Chọn bàn phím chơi game phù hợp không phải là dễ vì có rất nhiều thông số và thiết kế khác nhau cần xem xét để mang lại trải nghiệm thoải mái nhất. Hiện nay có rất nhiều bàn phím được chế tạo đặc biệt đáp ứng nhu cầu của người dùng, ví dụ như bàn phím TKL phù hợp cho các game thủ chuyên nghiệp, trong khi bàn phím cơ học rất tốt cho cả chơi game và công việc đánh máy. Hãy cùng xem những chiếc bàn phím chơi game tốt nhất dưới đây nhé!
1. Logitech G19s
Đây là bộ bàn phím chơi game hoàn hảo cho các game thủ MMO với 12 phím macro có thể tùy chỉnh chức năng, thậm chí có thể dùng để chạy các đoạn mã LUA. Bàn phím được tích hợp màn hình nghiêng LCD có màu hiển thị cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích như số liệu thống kê của game theo thời gian thực.

Giống như tất cả các sản phẩm của Logitech, bộ bàn phím G19s được thiết kế cực kỳ bền chắc, do đó bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài mà không cần thay mới sau vài năm.
Mặc dù mẫu bàn phím này có thể hơi lỗi thời một chút và mức giá hơi cao đối với một số người nhưng nó đã được tin dùng qua nhiều năm và được coi là một trong những bàn phím chơi game MMO tốt nhất trên thị trường.
Các đặc điểm chính
- 12 phím macro có thể lập trình
- Đèn nền RGB tùy chỉnh
- Đầu vào nhiều phím
- Màn hình điều khiển game có màu
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Logitech
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Loại công tắc: Màng silicone
- Các phím có thể thay thế: Có
- Số phím: 104
- Hệ điều hành tương thích: Windows
Ưu điểm
- Màn hình ấn tượng
- Rất nhiều phím có thể lập trình
- Phần mềm tuyệt vời
Nhược điểm
- Không phải bàn phím cơ
Bạn có thể mua bàn phím Logitech G19s tại đây
2. Razer Turret
Bộ sản phẩm kết hợp chuột và bàn phím không dây Razer Turret cung cấp đầy đủ mọi thứ cần thiết cho các trận chơi game kéo dài. Tấm lót chuột từ tính được kèm sẵn giúp chuột không bị rơi trong lúc sử dụng và có thể trượt vào gọn gàng sau khi dùng xong, rất lý tưởng cho những người có không gian hạn chế trên bàn.

Razer Turret có thể hoạt động với PC và cả máy chơi game console Xbox. Thậm chí nó còn có một nút chuyên dụng dành cho Xbox và bộ đèn RGB Xbox Dynamic Lighting phát sáng đồng bộ với game, cho bạn trải nghiệm đắm chìm hoàn toàn khi chơi.
Bàn phím được thiết kế các công tắc cơ học đặc trưng của Razer, mang lại cảm giác thoải mái và âm thanh ấn tượng cũng như độ phản hồi cực nhanh, điều này rất quan trọng khi chơi game để phản ứng kịp thời với nhịp độ căng thẳng trong game.
Các đặc điểm chính
- Cảm biến quang học 5G độ phân giải 16.000 DPI
- Đèn màu đồng bộ với game
- Các phím có chiều cao vừa phải và độ nhạy lực 50g
- Phím Xbox chuyên dụng
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Razer
- Kết nối không dây: Có
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Không
- Thời lượng pin: Lên đến 43 giờ
- Num Pad: Không
- Loại công tắc: Cơ học
- Các phím có thể thay thế: Không
- Số phím: 87
Ưu điểm
- Trải nghiệm chơi game đắm chìm với đèn màu đồng bộ
- Phù hợp với game PC và Xbox
- Phần mềm tuyệt vời
- Có kèm chuột
Nhược điểm
- Đắt tiền
Bạn có thể mua bàn phím Razer Turret tại đây
3. ROCCAT Magma
Đây là bộ bàn phím chơi game có giá phải chăng nhưng vẻ ngoài rất đẹp mắt và sang trọng. Với đèn nền RGB toàn bộ, nó chắc chắn sẽ nổi bật trên bàn chơi game của bạn và gây ấn tượng ngay cả với những game thủ dày dạn kinh nghiệm nhất.

Với tính năng chống bóng mờ nâng cao, Roccat Magma đảm bảo mọi thao tác gõ phím của bạn đều được thực hiện bất kể tốc độ nhanh đến mức nào, giúp bạn thoải mái chơi những tựa game có nhịp độ nhanh.
Các phím màng của Roccat Magma cực kỳ êm ái khi gõ nhờ các miếng cao su chất lượng cao, đảm bảo gõ êm mà vẫn phản hồi chính xác cho dù bạn thao tác nhanh đến mức nào.
Các đặc điểm chính
- Tính năng chống bóng mờ nâng cao
- Phần tựa tay có thể tháo rời
- Phím êm không ồn
- Đèn nền 16,8 triệu màu
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: ROCCAT
- Đèn nền: Có
- Ưu điểm
- Thiết kế đẹp mắt
- Chất lượng tuyệt vời so với giá tiền
- Cực kỳ êm khi sử dụng
Nhược điểm
- Chỗ để cổ tay chưa được thoải mái
Bạn có thể mua bàn phím ROCCAT Magma tại đây
4. Corsair K100 RGB
Bạn sẽ cảm nhận được chất lượng của bộ bàn phím này ngay khi lấy ra khỏi hộp. Nó đáp ứng được mọi nhu cầu từ công việc tới chơi game với kích thước gọn gàng.

Công tắc phím Corsair OPX thuộc loại cơ quang học có khả năng ghi nhận tín hiệu cực nhạy với biên độ nhấn phím chỉ 1,0 mm. Đây được coi là một trong những bàn phím chơi game có độ nhạy tốt nhất hiện nay.
Với 6 macro có thể tùy chỉnh thay đổi chức năng, K100 RGB phù hợp cho cả chơi game và livestream. Đặc biệt là bạn có thể thay đổi ánh sáng đèn nền RGB của bàn phím bằng cách sử dụng bánh xe iCUE được tích hợp sẵn.
Các đặc điểm chính
- Khung nhôm bền chắc
- Đèn nền RGB cho từng phím
- Độ nhạy cực tốt
- Các nút có thể lập trình
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Corsair
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: RGB
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Loại công tắc: Corsair OPX / Cherry MX Speed
- Các phím có thể thay thế: Có
Ưu điểm
- Rất nhiều tính năng tiện lợi
- Chỗ tựa cổ tay thoải mái
- Ánh sáng RGB đẹp mắt
Nhược điểm
- Giá rất đắt
Bạn có thể mua bàn phím Corsair K100 RGB tại đây
5. Razer Huntsman V2
Đây là bộ bàn phím tuyệt đẹp dành cho những game thủ thích ánh sáng đèn RGB. Công tắc quang học của Razer giúp gõ phím êm hơn so với các bàn phím chơi game cơ học trước đây của cùng hãng. Các phím cũng cực kỳ nhạy với tốc độ phản hồi 8000Hz giúp giảm độ trễ của tín hiệu gõ phím đầu vào.

Ngoài các phím tiêu chuẩn như thường thấy, Huntsman V2 được trang bị thêm 4 phím điều khiển media và một bảng số điện tử cho phép bạn có thể cài đặt các phím để thực hiện chức năng theo ý muốn như phát hoặc tạm dừng media, tăng giảm âm lượng, điều chỉnh độ sáng, v.v.
Nhưng ưu điểm lớn nhất của Huntsman V2 so với những thế hệ bàn phím trước đây là phần tựa cổ tay có kích thước rộng rãi giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm áp lực ở tay, nhờ vậy có thể chơi game và đánh máy trong thời gian dài mà không bị mỏi.
Các đặc điểm chính
- Bộ nhớ kết hợp
- Phím 2 lớp bằng nhựa PBT
- Công tắc quang học Razer thế hệ 2
- Tốc độ phản hồi 8000Hz
- Có vật liệu giảm âm
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Razer Huntsman
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Loại công tắc: quang học Razer thế hệ 2
- Các phím có thể thay thế: Có
- Số phím: 104
Ưu điểm
- Khả năng tùy chỉnh tốt
- Phần tựa cổ tay thoải mái
- Độ nhạy cao
Nhược điểm
- Không có phím macro
Bạn có thể mua bàn phím Razer Huntsman V2 tại đây
6. SteelSeries Apex Pro
Loại bàn phím TKL (không có phím số) là lựa chọn hoàn hảo cho các game thủ chuyên nghiệp, nhưng Apex Pro cũng đáp ứng được nhu cầu chơi game cao cấp nhờ kích thước nhỏ gọn dễ mang đến các giải đấu hoặc chơi cùng bạn bè mọi lúc mọi nơi.

Màn hình thông minh OLED giúp bạn theo dõi các thông số và tình hình trong game, cùng với nhiều tính năng cài đặt hữu ích khác được tích hợp trong một bộ bàn phím duy nhất.
Các công tắc OmniPoint có thể điều chỉnh độ nhạy gõ phím từ 0,4 đến 3,6 mm. Ngoài ra đèn RGB được trang bị cho từng phím có thể thay đổi tối đa 16,8 triệu màu để bạn tha hồ lựa chọn theo ý thích.
Các đặc điểm chính
- Màn hình thông minh OLED
- Phần tựa cổ tay thoải mái
- Hợp kim nhôm độ bền cực cao
- Đèn RGB 16,8 triệu màu cho từng phím
- Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: SteelSeries
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Không
- Num Pad: có
- Loại công tắc: OmniPoint
- Các phím có thể thay thế: Có
Ưu điểm
- Đèn RGB đẹp mắt nhiều màu
- Thiết kế bền chắc
- Độ nhạy từng phím có thể điều chỉnh được
Nhược điểm
- Kích thước hơi nhỏ đối với những người chơi bình thường
Bạn có thể mua bàn phím SteelSeries Apex Pro tại đây
7. CORSAIR K57 RGB
Đây là bộ bàn phím chơi game dành cho những người muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn có chất lượng tốt, với khả năng kết nối không dây tốc độ nhanh và cực kỳ ổn định.

Có 6 phím macro tùy chỉnh chức năng cho phép bạn tự tạo ra các macro thuận tiện nhất cho việc chơi game của mình, rất lý tưởng cho những người chơi chuyên nghiệp và thậm chí livestream game.
Mức giá của K57 RGB rẻ hơn đáng kể so với các bàn phím khác của hãng Corsair nhưng thiết kế bên ngoài vẫn tương tự, ví dụ như có đèn nền động RGB cho mỗi phím cực kỳ đẹp mắt nhưng tiết kiệm năng lượng hơn so với đèn LED RGB thông thường.
Các đặc điểm chính
- Kết nối bằng cáp USB và Bluetooth độ trễ thấp
- Đèn nền động RGB cho từng phím
- Có 6 phím macro tùy chỉnh
- Phần tựa tay bằng cao su mềm có thể tháo rời
- Có điều khiển media
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: CORSAIR
- Kết nối không dây: Có
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Các phím có thể thay thế: Có
Ưu điểm
- Ánh sáng RGB đẹp mắt
- Kết nối không dây nhanh và ổn định
- Thời lượng pin tốt
Nhược điểm
- Chỗ tựa tay chưa được thoải mái
Bạn có thể mua bàn phím CORSAIR K57 RGB tại đây
8. HyperX Alloy Elite 2
Đây là một trong những bàn phím chơi game bền nhất với cấu tạo khung thép chắc chắn, trọng lượng khá nặng hơn 1,5kg nên không bị xê dịch kể cả khi bạn gõ nhanh và mạnh trong những trận game căng thẳng. Tuy nhiên bàn phím vẫn trông đẹp mắt với đèn LED và RGB có thể tùy chỉnh theo ý thích của bạn.

Các phím được cấu tạo 2 lớp cho ánh sáng RGB xuyên qua để tạo cảm giác lung linh ấn tượng, cùng với đó là các ký tự được in trên phím với phông chữ lớn giúp bạn dễ nhìn thấy và thao tác bất kể điều kiện ánh sáng xung quanh như thế nào.
Một điểm trừ của Alloy Elite 2 là không có phần tựa cổ tay, nhưng nhìn chung vẫn là bộ bàn phím tuyệt vời cho cả công việc và chơi game. Đặc biệt nếu bạn muốn có cảm giác “đã mắt” với ánh sáng thì đây là lựa chọn lý tưởng.
Các đặc điểm chính
- Công tắc cơ học HyperX
- Ánh sáng động RGB
- Khung thép vững chắc
- Các phím media chuyên dụng
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: HyperX
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Loại công tắc: HyperX Red
- Các phím có thể thay thế: Có
Ưu điểm
- Thiết kế bền chắc
- Phím 2 lớp cho ánh sáng xuyên qua
- Độ nhạy tốt
Nhược điểm
- Không có phần tựa cổ tay
Bạn có thể mua bàn phím HyperX Alloy Elite 2 tại đây
9. Razer Huntsman Mini
Bạn muốn dùng bàn phím chơi game nhỏ gọn và dễ mang đi? Huntsman Mini là lựa chọn phù hợp với kích thước chỉ bằng khoảng 60% so với bàn phím tiêu chuẩn thông thường, thậm chí còn nhỏ hơn loại bàn phím TKL không có phím số.

Mặc dù nhỏ gọn nhưng bàn phím này vẫn có thiết kế đẹp mắt và các tính năng ấn tượng của thương hiệu Razer. Các phím 2 lớp bằng nhựa PBT có độ bền cao, mỗi phím được trang trí đèn nền riêng với 16,8 triệu màu để bạn tùy chỉnh. Đặc biệt Huntsman Mini có khả năng chống dầu và chống bụi bẩn tốt, đảm bảo cho bạn sử dụng lâu dài.
Các đặc điểm chính
- Công tắc quang học Razer
- Phím 2 lớp bằng nhựa PBT
- Cấu trúc bằng nhôm bền chắc
- Macro có thể lập trình
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Razer
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: RGB
- Điều khiển media: Không
- Num Pad: Không
- Loại công tắc: Razer quang học
- Các phím có thể thay thế: Có
Ưu điểm
- Công tắc quang học Razer
- Phím bằng nhựa PBT bền
- Dây cáp có thể tháo rời
- Đèn nền Razer Chroma
Nhược điểm
- Không có phím media và macro
Bạn có thể mua bàn phím Razer Huntsman Mini tại đây
10. Logitech G910-Orion
Đây là bộ bàn phím chơi game chất lượng tuyệt vời so với mức giá tầm trung, có nhiều tính năng tiện lợi giống như các bàn phím chơi game hàng đầu thị trường như độ nhạy gõ phím tốt, độ bền đạt tới 70 triệu lần gõ và có 9 phím tùy chỉnh.

Bạn có thể dùng điện thoại làm màn hình chơi game thông qua ứng dụng ARX Control và đặt điện thoại vào khay Arx Dock trên bàn phím. Khi đó điện thoại sẽ hiển thị tất cả thông tin và số liệu thống kê quan trọng của game để bạn theo dõi.
G910-Orion là lựa chọn lý tưởng cho các game thủ bình thường mới làm quen với bàn phím chơi game, có đủ tính năng để trải nghiệm thoải mái mà không quá đắt như các loại bàn phím cao cấp.
Các đặc điểm chính
- Hệ thống đèn RGB thông minh
- Biên độ gõ phím 1,5mm
- Công tắc cơ học Romer-G
- Phím macro có thể tùy chỉnh
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Logitech G
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Loại công tắc: Romer-G Tactile
- Các phím có thể thay thế: Không
- Số phím: 102
Ưu điểm
- Nhiều phím macro
- Khay Arx Dock đặt điện thoại
- Chế độ điều chỉnh đèn được cài sẵn tiện lợi
Nhược điểm
- Phản hồi xúc giác bình thường
Bạn có thể mua bàn phím Logitech G910-Orion tại đây
11. Keychron K8 Tenkeyless
Đây là bộ bàn phím chơi game TKL không dây phù hợp cho những game thủ quen dùng MacBook. Bố cục các phím độc đáo giống như máy Mac và có đủ tất cả các phím chức năng của Mac nhưng cũng có thể dùng được với máy tính Windows.

Bàn phím này có thể kết nối Bluetooth 5.1 với nhiều nhất 3 thiết bị cùng lúc, ví dụ như bạn có thể chuyển từ gõ phím trên máy Mac sang iPad một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thời lượng pin cực tốt, dùng được đến 72 giờ khi bật đèn RGB hoặc 9 ngày liên tục nếu không bật đèn.
Các đặc điểm chính
- Bố cục giống MacBook và không có phím số
- Kết nối Bluetooth 5.1
- Pin 4000mAh dùng được rất lâu
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: Keychron
- Kết nối không dây: Có
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Thời lượng pin: tối đa 240 giờ
- Num Pad: Không
- Loại công tắc: Cơ học
- Các phím có thể thay thế: Có
- Số phím: 87
Ưu điểm
- Pin cực tốt
- Thiết kế bền chắc
- Giá phải chăng
Nhược điểm
- Các phím chưa tốt lắm
Bạn có thể mua bàn phím Keychron K8 Tenkeyless tại đây
12. MSI Vigor GK71 Sonic
Nếu bạn muốn sở hữu một bộ bàn phím chơi game gây ấn tượng với người khác thì Vigor GK71 Sonic là lựa chọn lý tưởng. Hệ thống đèn RGB rất bắt mắt mặc dù có thể khiến một số người cảm thấy mất tập trung. Nhưng đừng lo vì bạn có thể điều chỉnh đèn bằng phần mềm MSI Center tải xuống từ Microsoft Store. Phần mềm giúp bạn dễ dàng chọn các hiệu ứng ánh sáng cho bàn phím hoặc chỉnh RGB cho từng phím.

Nếu bạn đã quen dùng bàn phím chơi game của Razer hoặc Corsair thì Vigor GK71 Sonic của MSI mang lại cảm giác rất khác biệt. Các phím cực kỳ mượt và êm, ngón tay của bạn gần như có thể trượt khỏi phím. Tuy nhiên cảm giác khi gõ phím ở mức bình thường giống như các bàn phím có giá phải chăng.
Nhìn chung, nếu bạn muốn có một bộ bàn phím chơi game chất lượng tốt với đèn RGB tuyệt đẹp và có chỗ để tay thoải mái thì MSI Vigor GK71 Sonic là lựa chọn đáng cân nhắc.
Các đặc điểm chính
- Có phần tựa cổ tay
- Phần mềm MSI Center điều khiển tiện lợi
- Độ bền hơn 80 triệu lần gõ phím
Thông số kỹ thuật
- Thương hiệu: MSI
- Kết nối không dây: Không
- Đèn nền: Có
- Điều khiển media: Có
- Num Pad: có
- Loại công tắc: MSI Sonic Red
- Các phím có thể thay thế: Có
- Số phím: 104
- Hệ điều hành tương thích: Windows
Ưu điểm
- Tính năng chống bóng mờ (tất cả các phím)
- Tùy chỉnh đèn RGB cho từng phím
- Kết nối có dây độ trễ thấp
Nhược điểm
- Phím cực nhẹ và êm có thể không thoải mái với một số người
Bạn có thể mua bàn phím MSI Vigor GK71 Sonic tại đây
Bonus: Tại sao các game thủ thường sử dụng bàn phím cơ?
Hầu hết các game thủ đều thích bàn phím cơ vì độ nhạy tốt hơn và bền chắc hơn rất nhiều. Các công tắc của chúng giúp bạn có thể gõ nhanh hơn và chính xác hơn, do đó không chỉ phù hợp với chơi game mà còn rất tốt cho làm việc đánh máy.
Tuy nhiên bàn phím cơ có nhược điểm là tiếng ồn khi gõ làm phiền mọi người xung quanh.
Trên đây là những chiếc bàn phím chơi game chất lượng tốt và thiết kế đẹp mắt cho bạn trải nghiệm thoải mái nhất. Bạn sẽ lựa chọn bàn phím nào? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Bàn phím bluetooth LG Rolly Keyboard
- 11 loại chuột chơi game giá rẻ chất lượng tốt và kiểu dáng đẹp dành cho game thủ
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!