Bất kỳ ai từng lật một trang sách đều hiểu tiềm năng của sách trong việc thay đổi thế giới – theo cả cách lớn và nhỏ. Ở đây, BlogAnChoi sẽ cùng bạn điểm qua 46 cuốn sách có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới và cách chúng khiến nhân loại nhìn mọi thứ theo một cách mới nhé.

11. Lẽ thường

Lẽ thường
Lẽ thường (Ảnh: Internet)

Vào tháng 1 năm 1776, “Lẽ thường” (Common Sense) của Thomas Paine – một cuốn sách nhỏ dài 47 trang khuyến khích thực dân Mỹ tách khỏi Vương quốc Anh bằng cách trình bày một cách có hệ thống tất cả các lý do tại sao họ nên làm như vậy – đã được xuất bản. Paine giải thích rằng nước Anh không chỉ đang hoạt động không hiệu quả ở các lãnh thổ khu vực Bắc Mỹ mà chế độ quân chủ ngay từ đầu đã là một hệ thống chính phủ thiếu sót, những người sống tại thuộc địa đang có mọt cơ hội vàng để xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới do dân và vì dân.

Lập luận của Paine đã đánh trúng tâm lý yêu nước trong công chúng khiến các nhà lập quốc phải nhanh chóng tuyên bố độc lập. John Adams cho rằng tác phẩm này có rất nhiều ý nghĩa tốt, được truyền tải rõ ràng, đơn giản, ngắn gọn và hồi hộp, mặc dù kế hoạch của Paine cho chính phủ mới bị chỉ trích và gọi tác giả là “có tài phá bỏ hơn là xây dựng”.

Đúng như Paine đã hy vọng, Cách mạng Hoa Kỳ đã tạo ra một kiểu quốc gia tự quản hoàn toàn mới – kiểu sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia khác trên khắp thế giới. Ảnh hưởng của Paine không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ, từ năm 1792 đến năm 1802, ông sống ở Pháp và đã làm hết sức mình để giúp nước này xây dựng và củng cố chính phủ cộng hòa.

12. Quân vương

Đây là chuyên luận được viết vào đầu thế kỷ 16 của Niccolò Machiavelli về cách giành và giữ quyền lực.

Hai điểm chính trong tác phẩm này của Machiavelli là (1) người cầm quyền có thể hành động khi biết rằng bất cứ phương tiện nào ông sử dụng để chinh phục và gìn giữ lãnh thổ sẽ luôn được coi là trung thực. Machiavelli cũng bày tỏ rằng vì một người cai trị rất khó vừa được kính sợ vừa được yêu mến và được kính sợ thì an toàn hơn nhiều so với được kính mến.

Cả hai luận điểm đều bộc lộ chủ nghĩa thực dụng cơ bản xuyên suốt “Quân vương”, chủ nghĩa tương phản rõ rệt với chủ nghĩa duy tâm của nhiều nhà lý luận chính trị khác cùng thời đại. Bằng cách này, Machiavelli về cơ bản đã giới thiệu một lăng kính hoàn toàn mới để nhìn nhận về chính trị.

Machiavelli nổi tiếng – hay khét tiếng – vì đã chuyển ý nghĩa về “đức hạnh” từ giá trị đạo đức sang hiệu quả. Những nhân vật có đạo đức của “Quân vương” là những người làm bất cứ điều gì cần thiết để chiếm giữ và duy trì lãnh thổ, ngay cả khi sử dụng những phương pháp khủng khiếp nhất – đây là nhận định của giáo sư lịch sử James Johnson của Đại học Boston trong một cuộc phỏng vấn năm 2013.

Robert P. Harrison – giáo sư văn học Ý tại Đại học Stanford – còn lên tiếng rõ ràng hơn vào năm 2009: “Machiavelli là nhà lý thuyết đầu tiên dứt khoát tách rời chính trị khỏi đạo đức”.

13. Mùa xuân vắng lặng

Mùa xuân vắng lặng (Ảnh: Internet)
Mùa xuân vắng lặng (Ảnh: Internet)

“Có một sự tĩnh lặng kỳ lạ.” Rachel Carson viết: “Đó là một mùa xuân không có tiếng động. Vào những buổi sáng từng rộn ràng với bản hợp xướng bình minh của chim cổ đỏ, chim chích chòe, chim bồ câu, chim giẻ cùi, chim hồng tước và vô số tiếng hót của các loài chim khác thì giờ đây không còn âm thanh nữa; chỉ có sự im lặng bao trùm những cánh đồng, khu rừng và đầm lầy”.

Trong “Mùa xuân vắng lặng”, Carson đã mô tả những tác hại của thuốc trừ sâu do con người tạo ra đối với môi trường bằng những câu từ trữ tình và sâu sắc. Bà đã vạch trần sức mạnh hủy diệt của các hóa chất nông nghiệp, giết chết côn trùng thụ phấn, làm ô nhiễm sông ngòi và đất đai, đồng thời gây ung thư cho con người.

Độc giả của bà, bao gồm cả Tổng thống John F. Kennedy, đã thúc đẩy luật môi trường mạnh mẽ hơn. Tác động trực tiếp hay gián tiếp của “Mùa xuân vắng lặng” có thể được nhìn thấy trong việc thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, thông qua Đạo luật Nước sạch và Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng tại Hoa Kỳ và phong trào bảo vệ môi trường hiện đại.

14. Binh pháp Tôn Tử

Binh pháp Tôn Tử (Ảnh: Internet)
Binh pháp Tôn Tử (Ảnh: Internet)

Một cuốn sách về nghệ thuật chiến tranh và các chiến thuật chiến lược từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên có còn phù hợp với ngày nay không? Có!

Luận thuyết gồm 13 chương của tác giả Tôn Tử về chiến lược có thể được ứng dụng trong mọi thứ, từ việc kinh doanh đến thể thao, chính trị cho đến chiến tranh thực tế. (kỳ lạ là tuy đây là một cuốn sách về chiến tranh nhưng Tôn Tử lại ủng hộ ngoại giao bất cứ khi nào có thể, ông được đánh giá là yêu thích hòa bình hơn là hiếu chiến như những gì người ta thường nghĩ về một vị tướng.)

Binh pháp Tôn tử đã ảnh hưởng đến hàng triệu người bởi sự khôn ngoan ngắn gọn của nó. Nhiều người từng nghi ngờ Tôn Tử có thể không phải là tác giả duy nhất của cuốn sách này hay thậm chí không phải là người thật, nhưng điều này không thực sự quan trọng đối với độc giả vì suy cho cùng thì chiến tranh là “nghệ thuật lừa dối”.

15. Bí ẩn nữ tính

Bí Ẩn Nữ Tính (Ảnh: Internet)
Bí Ẩn Nữ Tính (Ảnh: Internet)

Được xuất bản vào năm 1963, cuốn sách “Bí ẩn nữ tính” của Betty Friedan thách thức quan niệm phổ biến thời đó rằng làm vợ và làm mẹ là con đường duy nhất để phụ nữ đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Thông điệp cấp tiến của nó đã gây được tiếng vang với độc giả, và trong ba năm đầu tiên xuất bản, cuốn sách này đã bán được gần 3 triệu bản.

Nhiều học giả ghi nhận Friedan vì đã phát động làn sóng nữ quyền thứ hai vào những năm 1960 (tuy cuốn sách vẫn tồn tại một vài vấn đề như tập trung vào phụ nữ da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu và hầu như bỏ qua các vấn đề mà phụ nữ da đen và cộng đồng LGBTQ+ phải đối mặt). Theo Bảo tàng Lịch sử Phụ nữ Quốc gia Hoa Kỳ, “Bí ẩn nữ tính” đã nói lên sự thất vọng của hàng triệu phụ nữ Mỹ về vai trò giới hạn chế của họ và giúp châm ngòi cho hoạt động vận động vì bình đẳng giới công khai rộng rãi hơn.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Hoang tưởng tự cao - Grandiose Delusions là gì?

Grandiose Delusions (hoang tưởng tự cao) là một loại rối loạn tâm lý mà người mắc có niềm tin sai lầm về sự vĩ đại, quyền lực hoặc tài năng vượt trội của bản thân, dù những niềm tin này không dựa trên thực tế. Tình trạng này thường đi kèm với các rối loạn khác như rối loạn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận