Mỹ Emily với những bộ cánh đa màu sắc và họa tiết.
Dễ nhận ra từ phần 1, nàng Emily ưu tiên diện những set đồ có màu sắc sặc sỡ, những gam màu như hồng, vàng, xanh lá hay họa tiết caro, kẻ hoa, chấm bi là phong cách thường thấy mỗi khi cô xuất hiện. Vốn là một nhân vật yêu thích chủ nghĩa Maximalism – chủ nghĩa tối đa, cô thường kết hợp nhiều màu sắc và họa tiết trong tổng thể outfit.
Set đồ trên là minh chứng điển hình cho chủ nghĩa Monochrome – đơn sắc cũng được cô lăng xê trong phần 1 của phim.
Outfit áo sơ mi in hình tháp Eiffel phối hợp với chân váy da rắn và đôi giày cao gót in chữ độc đáo có lẽ là bộ đồ ít được người xem yêu thích nhất và vẫn mang đậm chất thành thị Mĩ. Nhưng đến những phân cảnh tiếp theo của bộ phim, thoạt nhìn ra cô nàng đã biết cách hòa tấu thêm phụ kiện vào set đồ của mình để mang hơi hướng Paris hơn, cụ thể như mũ Beret hay khăn lụa quàng cổ và IT-BAG dáng hộp.
Họa tiết kẻ ô là sự lựa chọn lí tưởng của nàng Cooper dù là kẻ ô màu trung tính đen trắng hay những màu sắc như xanh đỏ. Người xem phải công nhận rằng, nhân vật Emily không ngần ngại biến tấu và thử sức với nhiều kiểu trang phục khác nhau để phù hợp hơn với tính chất công việc ở Paris cũng như gặp gỡ khách hàng của mình.
Trong một phân cảnh, Emily được cô bạn Camille hướng dẫn chỉnh cách quàng khăn lụa sao cho “chuẩn gái Paris” nhất, cụ thể là thắt nút và đặt lệch một bên. Đây cũng là một gạch đầu dòng cho những ai muốn theo đuổi phong cách Parisian Chic.
Trái ngược với phong cách thời trang đời thường màu mè sặc sỡ hay họa tiết thì khi đi dự tiệc tối quan trọng, Emily lại ưa chuộng những chiếc “little black dress” hơn, kèm theo đó là là nữ trang như dây chuyền mảnh, nhẫn bộ và cài tóc lấp lánh. Phân cảnh Emily đi dự tiệc với tạo hình này khiến nhiều người liên tưởng đến “huyền thoại” màn ảnh Hollywood Audrey Hepburn.
Mua ngay các mẫu đầm đen dự tiệc tại đây
Tiếp tục với phần 2 của Emily in Paris, vẫn là những thiết kế họa tiết caro nhưng ở phần này sẽ “tăng cấp” hơn so với phần 1 về độ ấn tượng, các nhà thiết kế phục trang trong phim đã xây dựng hình ảnh cô chuyên viên marketing – Emily Cooper ngày càng “táo tợn” hơn trong khi chinh phục Maximalism Style.
Để không bị rối mắt, các nhà thiết kế vẫn cho Emily mặc một chiếc Jumpsuit lấy tông đen họa tiết, kết hợp theo lối “tone sur tone” tạo điểm nhấn với sắc vàng bằng mũ beret, túi xách Prada, găng tay và đặc biệt là chiếc áo khoác dáng ngắn họa tiết caro chồng chéo nhiều màu. Và tất nhiên, chất liệu da cũng là yếu tố giúp Emily “thăng hạng” thời thượng.
Tham khảo các mẫu túi xách tại đây
Họa tiết Gingham chắc chắn không thể thiếu trong tủ đồ của Emily, khi đến lớp tiếng Pháp, cô nàng đã lăng xê chiếc Blazer xanh Gingham kết hợp với chiếc túi xách kiểu hộp cùng tông màu, váy đen mang đậm màu sắc thiên nhiên. Dường như các nhà thiết kế phục trang trong phim luôn chú trọng phụ kiện, khi mỗi lần cô xuất hiện, khán giả lại được dịp bắt gặp ngay chiếc mũ bucket “cờ đua” hay kính râm hầm hố và khăn chùm đầu.
Có thể thấy ở phần 2, thời trang của Emily được thiết kế có phần “táo tợn” hơn, nổi bật hơn với phần họa tiết, điều phối phụ kiện, màu sắc. Dù nhận về nhiều ý kiến trái chiều nhưng chúng ta phải công nhận rằng, phong cách của nhân vật Emily ví như một “làn gió mới” khuấy động không khí Savoir – nơi cô làm việc và chốn Paris vốn bị ngự trị bởi xu hướng Minimalist và Parisian Chic.
2. Mảnh ghép đối lập của đồng nghiệp và bạn bè.
Nếu như Emily chuộng những thiết kế sặc sỡ, nhiều màu sắc thì trái ngược lại, những “bộ cánh” từ đồng nghiệp và bạn bè của cô lại mang màu sắc tối giản và mang đậm hơi thở Parisian Chic điển hình là Camille hay Sylvie.
Một trong những bộ trang phục ấn tượng nhất của Sylvie kể từ phần 1 đến hết phần 2 hẳn là bộ Jumpsuit đen cúp ngực “toàn tập” kết hợp thêm chiếc khăn be dài tương phản và tất nhiên được tô điểm thêm bộ trang sức nhẫn vàng và khuyên tai nổi bật, tối giản đến mức hết cỡ nhưng vẫn “ăn đứt” về độ sang trọng, đậm chất Paris.
Bức ảnh này chính là minh chứng rõ nét nhất cho phong cách thời trang của 3 nhân vật, việc ưa diện những bộ trang phục gam màu nổi và sặc sỡ chính là yếu tố tách biệt nữ chính khỏi những công dân Pháp chính hiệu như Camille và Sylvie. Nếu vị sếp quyền lực Sylvie ghi điểm với phong cách thời trang quý phái mà vẫn quyến rũ, Camille sang trọng mà thanh lịch, thì đầy màu sắc và nổi bật sẽ là những mĩ từ miêu tả đúng nhất về Emily.
Không cần gắng gượng, Sếp Savoir vẫn toát ra một thần thái tự tin, quyến rũ và quyền lực đến khó tả. Vốn là nhân vật gốc Pháp, nên thời trang của bà xoay quanh nhưng gam màu trầm như đen, ô liu, xám. Không ngoa khi nói rằng, Sylvie chính là hình mẫu lí tưởng cho phụ nữ trung niên trên toàn thế giới muốn làm mới phong cách cá nhân của mình mà vẫn giữ được nét sang trọng, quý phái, đẹp quyến rũ của người phụ nữ.
Đến với cô bạn thân của Emily, một số người còn cho rằng nữ phụ Camille mới chính là nhân vật mặc sang và đẹp “chuẩn Paris” nhất trong phim. Có thể nói, cô chính là “mảnh ghép đối lập” với cô bạn của mình, khi Emily chuyên diện theo lối Maximalism đa màu sắc thì Camille lại luôn lựa chọn Minimalism, phong cách thời trang tối giản với gam màu trung tính như trắng, đen, nâu be, xám.
Vẫn là họa tiết caro nhưng Camille lại lựa chọn bảng màu trung tính thanh lịch, kèm chiếc áo vải ren chấm bi xuyên thấu thiết kế tay phồng. Ngay từ phần đầu bộ phim, outfit này đã chiếm được cảm tình của rất nhiều khán giả cũng như các tín đồ thời trang hơn cả những bộ cánh của nữ chính. Và đôi khi, nàng thơ Pháp cũng biến tấu linh hoạt với các thiết kế cắt xẻ quyến rũ một bên vai hay phần đùi.
Mua ngay các set đồ vải tweed sang chảnh tại đây
Không đóng khung trong các gam màu trung tính, thỉnh thoảng cô bạn sẽ thay đổi sang gam màu quyền lực và nổi bật như màu đỏ để làm điểm nhấn cho cả set cũng như các phụ kiện như Cowboy Hat – mũ cao bồi và để không bị rối mắt, Camille giới hạn không quá 3 màu trong outfit của cô.
Mua ngay phụ kiện mũ beret tại đây nhé
Sự cổ điển và bụi bặm qua các món đồ từ chất liệu jean hay denim, họa tiết kẻ sọc từng được “huyền thoại” Coco Chanel mở đường, mũ Brando – mũ sĩ quan cũng là sự lựa chọn thân thuộc của các cô nàng Pháp chính hiệu được nhân vật Camille thể hiện đậm nét trong Emily in Paris cả phần 1 và 2.
Dù là đa màu sắc như nàng “tắc kè hoa” Emily, hay sang trọng, lịch thiệp như Camille, Sylvie thì đều là những nhân tố xuất sắc góp phần làm nên thời trang nổi bật trong Emily in Paris. Và hiển nhiên, người xem có cơ hội được tiếp cận, học tập một cách khách quan nhất về các phong cách trong làng thời trang xa hoa, không giới hạn. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin thú vị từ các bài viết nhé.
Hãy tham khảo thêm các bài viết như:
- Review Emily in Paris: Lôi cuốn từ diễn viên, thời trang đến nội dung phim
- Tất tần tật phong cách Minimalism trong thời trang- tối giản nhưng vẫn đứng đầu xu hướng