Hầu hết những trường hợp điện thoại bị cháy nổ khi đang sạc có nguyên nhân là do sử dụng bộ sạc kém chất lượng. Tuy nhiên những bộ sạc hàng nhái thường được làm rất giống với hàng thật khiến người dùng khó phân biệt. Vậy làm cách nào để kiểm tra xem bộ sạc điện thoại có phải là hàng thật và an toàn hay không? Hãy áp dụng những cách sau đây.

Lưu ý: những cách này chỉ là hướng dẫn mang tính tham khảo, và ngay cả bộ sạc hàng thật chính hãng chất lượng tốt cũng có khả năng xảy ra sự cố bất ngờ.

1. Kiểm tra bộ sạc có tương thích với điện thoại hay không

Tốt nhất là dùng bộ sạc chính hãng do nhà sản xuất điện thoại cung cấp, nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì vẫn có thể dùng bộ sạc của hãng khác với điều kiện là phải đảm bảo bộ sạc đó tương thích với điện thoại của mình.

Kiểm tra xem bộ sạc có được thiết kế phù hợp với điện thoại hay không (Ảnh: Internet).
Kiểm tra xem bộ sạc có được thiết kế phù hợp với điện thoại hay không (Ảnh: Internet).

Làm sao biết được điều đó? Bạn có thể nhìn trên bao bì hoặc hướng dẫn sử dụng của bộ sạc, thường sẽ có liệt kê các thiết bị tương thích với nó. Một cách khác là tra tên của bộ sạc trên mạng để xem nó phù hợp với dòng điện thoại nào.

2. Kiểm tra bao bì và hướng dẫn sử dụng để phát hiện hàng giả

Đây là một cách đơn giản để phát hiện hàng giả: mặc dù bộ sạc có vẻ ngoài giống với hàng thật nhưng thường bị cắt giảm những thứ kèm theo để giảm bớt chi phí sản xuất và bán được với giá rẻ.

Bao bì và hướng dẫn sử dụng của bộ sạc (Ảnh: Internet).
Bao bì và hướng dẫn sử dụng của bộ sạc (Ảnh: Internet).

Kể cả khi bạn không cần tìm hiểu các thông số hay cách sử dụng bộ sạc thì vẫn nên kiểm tra kỹ các thành phần này. Nếu bộ sạc được bán “trơ trọi” một mình mà không có bao bì hay hướng dẫn sử dụng đầy đủ thì rất có thể đó là hàng kém chất lượng. Và kể cả khi đã có những thứ đó thì bạn hãy kiểm tra xem có điểm gì bất thường hay không, ví dụ như chữ bị mờ, hình ảnh xấu hay logo của hãng bị sai.

3. Đừng chủ quan dựa vào chứng nhận chất lượng

Một lý do khác mà bạn cần phải kiểm tra bao bì và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm là vì trên đó thường có chứng nhận chất lượng. Đó là những logo xác nhận rằng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của các tổ chức uy tín.

Logo chứng nhận đạt chuẩn CE trên vỏ hộp (Ảnh: Internet).
Logo chứng nhận đạt chuẩn CE trên vỏ hộp (Ảnh: Internet).

Có nhiều tổ chức đảm bảo chất lượng khác nhau tùy theo khu vực địa lý trên thế giới, ví dụ như các sản phẩm ở Mỹ thường có logo của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), ở Canada có logo của Hiệp hội Tiêu chuẩn Canada (CSA), và phổ biến nhất là logo CE của châu Âu.

Nhưng nếu chỉ dựa vào những logo này để khẳng định sản phẩm đảm bảo chất lượng thì sẽ là sai lầm vì chúng rất dễ bị làm giả, thậm chí bất kỳ ai cũng có thể tìm được hình ảnh logo đẹp và rõ nét giống y như thật bằng cách tra trên mạng. Thay vì vậy, bạn nên chú ý xem sản phẩm có kèm hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và đảm bảo an toàn hay không, vì hàng giả thường chỉ bắt chước vẻ bề ngoài cho giống hàng thật chứ không quan tâm đến chất lượng phục vụ khách hàng.

4. Kiểm tra các chân cắm của sạc

Chân cắm cũng có thể nói lên chất lượng của bộ sạc (Ảnh: Internet).
Chân cắm cũng có thể nói lên chất lượng của bộ sạc (Ảnh: Internet).

Điều này thường ít được chú ý nhưng cũng là một yếu tố quan trọng để nhận biết hàng giả, đó là độ dài của các chân cắm. Không cần lấy thước đo mà chỉ cần cắm thử bộ sạc vào ổ điện nhưng hãy nhớ ngắt nguồn điện trước và không cắm điện thoại vào.

Hàng giả thường có nhiều chi tiết sai lệch so với hàng thật và chân cắm cũng là một trong số đó, ví dụ như các chân quá dài nên khi cắm vào ổ điện sẽ bị thừa một đoạn, hoặc khoảng cách giữa các chân quá xa hoặc quá gần nhau nên không thể cắm vào ổ được. Cũng có trường hợp các chân quá ngắn, có thể phát hiện bằng cách so sánh với bộ sạc chính hãng.

Ngoài ra có thể dựa vào màu sắc và bề mặt của chân cắm để xác định hàng giả, ví dụ như có vết trầy xước hoặc bề mặt sáng bóng màu mè. Chân cắm của hàng thật thường có bề mặt dạng mờ và màu trơn như đen, trắng hoặc ánh kim bạc, vàng. Nếu là ánh kim thì không được có vết trầy xước.

5. So sánh trọng lượng của bộ sạc

Hàng giả luôn tốn ít chi phí để sản xuất hơn so với hàng thật, tức là không đầy đủ các thành phần bên trong để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Các bộ sạc giả thậm chí có thể bị thiếu cầu chì có vai trò ngắt điện khi xảy ra sự cố.

Do không đủ các thành phần đạt chất lượng nên bộ sạc hàng giả thường nhẹ hơn, bạn có thể kiểm tra dễ dàng bằng cách cầm nó lên và so sánh với một món hàng thật đã biết chắc chắn, hoặc nếu có điều kiện thì dùng cân chính xác. Các bộ sạc đảm bảo chất lượng thường nặng khoảng 56-113 gam, tối thiểu là khoảng 40g.

Hàng giả thường nhẹ hơn hàng thật (Ảnh: Internet).
Hàng giả thường nhẹ hơn hàng thật (Ảnh: Internet).

6. Kiểm tra dây sạc không bị hư hại

Không chỉ cục sạc mà cả dây cáp cũng có thể bị làm giả. Dấu hiệu để nhận biết là dây bị mòn, rách hoặc trầy xước bên ngoài, có thể là do không được đóng gói cẩn thận hoặc bị nhồi nhét, va đập quá nhiều trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Nếu vỏ ngoài của dây bị hư quá sâu làm lộ phần lõi bên trong thì cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng, phải tuyệt đối bỏ ngay.

Kiểm tra bề mặt bên ngoài và chiều dài của dây (Ảnh: Internet).
Kiểm tra bề mặt bên ngoài và chiều dài của dây (Ảnh: Internet).

Điểm khác biệt nữa của dây sạc hàng giả là chúng thường ngắn hơn hàng thật. Để so sánh, bạn có thể dựa vào cáp Lightning của Apple có độ dài trung bình là khoảng 1m, còn cáp USB-C của Samsung dài khoảng 1,5m. Ngoài ra đầu cắm USB của cáp giả cũng có thể khác với hàng thật như các thành phần bị lỏng lẻo hoặc lệch vị trí. Và cũng giống như với bộ sạc, phải luôn kiểm tra bao bì, vỏ hộp của dây.

7. Đảm bảo bộ sạc không bị ướt

Nước và các chất lỏng nói chung có thể gây hư hại cho thiết bị điện tử, vì vậy hãy tránh để điện thoại và bộ sạc bị dính nước, kể cả mồ hôi từ cơ thể. Nếu chẳng may làm ướt thì có một vài cách xử lý tức thời như lau khô bên ngoài rồi dùng gói hút ẩm để hút hết nước trong các khe, nhưng phải chú ý thao tác thật cẩn thận để tránh hư thêm.

Phải kiên nhẫn để điện thoại và bộ sạc được làm khô hoàn toàn, nhưng sau đó cũng không thể hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ an toàn khi cắm sạc tiếp. Do đó tốt nhất là bạn nên mua bộ sạc mới luôn, mặc dù tốn tiền nhưng tránh được nguy cơ chập điện, cháy nổ.

Tất nhiên, điều quan trọng nhất là ngay từ đầu đừng để cho điện thoại hay bộ sạc bị ướt.

Nên làm gì nếu phát hiện bộ sạc bị lỗi?

Nguyên tắc đầu tiên là không dùng hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là đối với các đồ dùng điện. Hàng giả không chỉ làm bạn tốn tiền mà còn có thể gây nguy hiểm cho đồ đạc, lưới điện và cả tính mạng của bạn. Hãy lựa chọn những nơi bán hàng uy tín đảm bảo chất lượng.

Tiếp theo, khi phát hiện mình đã mua phải hàng giả hoặc hàng bị lỗi thì hãy báo lại cho người bán, nếu có điều kiện thì mang đến tận nơi. Nếu cửa hàng đại lý không giải quyết được thì có thể báo lên các cấp cao hơn thông qua email hoặc hotline.

Trên đây là những cách kiểm tra để nhận biết bộ sạc điện thoại hàng giả so với hàng thật, bạn hãy lưu ý để không mua nhầm hàng giả kém chất lượng nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Đồng hồ thông minh Apple Watch Ultra: Siêu bền pin trâu cho mẫu người năng động

Apple Watch Ultra là mẫu đồng hồ thông minh mới của Apple được thiết kế đặc biệt dành cho những người hay vận động và thích phiêu lưu. Chiếc đồng hồ được nâng cấp lên một tầm cao mới với thiết kế chắc chắn, nhiều tính năng bổ sung, pin lớn hơn và độ bền cực cao. Hãy cùng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận