Sau nhiều năm bóc lột sức lao động, những chú voi ở Đăk Lăk cuối cùng đã được giải thoát khỏi dịch vụ du lịch “dã man” là cưỡi voi. Vậy, không còn cưỡi voi thì du lịch Đăk Lăk sẽ có gì?
Tại sao Đăk Lăk lại bỏ cưỡi voi?
Cưỡi voi là hành vi cực kỳ đáng lên án, và nó đang bị tẩy chay ở hầu hết các nơi trên thế giới. Việc duy trì loại hình du lịch này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến loài voi đang chuẩn bị tuyệt chủng tại Việt Nam và cả trên thế giới. Đằng sau những giây phút thư thái tuyệt vời của con người, chính là nỗi đau, là sự mệt mỏi và di chứng mãi mãi không bao giờ lành được của những chú voi đáng thương.
Voi vốn dĩ là một loài động vật hoang dã, do con người đem về thuần hóa, chứ bản chất voi rất hung dữ, thậm chí có thể tấn công động vật khác, vậy nên nhân loại dùng phương thức “hành hạ”, “phá hủy” để thuần hóa một con voi. Bạn hãy tưởng tượng đến khung cảnh những chú voi ngoan ngoãn được trưng bày kia, trở thành một loại hình du lịch, cũng giống những chúa sơn lâm nhốt trong lồng, hay là con đại bàng bị bẻ gãy cánh.
Chúng không có tự do, điều đón chờ chúng nào phải sự chăm sóc đặc biệt ân cần, dịu dàng mà toàn là những trận đòn roi không thấy ngày mai. Quản tượng sẽ đâm vào da thịt chúng bằng bullhook, thanh kim loại thiết kế với 2 ngạnh sắc ở đầu như một cái sừng bò. Họ duy trì nỗi sợ của voi, để chúng tập luyện, nhớ mệnh lệnh, nghe lời. Mọi hành động trở nên hấp dẫn trong mắt khách du lịch như: cưỡi voi, tung hứng, quỳ lạy, nhảy hay nhào lộn, … tất cả đều đánh đổi bằng hàng trăm, hàng nghìn nỗi đau của chúng.
Thậm chí voi còn bị ép xa mẹ từ nhỏ, chúng phải nghe theo hướng mà con người đã ép mình, rất nhiều chú voi con đã không thể nào sống tới tuổi trưởng thành, còn những con đã trưởng thành trong môi trường ấy, đều để lại di chứng cực kỳ nặng nề. Chúng sợ hãi mọi lúc, mọi nơi, chúng bị đau khớp và viêm khớp chỉ vì đai voi luôn đeo trên lưng, hai bàn chân chẳng bao giờ tự do.
Hậu quả của việc cưỡi voi
Những chú voi để du khách cưỡi được phải đảm bảo an toàn, tức là chúng không tấn công người, không hề có sai sót. Vậy nên quản tượng dạy dỗ cực kỳ nghiêm khắc, thêm cả việc điều kiện của họ không đủ để chăm sóc cho voi tốt, thế nên hàng trăm, hàng nghìn chú voi đã thiệt mạng.
Điều này dẫn đến số lượng voi sụt giảm nghiêm trọng, chưa kể tới nạn săn bắn voi bừa bãi để lấy ngà, da, lông và các chế phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ các bộ phận trên cơ thể voi đã khiến cho voi đã ít nay càng ít hơn nữa.
Dịch vụ chăm sóc y tế cho tụi voi cũng tệ nốt, chúng phải ngâm chân hàng giờ liền trong phân và nước tiểu của mình, để con người cưỡi làm ảnh hưởng tới cột sống, quanh năm sống trong nỗi ám ảnh. Và rồi kết cục tang thương là voi nhiều con hóa điên, quật chết quản tượng hay là phá phách là điều có thể hiểu được sau ngần đó sự chịu đựng. Tất cả đều có giới hạn.
Bạn có thể xem thêm những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình du lịch cưỡi voi tại đây:
Vậy du lịch Đăk Lăk còn gì vui?
Sở chính quyền tỉnh Đăk Lăk vào buổi họp cùng với Hà Nội về vấn đề phát triển du lịch an toàn, hấp dẫn, tạo điều kiện phát cho các doanh nghiệp chuyên mảng này có thể phát triển nhiều hơn nữa. Thay loại hình du lịch cưỡi voi bằng việc thân thiện với môi trường, động vật hơn nữa như tắm voi, cho voi ăn, chơi đùa cùng voi,…
Các mô hình du lịch như homestay, dạo các cánh đồng, cùng người dân canh nông hay khám phá thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, tìm hiểu thảm động thực vật vô cùng phong phú tại mảnh đất giàu tiềm năng này. Việc đầu tư mạnh mẽ cho các “thủ phủ” tại Tây Nguyên chắc chắn sẽ đem lại lợi ích tốt hơn chỉ dựa vào mỗi voi để sống.
Chính quyền địa phương đang nghiên cứu phát triển thêm các lễ hội đặc sắc mang đậm hơi thở truyền thống như lễ hội cồng chiêng, lễ hội cà phê, lễ hội bến nước, lễ mừng lúa nước,… Ẩm thực của Đăk Lăk vô cùng đa dạng với sự pha trộn của 44 dân tộc anh em, chế biến đảm bảo có thể hút hồn bất kỳ vị khách nào dù khó tính đến đâu đi chăng nữa.
Một số di tích lịch sử tại Đăk Lăk đang được tu bổ vô cùng hấp dẫn, vừa tới tham quan, du khách vừa được nghe về những chiến tích hào hùng của ông cha ta ngày xưa. Đăk Lăk là một trong những tỉnh miền núi có vô vàn danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Hồ Đăk Lăk, hồ Ea Súp Thượng – Ea Súp, thác Thủy Tiên- Krông Năng, thác Đray K’nao – M Đ’rắk…
Tại Buôn Ma Thuột, du khách còn có thể di chuyển dễ dàng từ qua các di tích lịch sử như Đình Lạc Giao đến Chàu Sắc tứ Khải Đoan, nhà đày ở Buôn Ma Thuột, … Cùng với đó là chiêm ngưỡng văn hóa đặc sắc lưu truyền lâu đời của làng văn hóa AKô Đhông, ngắm nhìn cây Kơ nia cổ thụ sừng sững với thời gian giữa lòng thành phố. Khi bóng chiều tà buông xuống, thưởng thức một tách cafe đậm vị Tây Nguyên, còn gì tuyệt vời hơn thế nữa?
Khám phá các hoạt động du lịch Đăk Lăk trong video dưới đây:
Những bài viết khác cùng chủ đề bạn có thể quan tâm:
- 10 địa điểm du lịch đẹp nao lòng tại An Giang: Xách ba lô lên và đi thôi!
- Mách bạn kinh nghiệm du lịch Mũi Né đầy đủ chi tiết từ A đến Z
Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!