Mụn thường được hiểu là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, tùy theo dạng mụn cũng như là vị trí mọc mà chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người. Vậy từng vị trí mụn trên mặt và cơ thể nói lên được điều gì? Vị trí mọc mụn liệu có cảnh báo vấn đề nào về sực khỏe? Trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài.
Mụn là gì?
Mụn là một trong những bệnh da liễu do rối loạn hormone và tuyến nhờn dưới da. Bao gồm một hay nhiều khối u nhỏ bất thường nhô lên khỏi bề mặt da có thể gây đau, sưng tấy hay làm đỏ vùng da bị mụn.
Nổi mụn trên da là vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải, không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế không ít trường hợp nổi mụn nhiều trong thời gian dài, dù đã áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau nhưng vẫn không thể trị dứt điểm. Để trị dứt điểm bạn phải hiểu được gốc rễ của nó và biết được nguyên nhân hình thành mụn trên da.
Mụn được hình thành như thế nào?
Bất kì loại mụn nào hình thành trên da cũng đều liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn và lỗ chân lông. Đúng vậy, Mụn là nguyên nhân kết quả của quá trình bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, da chết,… tích tụ lại trên da, quá trình loại bỏ các bụi bẩn không được làm sạch hằng ngày.
Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tiết ra nhiều dầu thừa, cùng với tế bào chết bám trên da lâu ngày khiến cho bã nhờn đó không thể thoát ra được, mà bụi bẩn từ môi trường thì cứ mỗi ngày mỗi tích tụ thêm, làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn sinh ra mụn (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ,…).
Vị trí mọc mụn cảnh báo điều gì?
Mụn ở trán
Mụn ở trán là dấu hiệu của quá trình tuần hoàn máu có vấn đề dẫn tới việc tích tụ các độc tố sinh ra mụn. Nguyên nhân chính là do mất ngủ, quá trình stress kéo dài, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố. Ngoài ra dấu hiệu của vị trí mọc mụn này còn phản ảnh chức năng hoạt động của gan đang gặp vấn đề.
Để hạn chế mụn mọc ở trán, ngoài việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc (nên ngủ trước 23 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày), chúng ta cũng nên tránh làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Có một gợi ý nhỏ cho bạn để giảm mụn là sử dụng các thảo dược mát gan như trà râu ngô, hạt sen,… uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Ngoài ra bạn cũng không nên dùng các thực phẩm có chứa nhiều đường. Như chúng ta vẫn biết khi stress đồ ngọt là thứ chúng ta luôn muốn thưởng thức và nó làm chúng ta bớt căng thẳng, tuy nhiên cũng hạn chế lạm dụng quá nhiều.
Mụn ở trên gò má
Nguyên nhân khiến mụn mọc ở gò má là do đường ruột và hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, đầy hơi hay sôi bụng.
Khi gặp tình trạng này nên chia thành nhiều bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều, ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…
Mụn ở má
Má là vị trí tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn từ môi trường. Mụn ở má thường khá phổ biên không chỉ bởi vị trí tiếp xúc mà còn do thói quen sinh hoạt hằng ngày như đeo khẩu trang hay thường đưa tay lên mặt. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bên trong bạn đang gặp vấn đề.
Mụn ở má trái là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban. Với tình trạng này bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu hoặc cà phê, đồng thời bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột và bí đao,…
Mụn ở má phải cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn. Ngoài ra vi khuẩn và bụi bẩn cũng là một trong nguyên nhân hình thành nên mụn ở vị trí này. Để hạn chế mụn mọc ở má phải bạn nên Sử dụng một số thực phẩm như cà chua, táo và tỏi, hạn chế ăn vào đồ ngọt như kẹo, bánh, trà sữa,… nên tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu với không khí trong lành để làm sạch phổi.
Mụn ở cằm
Mụn mọc ở cằm thường là mụn bọc mủ gây đau nhiều và mụn trứng cá, đôi khi có thể là mụn đầu đen. Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề hoặc báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh đó, thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ hoặc đeo khẩu trang nhiều cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm.
Để khắc phục tình trạng mụn mọc nhiều ở cằm: Nên uống nhiều nước từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận. Đồng thời ăn nhiều thực phẩm làm mát cơ thể, giúp thải bỏ độc tố tốt như bí đao, mướp đắng, rau dền,… hãy bỏ thói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn những nốt mụn ở cằm.
Mụn ở quanh miệng
Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Một chế độ ăn thiếu lành mạnh với nhiều thực phẩm cay, nóng và chế biến nhiều lần với dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ruột và gan. Tiêu hóa kém sẽ khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn quanh vùng miệng.
Để hạn chế mụn ở khu vực này: Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế đồ ăn nhanh, sử dụng các thực ẩm tươi sống; hạn chế sử dụng muối và đường làm nguyên liệu chính, thay bằng các món hấp hoặc luộc; bổ sung vitamin và chất xơ có trong các loại rau củ quả; ăn vừa đủ, hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để cơ thể có thời gian hấp thu và tiêu hóa.
Mụn ở mũi
Mũi là khu vực dễ gặp phải những đốm đen li ti, mụn cám và cả những ổ mụn nhọt sưng đỏ nhất gây nhiều đau đớn. Vị trí mọc mụn này liên quan đến các vấn đề về tim và phổi tuy nhiên mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn. Đôi lúc cần để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình khi có những ổ mụn bị sưng tấy.
Để hạn chế mụn ở vị trí này cần ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, hạn chế đồ ăn cay nóng và lên men. Đồng thời bổ sung các loại cá béo cùng các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega – 3.
Mụn có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, vì đây là vùng da không có bất kì sự bảo vệ nào. Ngoài các nguyên nhân bên ngoài như môi trường, bụi bẩn khiến nang lông bị tổn thương thì vị trí mọc mụn cũng ngầm cảnh báo bạn về các vấn đề bên trong cơ thể như tim, gan, phổi, hệ tiêu hóa hay các vấn đề nội tiết tố.
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác của BlogAnChoi tại đây:
- Lưu ngay 5 cách điều trị mụn tại nhà hiệu quả và đơn giản bằng thiên nhiên
- Nguyên nhân gây mụn và cách chăm sóc da mụn hiệu quả nhất
- Sự thật thú vị: Mụn trứng cá trên 8 vị trí cơ thể khác nhau tiết lộ điều gì về thói quen của bạn?
Hãy thường xuyên theo dõi, lắng nghe phản ứng của cơ thể và có những chẩn đoán chuyên sâu về sức khỏe nhé.