Sài Gòn dịp 30/4 là những ngày rộn ràng và rực rỡ khi chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Sài Gòn dịp “concert quốc gia” này, đừng bỏ lỡ lịch trình chi tiết dưới đây!

1. Ngày 19/4 – Khởi động hành trình “50 năm di sản và tương lai”

Mở màn cho chuỗi sự kiện là chương trình trình chiếu 3D Mapping tại toà nhà UBND TPHCM vào tối 19/4. Với chủ đề “Hành trình 50 năm di sản và tương lai”, chương trình là sự kết hợp tuyệt vời giữa hình ảnh, âm nhạc, ánh sáng và hiệu ứng sân khấu hiện đại. Các nhóm sáng tạo đến từ Việt Nam, Pháp, Bỉ và Singapore sẽ cùng thổi hồn vào những thước phim giàu cảm xúc, tái hiện chặng đường lịch sử hào hùng và tương lai đầy hứa hẹn của thành phố.

Trình diễn mapping 3D trước UBND TP.HCM ( nguồn: internet )
Trình diễn mapping 3D trước UBND TP.HCM ( nguồn: internet )

Cùng thời điểm, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức), màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sẽ thắp sáng bầu trời đêm, mở ra không khí lễ hội tưng bừng. Đặc biệt, tại Bến Bạch Đằng, 2.000 thiết bị bay không người lái (drone) sẽ đồng loạt trình diễn tạo hình nghệ thuật trên không trung, một trải nghiệm thị giác độc đáo và hiện đại.

2. Từ ngày 20/4- 22/4 – Hòa nhịp cùng âm nhạc và chuẩn bị cho lễ diễu binh

Hợp luyện diễu binh tối 18/4 ( nguồn: internet )
Hợp luyện diễu binh tối 18/4 ( nguồn: internet )

Ngày 20/4, chương trình văn nghệ “Đất nước trọn niềm vui” diễn ra tại Dinh Thống Nhất (Quận 1), mang đến không khí thiêng liêng và xúc động. Tiếp nối là chương trình hoà nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng Hoà bình” vào tối 21/4 tại Nhà hát Thành phố – nơi âm nhạc kết nối trái tim và lan tỏa thông điệp hòa bình đến mọi người.

Trong hai ngày 18/4 và 22/4, thành phố sẽ tổ chức các buổi luyện tập diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho sự kiện trọng đại ngày 30/4. Đây là dịp để du khách chứng kiến sự công phu và khí thế hào hùng trước giờ G.

3. Từ ngày 25/4 – 27/4 – Tổng duyệt và hoạt động nghệ thuật đặc sắc

Ngày 25/4 sẽ là buổi sơ duyệt diễu binh, còn ngày 27/4 là buổi tổng duyệt chính thức tại khu vực đường Lê Duẩn (Quận 1). Cũng trong ngày 27/4, cầu truyền hình cấp quốc gia “Vang mãi khúc khải hoàn” sẽ được phát sóng, kết nối cảm xúc từ nhiều đầu cầu trên cả nước, trong đó có điểm cầu TP.HCM.

Đặc biệt, đêm 27 và 28/4, bạn có thể tham gia chương trình chiếu phim cộng đồng và triển lãm điện ảnh “Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, với hơn 300 ảnh tư liệu quý giá.

4. Ngày 29/4 – Nghệ thuật hội tụ: “Mùa Xuân Thống Nhất

Tối 29/4, Dinh Thống Nhất tiếp tục là tâm điểm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa Xuân Thống Nhất”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với TP.HCM tổ chức. Những tiết mục được dàn dựng công phu, giàu cảm xúc sẽ tái hiện không khí lịch sử hào hùng và tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

5. Ngày 30/4 – Đỉnh cao lễ hội: Diễu binh, biểu diễn ngựa và màn bắn pháo hoa kỷ lục

Sáng 30/4, lễ diễu binh, diễu hành chính thức diễn ra trên đường Lê Duẩn, với sự tham gia của các lực lượng vũ trang, học sinh – sinh viên, đoàn thể… Cùng lúc đó, chương trình biểu diễn nhạc kèn kết hợp các kỹ thuật cưỡi ngựa do Bộ Công an chủ trì sẽ diễn ra tại đường Lê Lợi và phố đi bộ Nguyễn Huệ – một màn trình diễn độc đáo, mãn nhãn.

( nguồn: internet )
Màn bắn pháo hoa tầm cao ( nguồn: internet )

Vào tối 30/4, TP.HCM sẽ xác lập kỷ lục mới với 28 điểm bắn pháo hoa tầm thấp và 2 điểm bắn tầm cao, thắp sáng bầu trời đêm thành phố. Đặc biệt, 10.500 thiết bị bay không người lái sẽ tạo thành bức tranh ánh sáng sống động trên sông Sài Gòn, mang đến một màn trình diễn chưa từng có, khắc họa hình ảnh và thông điệp về hành trình 50 năm của TP.HCM.

6. Không khí lễ hội khắp nơi trong thành phố

( nguồn: internet )
( nguồn: internet )

Trong suốt dịp lễ, phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ trở thành sân khấu nghệ thuật sôi động với hàng loạt chương trình: “Sắc màu Thành phố”, “Nhịp điệu trẻ”, “Hành trình tương lai”… quy tụ các đoàn nghệ thuật dân và các tài năng trẻ. Triển lãm nghệ thuật sắp đặt “Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975” cũng là điểm đến hấp dẫn, giúp bạn hiểu hơn về lịch sử dân tộc thông qua góc nhìn sáng tạo.

TP.HCM trong những ngày tháng Tư lịch sử không chỉ là điểm đến du lịch, mà còn là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng, tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên. Nếu bạn đang tìm kiếm một hành trình giàu cảm xúc, nhiều trải nghiệm, hãy đến với TP.HCM – nơi quá khứ và tương lai hòa quyện trong từng nốt nhạc, từng màn pháo hoa và từng bước chân diễu hành.

Lưu ý: Hãy đến sớm để có vị trí thuận lợi tại các điểm trình diễn, mang theo nước uống, áo khoác nhẹ và sạc dự phòng để thoải mái tận hưởng trọn vẹn mọi khoảnh khắc.

Xem thêm

"Đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy"

Ai đã từng đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, ghé thăm "cô gái Pleiku" với đôi mắt "sóng sánh" nước, "ngây ngất" tình, hẳn sẽ không quên cảm giác đứng giữa non nước hữu tình, dang rộng cánh tay ôm lấy tất cả nắng gió đại ngàn vào lòng, hẳn sẽ nhớ mãi cảm giác ngẩn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận